Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán

* Cơ sở đề ra giải pháp

Tăng cƣờng quản lý tài chính không thể tách rời hoạt động của công tác tổ chức kế toán. Đội ngũ cán bộ kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của bộ máy kế toán tài chính nói riêng và công tác quản lý nói chung. Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ kế toán tài chính sẽ quyết định chất lƣợng, hiệu quả công tác hạch toán kế toán và công tác quản lý tài chính.

* Định hướng đề ra giải pháp

Xây dựng chế độ định kỳ báo cáo, cung cấp những thông tin đã thu nhận và xử lý của đơn vị cho lãnh đạo, cơ quan quản lý các cấp. Thu nhận và xử lý cung cấp thông tin phái đáp ứng yêu cầu và chuẩn mực kế toán, nghĩa là công tác ghi chép, hạch toán, phản ánh hoạt động tài chính phải chính xác, kịp thời.

* Nội dung của giải pháp

Để công tác hạch toán kế toán của nhà trƣờng đạt hiệu quả hơn nữa,cần hoàn thiện các nội dung sau:

Thứ nhất: Tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, khoa học quản

lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán. Thƣờng xuyên kiểm tra sát sao năng lực cập nhật chế độ tài chính mới của đội ngũ nhân viên làm chuyên môn.

Thứ hai: Việc ứng dụng CNTT trong công tác kế toán cần đƣợc thực hiện đồng bộ ở các phần hành kế toán thì mới đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả của các ứng dụng. Cần có kế hoạch bảo trì máy tính diệt vi rút, kế hoạch định kỳ sao chép dữ liệu ra đĩa mềm để cất giữ… Tận dụng các tiện ích của công nghệ ngân hàng hiện đại.

Thứ ba: Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Hiệu quả của công tác kế toán trong bất cứ ñơn vị nào cũng phụ thuộc vào tổ chức bộ máy kế toán. Từ những hạn chế của khâu bố trí nhân viên kế toán cùng với sự gia tăng về nhu cầu và quy mô công tác ñào tạo, nhà trƣờng cần phải tăng số lƣợng nhân viên kế toán và tiến hành phân công lại công việc cho hợp lý. Nhà trƣờng cần tổ chức tuyển chọn nhân viên kế toán thông qua thi tuyển để tuyển dụng cán bộ đảm bảo năng lực và trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, Nhà trƣờng cần có kế hoạch ñầu tƣ thích đáng để cán bộ kế toán nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Khuyến khích cán bộ kế toán học tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực tiến ngày càng cao.

* Kết quả cần đạt được

Hoàn thiện tổ chức kế toán theo hƣớng tinh gọn, hiện đại, khai thác hiệu quả kế toán hệ thống mạng Internet có sẵn để phục vụ cho công tác quản lý. Phát huy hết các ứng dụng trong phần mềm trong quản lý tài chính nhƣ: chƣơng trình kế toán máy, chƣơng trình quản lý tài sản công, chƣơng trình lƣơng.

4.2.4. Hoàn thiện phương thức kiểm tra nội bộ, kiểm soát tài chính

* Cơ sở đề ra giải pháp

Trong công tác quản lý tài chính phƣơng thức kiểm tra, kiểm soát tài chính là một phần quan trọng không thể thiếu đƣợc, nhờ có kiểm tra, kiểm soát tài chính mới phát hiện ra các sai sót trong khi thực hiện công tác quản lý tài chính.

Kiểm toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính và ngày cành trở nen quan trọng và cần thiết. Kiểm toán luôn đi kèm, tiếp nối với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin thì kiểm toán chính là sự xác nhận tính chuẩn xác của thông tin.

* Định hướng đề ra giải pháp

Khắc phục đƣợc các sai sót trong quá trình hạch toán, kế toán, hoàn thiện các quá trình quản lý, tổ chức thông tin, phục vụ có hiệu quả cho các đối tƣợng xử lý thông tin kế toán.

* Nội dung của giải pháp

Trong giai đoạn hiện nay, Trƣờng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc cần hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ, kiểm toán nội bộ nhƣ sau:

Thứ nhất: Phổ biến nguyên tắc quản lý tài chính, quy trình chế độ thanh quyết toán, qui chế chi tiêu nội bộ đến toàn bộ cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng nhằm tăng cƣờng giám sát nội bộ, công khai minh bạch tài chính trong nội bộ nhà trƣờng.

Thứ hai: Thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, nên có cán bộ chuyên trách

làm công tác thanh tra nội bộ vì hiện nay cán bộ đang thực hiện công tác thanh tra pháp chế của nhà trƣờng đang thực hiện kiêm nhiệm nhiều công tác khác.

Thứ ba: Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán

bộ làm công tác thanh tra, kiềm toán nội bộ về trình độ chuyên môn về nghiệp vụ quản lý kinh tế, nghiệp vụ tài chính kế toán và các chính sách chế độ hiện hành, công nghệ thông tin để nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách của nhà nƣớc.

* Kết quả cần đạt được

Công tác kiểm tra, kiểm toán đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục nhƣ vậy công tác hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và quản lý tài chính của trƣờng sẽ có

độ chính xác, tin cậy cao, giúp công tác quản lý điều hành trong nhà trƣờng đạt hiệu quả cao.

4.2.5. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

* Cơ sở đề ra giải pháp

Quy chế chi tiêu nội bộ là công cụ quan trọng trong công tác quản lý tài chính, là căn cứ để quản lý, thanh toán.Tạo điều kiện chủ động trong việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính đƣợc giao hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.. Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí tại . Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, nhân viên thuộc trƣờng Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc. Đảm bảo tài sản công đƣợc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.4. Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của pháp luật.

* Định hướng đề ra giải pháp

Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức, nhân viên.

Quy định định mức chi tiêu cụ thể cho từng hoạt động, tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho cán bộ quản lý công tác tài chính.

* Nội dung giải pháp

Thứ nhất, Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của Trƣờng cần xây dựng định

mức cụ thể cho một số lĩnh vực nhƣ công tác nghiên cứu khoa học đặc thù nhƣ sƣu tầm đàn hát then, hát dân ca truyền thống, viết giáo trình múa dân tộc Cao Lan, Múa Lô Lô… định mức giờ nghiên cứu khoa học, hội đồng tuyển sinh, hội động tốt nghiệp bảng lƣơng cụ thể làm mất công bằng trong nhiều vấn đề nhất là vấn đề thu nhập giữa các phòng, khoa trong nội bộ nhà trƣờng.

Đối với các khoản thu từ giảng dạy, phục vụ kỳ thi không thƣờng xuyên, cần xây dựng định mức chung cho toàn thể các kỳ. Không thức hiện lập dự toán xây dựng mức chi cho mỗi lớp.

Thứ hai: Tiếp tục hực hiện xây dựng quy chế khoán thu, khoán chi cho các phòng, khoa theo hƣớng tạo điều kiện cho các phòng, khoa hoạt động tăng nguồn thu, tiết kiệm chi.

* Kết quả cần đạt được

Hoàn thiện đƣợc quy chế chi tiêu nội bộ theo hƣớng tích cực, tạo đƣợc quyền chủ động trong công việc quản lý và chi tiêu tài chính cho cán bộ quản lý tài chính và chủ động cho cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Sử dụng nguồn thu có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ đƣợc ngƣời có tài, có tâm, có tầm trong đơn vị.

Trên đây là một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở trƣờng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc để đáp ứng nhu cầu đổi mới về giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, đƣợc thực hiện thì hiệu quả tài chính đối với công tác giáo dục đào tạo của nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của nhà trƣờng nói riêng và hệ thống các trƣờng nghệ thuật nói chung.

4.3. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp

4.3.1. Đối với nhà nước

Thứ nhất, nhà nƣớc cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả cải cách tài chính công. Thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá, nhà nƣớc có cơ sở để xác định định

Thứ hai, nhà nƣớc cần quan tâm đến lĩnh vực lao động nghệ thuật hơn nữa vì thực tế lao động nghệ thuật còn khó khăn bất cập không thu hút ngƣời học nghệ thuật. Những băn khoăn trong công tác đào tạo, các nghệ sĩ của các nhà hát, những ngƣời thầy sẽ trực tiếp giảng dạy cho học sinh, đều cho rằng, sự khó khăn trong công tác tuyển sinh đầu vào của các ngành nghệ thuật có nguyên nhân từ những khó khăn của hoạt động nghệ thuật hiện nay, đặc biệt đối với nghệ thuật truyền thống. Đồng lƣơng và các chế độ đãi ngộ nghệ sĩ, cách tính ngạch bậc diễn viên, nhạc công nghệ thuật dân tộc còn bất hợp lý. Theo các nghệ sĩ, việc đào tạo ra một nghệ sĩ, diễn viên rất công phu không giống nhƣ một công chức, viên chức bình thƣờng, từ việc đào tạo

kèm cặp, đào tạo tại chỗ cho tới những chuyên ngành phải lấy từ độ tuổi rất nhỏ nhƣ múa, tuồng... Lao động sáng tạo nghệ thuật nói chung là một dạng lao động đặc biệt và có tính chất phức tạp, đã vậy thời gian hoạt động biểu diễn của nghệ thuật lại rất ngắn, bình quân từ 15 đến 20 năm, đến độ tuổi trung niên khả năng biểu diễn sẽ suy giảm. Bảng lƣơng của ngạch diễn viên đã có nhiều bất cập. Thang, bậc lƣơng của ngạch diễn viên bậc khởi điểm không tƣơng ứng với tiêu chuẩn chức danh, diễn viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp đều xếp cùng bảng lƣơng viên chức loại B (diễn viên hạng III). Hiện nay lƣơng khởi điểm đối với diễn viên trình độ đào tạo bậc đại học vào bậc 2, hệ số 2,06. Hệ số lƣơng này khiến nhiều diễn viên trẻ khó trụ nổi với nghề khi thu nhập chƣa bảo đảm trang trải cuộc sống tối thiểu. Quyết định 180 của Thủ tƣớng Chính phủ về chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề và bồi dƣỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật đƣợc ban hành từ ngày 9-8-2006 tính đến nay đã bộc lộ quá nhiều hạn chế, xuất phát từ sự biến động của hệ số lƣơng cơ bản. Hệ số lƣơng cơ bản năm 2006 là 350.000 đồng, cho tới năm 2013 là 1.150.000 đồng. Biến động hệ số lƣơng nhƣ vậy, nhƣng chế độ bồi dƣỡng luyện tập biểu diễn vẫn dậm chân tại chỗ, với 3 mức bồi dƣỡng cho luyện tập từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/ngày, bồi dƣỡng biểu diễn có 3 mức: 20.000 đồng đến 50.000 đồng/ngày.Điều tỷ lệ ngƣời đăng ký dự tuyển vào các trƣờng nghệ thuật thấy rõ ràng quá là chênh lệch so với các khối đào tạo khác, bởi cơ chế, chính sách đặc thù cho nghệ sĩ, diễn viên trong nghệ thuật biểu diễn đang có những bất cập. Có thực mới vực đƣợc đạo, muốn đầu vào có chất lƣợng, có đông thí sinh đăng ký vào ngành nghệ thuật, muốn có những nghệ sĩ tâm huyết, cống hiến hết mình với nghề, thì Nhà nƣớc cần có cơ chế đãi ngộ thích đáng cho tài năng nghệ thuật. Đƣợc biết, Bộ VHTTDL đang hoàn thiện đề án xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với nghệ sĩ, diễn viên, Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Mong rằng các bộ, ngành có liên quan sớm hoàn thiện các điều khoản, tiêu chí để ngành nghệ thuật biểu diễn có một cơ chế chính sách đặc thù phù hợp, giúp cho ngƣời nghệ sĩ, diễn viên an tâm với nghề, sáng tạo ra những tác phẩm có chất lƣợng. Nhằm thu hút ngƣời học, tăng nguồn thu cho nhà trƣờng từ đó nâng cao thu nhập cho cán bộ giảng viên.

4.3.2. Đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Ngành văn hóa cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách ƣu đãi cho các trƣờng văn hóa nghệ thuật để thu hút học sinh - sinh viên có năng khiếu theo học, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Tổ chức học tập nâng cao năng lực quản lý tài chính cho lãnh đạo các trƣờng trực thuộc Bộ.

- Cho phép Trƣờng xây dựng lại cơ cấu đào tạo mở rộng từ một chuyên ngành sang đào tạo thêm một số chuyên ngành mới nhƣ: Thiết kế đồ hoạ, quản tri du lịch…

- Nâng mức đầu tƣ kinh phí cho Trƣờng với mức đầu tƣ cao hơn để đáp ứng đƣợc tính đặc thù riêng là trƣờng trong lĩnh vức văn hoá nghệ thuật và thực hiện mục tiêu nâng cấp thành trƣờng Đại học giai đoạn 2014 - 2020.

Trên đây là những giải pháp mang tính kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Trƣờng cao đẳng văn hoá nghệ thuật Việt Bắc nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới về giáo dục đào tạo hiện nay. Nếu đƣợc thực hiện thì hiệu quả tài chính đối với công tác giáo dục, đào tạo của Trƣờng sẽ đƣợc nâng cao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Trƣờng cao đẳng văn hoá nghệ thuật Việt Bắc nói riêng và khối trƣờng đào tạo trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật nói chung.

KẾT LUẬN

Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển. Thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tƣ và chính sách tiền lƣơng; ƣu tiên ngân sách nhà nƣớc dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tƣợng đặc thù.

Vai trò to lớn của con ngƣời - nguồn nhân lực trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc lịch sử khẳng định. Để tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc thì giáo dục, đào tạo có vai trò trung tâm. Giáo dục cao đẳng đại học có vai trò là khâu cơ bản phát triển nguồn nhân lực có trình độ và chất lƣợng cao - một trong những nền tảng và động lực quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Tăng cƣờng quản lý tài chính ở các trƣờng cao đẳng đại học theo hƣớng đa dạng hoá các nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả trong giáo dục đại học vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để phát triển giáo dục đại học nƣớc ta. Đối với lĩnh vực đào tạo nhân lực ngành văn hoá nghệ trong điều kiện nền kinh tế - xã hội phát triển, càng đòi hỏi phải đạt tới những tiêu chuẩn cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đào tạo trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó không thể không kể đến các giải pháp tăng cƣờng quản lý tài chính của Trƣờng cao đẳng văn hoá nghệ thuật Việt Bắc với tƣ cách là đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhân lực trong ngành văn hoá hoá nghệ thuật. Trong những năm qua, quản lý tài chính tại Trƣờng đã đạt đƣợc một số thành công đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Trƣớc yêu cầu của công cuộc đổi mới và trong điều kiện ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)