Định hướng quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 85 - 88)

cổ phần Bắc Á– Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Định hướng chung BacABank:

- Về mô hình tổ chức: BacABank tiếp tục phát huy các thế mạnh của HĐQT hiện nay, nâng cao năng lực quản trị nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản trị và điều hành các hoạt động nghiệp vụ; tiếp tục vận hành và nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng tín dụng; sắp xếp bộ máy tổ chức từ trụ sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh để QLRR theo đúng mô hình thông lệ quốc tế, bố trí đủ nguồn nhân lực, đủ khả năng để thực hiện QLRR tốt nhất.

- Hoàn thiện thư viện dấu hiệu RRTN để phục vụ tốt cho việc phân tích, cảnh báo, có biện pháp phòng ngừa đối với RRTN.

định vai trò, chức năng và trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận trong tổng thể bộ máy cơ cấu tổ chức; đưa ra các yêu cầu về thực hành QLRR; phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống, nhất quán việc QLRRTN; quan trọng hơn là ứng dụng các công cụ quản lý như: kiểm tra hạ tầng, tự đánh giá và kiểm soát rủi ro, thu thập, phân tích dữ liệu sự kiện RRTN, dữ liệu tổn thất khác ngoài hệ thống, chỉ số rủi ro chính, phân tích kịch bản, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro và báo cáo, phân bổ vốn chịu rủi ro; từ đó có các phương án phòng tránh RRTN như: mua bảo hiểm, chuyển rủi ro.

- Sau khi xây dựng được khung QLRRTN, thực hiện các bước theo quy trình chuẩn của thông lệ quốc tế nhằm xác định RRTN trong chính sách, quy định, quy trình và cả văn hóa, thói quen làm việc của cán bộ trong nội bộ ngân hàng.

- Chủ động tiếp cận các Hiệp hội như RMA, ORX (Hiệp hội trao đổi dữ liệu RRTN)… nhằm nghiên cứu ứng dụng các dữ liệu và kinh nghiệm RRTN bên ngoài vào công tác QLRRTN tại ngân hàng mình. Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, tư vấn từ các ngân hàng đại lý, các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các NHTM lớn với nhiều năm kinh nghiệm QLRRTN như HSBC, Standard Chartered Bank…

- Tham gia Ngân hàng dữ liệu tổn thất của Hiệp hội Ngân hàng để có thông tin tổn thất của các ngân hàng tham gia hiệp hội, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả tại Ngân hàng mình.

- Lựa chọn nhà thầu tư vấn nâng cao năng lực QLRRTN, theo đó BacABank sẽ chuẩn bị nghiên cứu và ứng dụng các công cụ mới, nghiên cứu phương pháp tính vốn dự phòng cho RRTN, nghiên cứu và triển khai áp dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ QLRRTN.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, xây dựng chiến lược đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho đội ngũ toàn hệ thống.

- Để đạt được những mục tiêu định hướng như trên, đòi hỏi BacABank.HCM phải nâng cao hơn nữa năng lực quản trị của mình, trong đó có năng lực QLRRTN. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa những ưu điểm và khắc phục những vướng mắc, tồn tại để công tác QLRRTN được thực hiện một cách

thuận lợi, dễ dàng hơn, có hiệu quả tốt hơn là hết sức cần thiết đối với Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Định hướng về quản lý RRTN tại BacABank.HCM giai đoạn 2016 - 2025:

Định hướng về QLRRTN tại BacABank.HCM thực hiện theo chỉ đạo của BacABank, để có thể hoàn thiện bộ máy QLRRTN của mình, BacABank.HCM đã định hướng công tác QLRRTN trong thời gian tới như sau:

- Phòng QLRR thực hiện theo đúng quy định của BacABank đã hướng dẫn, đào tạo và củng cố năng lực nghiệp vụ của cán bộ nhân viên Phòng QLRR để từng bước hoàn thiện công tác QLRRTN.

- Ban hành, phổ biến và cập nhật liên tục các chính sách, quy định và quy trình QLRRTN đến từng bộ phận, phòng ban để cán bộ nhân viên có thể nắm bắt kịp thời, nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình tác nghiệp có thể xảy đến cho ngân hàng.

- Thành lập hệ thống cảnh báo RRTN, đảm bảo kịp thời cung cấp các thông tin cho toàn chi nhánh để có thể giám sát và có biện pháp xử lý nhanh nhất.

- Không ngừng nâng cao trình độ và ý thức của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng để có thể nhanh chóng nhận diện và xử lý RRTN, giảm thiểu hậu quả của RRTN mang lại.

- Tăng cường vai trò hỗ trợ của CNTT để công tác QLRRTN đem lại hiệu quả cao nhất, tạo sự liên kết với Trụ sở chính để có thể cùng giám sát và hỗ trợ giải quyết những rủi ro mà chi nhánh gặp phải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)