Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại các trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại các trƣờng

+Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đây là yếu tố ảnh hƣởng quyết định tới hoạt động quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu (bao gồm các trƣờng cao đẳng). Cơ chế quản lý tài chính đối với với đơn vị sự nghiệp có thu là một phần của chính sách tài chính quốc gia, nó là căn cứ để các trƣờng xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính Nhà nƣớc tạo mọi điều kiện để phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của các trƣờng, là động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của mỗi đơn vị.

+Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước

Gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu (bao gồm cả trƣờng công lập). Các văn bản pháp luật quy định các điều kiện, chuẩn mực pháp lý cho các hoạt động tài chính tại trƣờng. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc thực hiện theo hƣớng tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị thì đó sẽ là động lực nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý của mỗi đơn vị.

+Hình thức sở hữu và quy mô của trường

Thông qua cơ chế quản lý tài chính đối với các trƣờng cao đẳng công lập, các trƣờng sẽ tuân theo các quy định khác nhau. Trên cơ sở đó, tùy theo quy mô của mỗi trƣờng sẽ điều chỉnh quan hệ tài chính khác nhau. Ví dụ nhƣ việc xác định hình thức huy động nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo hay việc phân phối chênh lệch

thu chi hàng năm của trƣờng nhƣ thế nào? Với các trƣờng có quy mô lớn họ dễ dàng trong việc đầu tƣ nâng cấp và sử dụng các thiết bị một cách tiết kiệm, nâng cao trình độ giáo viên, cải cách tiền lƣơng, có điều kiện sử dụng nguồn nhân lực hiếm hoi ở trình độ cao, kỹ năng giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên, với quy mô lớn, bộ máy cồng kềnh nên việc thay đổi cơ chế kém linh hoạt và tốn lém. Ngƣợc lại, với quy mô nhỏ, các trƣờng cao đẳng sẽ dễ dàng thích ứng với thay đổi về chính sách hoặc nhu cầu của thị trƣờng lao động nhƣng lại khó có thể trang bị những thiết bị dạy học hiện đại, nâng cao trình độ của giảng viên… do đó khó khăn trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

+Nguồn tài chính và quy mô nguồn tài chính

Hiện nay, các trƣờng cao đẳng phụ thuộc vào nguồn tài chính từ NSNN cấp, đây là nguồn tài chính quan trọng nhƣng còn bị giới hạn, phụ thuộc vào sự chỉ định của chỉ tiêu đào tạo và quy mô cơ sở vật chất của nhà trƣờng. Do đó, việc huy động nguồn tài chính và đa dạng hóa nguồn tài chính cho đào tạo là rất phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý tài chính ở các trƣờng phải linh hoạt, nắm bắt đƣợc nhu cầu về đào tạo để tạo đƣợc nguồn tài chính ngoài NSNN, liên doanh, liên kết đào tạo với các trƣờng đại học trong nƣớc để đào tạo liên thông tạo thêm nguồn thu nhập cho Nhà trƣờng.

+Năng lực quản lý tài chính nội tại

Cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẽ đƣa ra đƣợc những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt kết quả cao. Ngƣợc lại, nếu cán bộ quản lý yếu kém, không dám chịu trách nhiệm thì cơ chế quản lý tài chính sẽ trì trệ, lạc hậu, kém hiệu quả.

Cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính, kế toán nếu có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm công tác sẽ đƣa công tác quản lý tài chính kế toán đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính của Nhà nƣớc góp phần vào nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính. Nếu trƣờng không có cán bộ quản lý tài chính chuyên nghiệp và thành thạo thì nguy cơ thất thoát, sai chế độ, chính sách và chậm trễ là rất lớn.

+Thị trường đào tạo của trường các trường

Đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính của nhà trƣờng. Ngày nay, thị trƣờng đào tạo của trƣờng cao đẳng nói chung và cao đẳng nghệ thuật nói riêng ngày càng khan hiếm do số lƣợng các trƣờng đại học ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, hệ thống giáo dục đại học ở trong và ngoài nƣớc đều mở rộng quy mô để tiếp nhận nhiều số lƣợng sinh viên học đại học. Do vậy, các trƣờng cao đẳng phải có hƣớng đi riêng cho mình, bằng nhiều giải pháp đổi mới cả về tổ chức và quản lý công tác tài chính, đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng đào tạo cho sinh viên. Đào tạo có địa chỉ, đào tạo theo đơn đạt hàng có nhƣ vậy thì chất lƣợng đào tạo mới tăng lên, sinh viên học ra trƣờng có công việc ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)