tác nghiệp
Quản lý rủi ro nói chung và QLRRTN nói riêng không chỉ là việc của cấp lãnh đạo mà là của mọi cán bộ trong ngân hàng, cần có chính sách thi đua khen thưởng thực chất giữa các cá nhân, các phòng ban trong chi nhánh để tăng tính hiệu quả của công tác QLRRTN. Nguồn gốc của hành vi gian lận nội bộ xuất phát từ nhận định của CBNV về những nỗ lực trong công việc so với lợi ích, cơ hội mà họ nhận được. Từ nhận định tiêu cực, CBNV sẽ có thái độ, hành động sai lệch gây thiệt hại cho ngân hàng. Ngược lại, nếu CBNV hiểu được những đãi ngộ mà họ nhận
được xứng đáng với cố gắng mà họ thực hiện và sự thành công của tổ chức đi đôi với kết quả trong công việc của họ thì chắc hẳn thái độ làm việc của mỗi CBNV sẽ luôn nghiêm túc, tuân thủ và hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm cao.
- Để giúp cho bộ phận QLRRTN có thể kiểm soát rủi ro kịp thời, hạn chế đến mức tối thiểu việc lặp lại rủi ro, sai sót trong hệ thống, quy trình nên rút ngắn thời gian lập và phân tích các báo cáo tại các bộ phận, phòng ban của chi nhánh từ hàng tháng sang hàng ngày hoặc hàng tuần, có như vậy thì thông tin về các sự kiện rủi ro tác nghiệp mới được cập nhật kịp thời. Cụ thể, hàng ngày, tại từng bộ phận nghiệp vụ trong từng phòng ban ở chi nhánh phải thống kê, ghi chép những lỗi, sai sót của mình trong quá trình tác nghiệp (kể cả những lỗi nhỏ nhất) và hàng tuần làm báo cáo tổng hợp gửi về trưởng phòng, trưởng bộ phận quản lý trực tiếp. Trưởng phòng/bộ phận theo dõi, nhắc nhở các cán bộ mình phụ trách về những lỗi, sai sót có thể gây tổn thất lớn, hoặc thường xuyên xảy ra để cán bộ lưu tâm, tránh lặp lại sai sót đó , đồng thời cuối tháng tổng hợp và lập báo cáo gửi về phòng QLRR. Phòng QLRR chi nhánh tổng hợp số liệu, báo cáo tháng (kèm theo ý kiến, vướng mắc và đề xuất của chi nhánh) gửi Ban Giám đốc chi nhánh đồng thời gửi về Khối QLRR BacABank. Trong cuộc họp hàng tháng tại chi nhánh cần phổ biến và rút kinh nghiệm những sự kiện rủi ro quan trọng, thường xuyên lặp lại đến từng phòng ban/bộ phận. Khi nhận được các thông báo RRTN do Khối QLRR BacABank tổng hợp, phân tích, đánh giá và chỉ đạo thực hiện, người đứng đầu chi nhánh phổ biến rộng rãi đến từng cán bộ nghiệp vụ ở từng phòng ban/ bộ phận để cán bộ biết về chỉ đạo của Ban Lãnh đạo BacABank đồng thời lưu ý, rút kinh nghiệm các vướng mắc, sai sót.
Như vậy, với chu trình báo cáo rủi ro tác nghiệp như trên thì các rủi ro phát sinh sẽ được cán bộ cập nhật, rút kinh nghiệm kịp thời, tránh trường hợp báo cáo thiếu sót do để lâu, cán bộ có thể quên và bỏ sót, đồng thời những lỗi phát sinh cũng được phổ biến đến cán bộ để kịp thời rút kinh nghiệm, không để lặp lại sai sót cũ. Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể các sản phẩm , dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt lưu ý đến hiệu quả, sự phù hợp của sản phẩm với đối tượng sử
dụng, với từng vùng miền, địa phương, tôn giáo để có các biện pháp điều chỉnh, thay thế thích hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh và hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của BacABank.
QLRRTN phải được cân nhắc thực hiện riêng đối với từng rủi ro trong từng nghiệp vụ và phải quy định rõ nhiệm vụ cụ thể đối với việc QLRRTN cho từng nghiệp vụ rõ ràng, theo một chuẩn thống nhất tại chi nhánh.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ