Thực trạng về công tác quản lý tài chính tại trƣờng cao đẳng văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng về công tác quản lý tài chính tại trƣờng cao đẳng văn hoá

thuật Việt Bắc

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính qui định quyển tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Trƣờng CĐVHNT Việt Bắc đã thực hiện xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ hợp lý, chi trả thu nhập tăng thêm , trích lập và sử dụng quĩ theo qui định, đạt mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao tăng thu nhập cho ngƣời lao động và phát triển nhà trƣờng .Cụ thể trong các hoạt động sau:

Về thực hiện nhiệm vụ nhà trƣờng đã thể chế hóa tất cả các hoạt động dƣới văn bản qui định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn, quan hệ lề lối làm việc trong nhà trƣờng.

Về tổ chức bộ máy nhà trƣờng đƣợc chủ động trong việc thành lập, sát nhập hay giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc nhà trƣờng.

Về tài chính nhà trƣờng đã tổ chức liên danh, liên kết với các tổ chức để thực hiện liên kết đào tạo, tổ chức hoạt động dịch vụ tìm kiềm nguồn thu, mở rộng và

nâng cao hoạt động sự nghiệp. Hiệu trƣởng nhà trƣờng đã đƣợc quyền quyết định mức chi quản lý và chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan có thẩm quyền quyết định, đƣợc quyết định khoán chi phí cho các bộ phận trực thuộc. Đặc biệt, phần kinh phí tiết kiệm đƣợc hàng năm đƣợc tự chủ chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ giảng viên và trích lập các quĩ theo qui định.

Trƣờng Cao đẳng văn nghệ thuật Việt Bắc bắt đầu đƣợc Bộ văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) giao quyền tự chủ về tài chính từ năm 2007 đến nay, đƣợc xác định là loại hình đơn vị sự nghiệp tƣ đảm bảo một phần chi phí, thời kỳ ổn định là 3 năm.

Từ các nguồn thu, chi tiêu tài chính gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của trƣờng, nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, sử dụng có hiệu quản nguồn kinh phí, tiết kiệm, tạo điều kiện tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Đồng thời, đảm bảo dân chủ công khai, dựa trên hiệu quả lao động của cán bộ giảng viên để chi trả tiền lƣơng thu nhập tăng thêm nhằm khích lệ ngƣời lao động. Nhà trƣờng đã xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ và có chỉnh sửa hàng năm cho phù hợp từng thời kỳ dể làm căn cứ chi cho các hoạt động thƣờng xuyên.

Qua nhiều năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhà trƣờng đã đạt đƣợc hiệu quả cao hơn so với thời kỳ chƣa thực hiện cơ chế này, tuy nhiên do mới thực hiện nên còn gặp phải những khó khăn và cần phải khai thác phát huy những thế mạnh của mình trong thời gian tới. Để thấy đƣợc điều đó cần phải xem xét thực trạng tình hình tài chính của nhà trƣờng trong thời gian qua, trên cơ sở đó đánh giá đúng và có biện pháp cho thời gian tới.

3.2.1. Công tác tổ chức quản lý tài chính tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

3.2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Trƣờng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc áp dụng mô hình bộ máy kết toán tập trung, chính sách thu, chi tài chính thống nhất: thu- chi qua một đầu mối do Phòng Tài vụ đảm nhiệm. Phòng tài vụ có trách nhiệm tham mƣu cho Nhà trƣờng trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.

Phòng tài vụ lập kế hoạch, quản lý và báo cáo quyết toán ngân sách của trƣờng theo đúng quy định của Nhà nƣớc và các quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ.

Các đơn vị có chủ quyền chủ động trong việc chi các khoản trƣờng giao chi các đơn vị sử dụng và phải tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện việc tạm ứng, thanh - quyết toán tại Phòng kế tài vụ , đồng thời phải tổ chức công khai tài chính tại đơn vị mình.

Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải đƣợc thực hiện thống nhất theo quy định về chứng từ thu chi ngân sách, mục lục ngân sách Nhà nƣớc, hệ thống tài khoản, số sách, biểu mẫu báo cáo và đối tƣợng sử dụng ngân sách.

Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý việc chấp hành các chế độ thu chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản đƣợc thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị

* Nhiệm vụ chính của phòng được tổ chức, phân công theo công việc như sau:

- Kế toán thống kê, kế toán: thực hiện kế hoạch, dự toán, tổng hợp, tổng hợp dự toán kinh phí, báo cáo quyết toán, cấp phát kinh phí, xây dựng cơ chế, công tác hành chính. Kiểm tra xây dựng chế độ: theo dõi công tác xây dựng chế độ chính sách tài chính, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện quản lý tài chính.

-Tài chính xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch, tổng hợp, cấp phát đầu tƣ xây dựng cơ bản và các nguồn vốn khác có tính chất xây dựng cơ bản, thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành trình lãnh đạo Trƣờng phê duyệt.

- Kế toán trƣởng quản lý phòng Tài chính - Kế toán trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về mọi hoạt động tài chính của bộ phận mình quản lý. Thực hiện và quyết toán các khoản thu, chi theo dự toán ngân sách, hạch toán kế toán trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức các văn bản của Nhà nƣớc và của trƣờng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc quy định.

- Lập báo cáo quyết toán năm, thuyết minh tình hình thực hiện thu, chi tài chính công khai trƣớc toàn trƣờng.

* Cơ sở pháp lý cho quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc

- Luật ngân sách Nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam.

- Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và nghị định128/2004/NĐ- CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nƣớc.

- Hệ thống mục lục ngân sách.

- Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quyết định số 3937/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho trƣờng Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc.

- Quyết định số 3759/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 03 tháng 09 năm 2008 về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trƣờng cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc.

- Quyết định số 38/QĐ-CĐNTVB ngày 05/03/2006 quy định về chế độ chi tiêu nội bộ của trƣờng Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc.

3.2.1.2. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán, sổ kế toán.

Trƣờng CĐVHNT Việt Bắc đã vận dụng hình thức hạch toán theo phƣơng pháp chứng từ ghi sổ. Việc ghi chép sổ kế toán tổng hợp đƣợc căn cứ trực tiếp từ chứng từ nghi sổ, ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

Đơn vị mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý , bảo quản lƣu trữ sổ kế toán theo đúng qui định .

3.2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ kế toán

Trƣờng CĐVHNT Việt Bắc đã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp và sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp theo quyết định số 19 /2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. Trong quá trình thực hiện đơn vị không sửa đổi mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc. Đối với chứng từ kế toán thuộc loại hƣớng dẫn thì ngoài nội dung theo mẫu đơn vị đã thay đổi bổ sung cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý.

3.2.2. Nội dung quản lý tài chính tài trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc

3.2.2.1. Quản lý thu

* Các khoản thu tại trƣờng Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Việt bắc - Kinh phí do ngân sách Nhà nƣớc cấp:

+ Kinh phí thực hiện chƣơng trình đào tạo theo kế hoạch của Bộ . + Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ

+ Kinh phí thực hiện chƣơng trình mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng của đơn vị đƣợc giao.

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao. - Thu từ hoạt động sự nghiệp:

+ Thu học phí + Thu ký túc xá

+ Thu từ phí tuyển sinh + Thu liên kết đào tạo

Đối với nguồn tài chính tại trƣờng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc bao gồm 2 nguồn: Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nƣớc cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Tình hình nguồn thu tại trƣờng Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc qua các năm có kết quả sau:

Bảng 3.2: Tổng nguồn thu tại trƣờng cao đẳng VHNT Việt Bắc Nguồn thu Năm 2012 Năm 2013 2014 Số tiền (Triệu đ) Cơ cấu % Số tiền (Triệu đ) Cơ cấu % Số tiền (Triệu đ) Cơ cấu % Thu từ NSNN cấp 11.450 84,8 12.214 86,1 13.389 89,2 Thu từ hoạt động sự nghiệp 2.058 15,2 1.985 13,9 1.605 10,8 Tổng thu 13.508 100 14.199 100 14.994 100

(Nguồn báo cáo tài chính của trường)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng số nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trong thấp và ngày càng giảm đi . Nếu trong năm 2012 nguồn thu sự nghiệp đạt tỷ trọng trên 15,2 thì đến 2014 tỷ trọng chỉ còn là 10,8 % .Điều này là do rất nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân lớn nhất là do số sinh viên, học sinh của nhà Trƣờng qua các năm đang có xu hƣớng giảm đi.

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đối với trƣờng có ý nghĩa quan trọng ảnh hƣởng lớn đến công tác chi tại đơn vị, đặc biệt là khoản chi cho con ngƣời nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong trƣờng. Nguồn thu ngày càng giảm sút tỷ lệ thuận thu nhập tăng thêm cho cán bộ cũng giảm.

Các nguồn thu sự nghiệp qua các năm của trƣờng đƣợc thể hiện sau bảng sau:

Bảng 3.3: Nguồn thu SN tại trƣờng Cao đẳng VHNT Việt Bắc Nguồn thu Năm 2012 Năm 2013 2014 Số tiền (triệu đ) Cơ cấu % Số tiền (triệu đ) Cơ cấu % Số tiền (triệu đ) Cơ cấu % 1. Thu học phí 1.050 51 965 48,6 775 48,2 2. Thu tiền KTX 350 17 315 15,8 280 17,4 3. Thu liên kết đào tạo 550 26,7 436 21,9 225 14,2 4. Thu khác 108 5,3 269 13,7 325 20,2 Tổng thu 2.058 100 1.985 100 1.605 100

Dựa vào bảng số liệu 3.4 trên thấy đƣợc nguồn thu sự nghiệp tại trƣờng chủ yếu dựa vào nguồn thu từ học phí chiếm khoảng trên, dƣới 50% tổng nguồn thu sự nghiệp của trƣờng.

Năm 2012: Tổng nguồn thu của toàn trƣờng là 2.058 triệu đồng, trong đó: nguồn thu lớn nhất là từ học phí đạt 1.050 triệu đồng chiếm 51%; tiếp đến là nguồn thu từ đào tạo liên kết đạt 550 triệu đồng chiếm 26,7% tổng nguồn thu sự nghiệp. Điều này có đƣợc là do năm 2012 nhà trƣờng đã có đƣợc một lƣợng lớn học sinh, sinh viên tƣơng đối vào trƣờng. Cụ thể, năm 2012 trƣờng có khoảng 150 học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp, trên 700 sinh viên hệ cao đẳng chính quy và trên 250 sinh viên học hệ vừa học vừa làm. Chính vì vậy làm cho nguồn thu sự nghiệp đạt tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với các khoản thu sự nghiệp khác tại trƣờng.

Năm 2013 Nguồn thu sự nghiệp đã giảm đi so với năm 2012.chỉ còn 965 triệu đồng chiếm tỷ trọng dƣới 50% điều nay là do học sinh sinh viên dự thi vào trƣờng giảm, do nhu cầu của ngƣời học thấp, đào tạo bậc vừa học vừa làm cũng giảm đáng kể kéo theo nguồn thu ký túc cũng giảm đáng kể. Cụ thể, năm 2013 nhà trƣờng chỉ có khoảng 117 học sinh bậc trung cấp và 380 sinh viên bậc cao đẳng.Tổng số học sinh sinh viên giảm 353 học sinh, gần một nửa so với năm 2012.

Năm 2014 số lƣơng học sinh viên tiếp túc giảm xuống sinh viên vào trƣờng đã giảm đi một nửa so với năm 2012 kéo theo nguồn thu chính từ học phí cũng giảm đi tƣơng ứng .

Nhƣ vậy, mức thu từ học phí của trƣờng năm 2012-2014 ổn định. Để thu hút học sinh sinh viên vào trƣờng, nhà trƣờng đã quyết định không tăng học phí theo lộ trình mà vẫn duy trì ở mức thấp trong suốt 3năm liền. Cụ thể:

Bậc cao đẳng:

Ngành bảo tàng học, khoa học thƣ viện : 2.700.000 đ/năm/SV Ngành Việt Nam học, hội hoạ: 3.400.000 đ/năm/SV Ngành Thanh nhạc, Quản lý văn hoá: 3.900.000đ/năm /SV Bậc trung cấp chuyên nghiệp: 1.800.000đ/năm /HS

Song cũng chƣa thu hút đƣợc ngƣời học,với mức học phí không cao, số lƣợng học sinh giảm kéo theo nguồn thu của đơn vị giảm. Cụ thể năm 2014 giảm so

với năm 2013 là 380 triệu đồng tƣơng ứng với 19,1%, giảm so với năm 2012 là 453 triệu đồng tƣơng ứng với mức 22,1%. Điều khiến công tác quản lý tài chính của trƣờng cũng gặp nhiều khó khăn.

Để đảm bảo đảm đƣợc nguồn thu nhà trƣờng tục mở các lớp đào tạo liên kết với các sở văn hoá thông tin các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Giang... cũng nhƣ các trƣờng Đại học văn hoá Hà Nội, Đại học sƣ phạm nghệ thuật trung ƣơng, Đại học mỹ thuật Việt Nam... để tìm kiếm nguồn thu từ công tác đào tạo liên kết, xây dựng các chƣơng trình bồi dƣỡng ngắn hạn nhằm thu hút ngƣời học, nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo điều kiện học sinh, sinh viên làm việc, liên thông liên kết, rút bớt thời gian học,… Xây dựng thêm các chƣơng trình biểu diễn đa dạng, phong phú.

* Nội dung quản lý thu của trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc

Tất cả các nguồn thu đều đƣợc trƣờng quản lý chặt chẽ theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của trƣờng đã ban hành.

- Lập dự toán thu: Trên cơ sở kế hoạch công tác, khả năng tuyển sinh, các khoản thu từ học phí, phí nội trú, liên kết đào tạo và tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trƣớc, phòng tài vụ tiến hành lập dự toán thu hàng năm. trình Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt các khoản thu từ học phí. Sau đó tổng hợp, cân đối nguồn tài chính, lập dự toán thu của Trƣờng để Hiệu trƣởng phê duyệt

Thời điểm lập dự toán thu năm: tháng 7 hàng năm. Lập dự toán chi quý: Ngày 20 của tháng cuối quý.

Điều chỉnh dự toán: tháng 10 hàng năm. Việc thực hiện điều chỉnh dự toán tại đơn vị đƣợc thực hiện khi: Các khoản thu phần lớn của trƣờng đều tập hợp từ nguồn đóng học phí của học sinh, sinh viên và nguồn kinh phí cấp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nên hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đƣợc giao trong năm học tới thì phòng Tài chính lập dự toán thu cho năm sau.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức, cán bộ công nhân viên trƣờng luôn phấn đấu để trở thành một trong những đơn vị nòng cốt trong lĩnh vực đào tạo nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)