Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 99 - 101)

QLRRTN tại BacABank.HCM nói riêng và hệ thống BacABank nói chung, ngoài mục tiêu QLRRTN trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, còn hướng tới việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế (mà trước hết là Basel II) vào trong hoạt động. Do đó, để QLRRTN có thể hoàn thiện hơn và sớm đạt được các tiêu

NHNN cần nghiên cứu và sớm ban hành quy định về khung QLRR trong đó có quy định về QLRRTN để các NHTM có cơ sở thực hiện trong đó có BacABank áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là quản lý rủi ro. Định hướng thực hiện hiệp ước Basel II trong chính sách phát triển hệ thống NHTM Việt Nam, trong đó nêu cụ thể và chi tiết về lộ trình áp dụng, các điều kiện áp dụng để các ngân hàng trong nước biết và sẵn sàng cho việc thực hiện.

Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở lựa chọn chuẩn mực và phương pháp đo lường tiên tiến để QTRRTN cho các NHTM trong nước áp dụng theo.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, trong đó, quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng như định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro nói chung và RRTN nói riêng.

NHNN cần nhanh chóng dự thảo và tiến hành áp dụng quy định trích lập dự phòng đối với RRTN theo phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản để hoàn tất quá trình quản lý đối với loại rủi ro này, đảm bảo có nguồn bù đắp khi xảy ra tổn thất RRTN.

Cần quan tâm hơn đến việc QLRRTN trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của công tác QLRRTN để các ngân hàng có thái độ đúng mực hơn đối với công tác này vì hiện nay chỉ có một số ít ngân hàng có triển khai công tác QLRRTN, trong khi rủi ro từ các hoạt động tác nghiệp là có thật, đã được các ngân hàng trên thế giới nhận biết, có biện pháp quản lý từ rất lâu.

Đưa tiêu chuẩn về hiệu quả QLRRTN vào một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của các ngân hàng bên cạnh các chỉ tiêu truyền thống đã sử dụng trước đây như: tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận, vốn tự có...đồng thời nghiên cứu áp dụng gắn liền giữa yếu tố chất lượng, hiệu quả của công tác QLRRTN khi NHNN Việt Nam xem xét cấp hạn mức, xác định giá (lãi suất) tái cấp vốn, tái chiết khấu khi các ngân hàng thương mại có nhu cầu vay tái cấp vốn, tái chiết khấu.

NHNN Việt Nam cần đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng đảm bảo giám sát, thanh tra công tác QLRRTN tại các ngân hàng về việc thực hiện các quy định của NHNN trong việc QLRRTN, trong việc cung cấp thông tin RRTN cho ngân hàng dữ liệu RRTN.

NHNN phải yêu cầu về tính minh bạch các báo cáo tài chính của NHTM, đây cũng chính là điều kiện để các NHTM tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật thị trường.

Thành lập trung tâm thông tin tác nghiệp, nhằm cập nhật, lưu trữ thông tin RRTN của các ngân hàng thươmg mại để giúp các ngân hàng tra cứu, sử dụng thông tin về RRTN, phục vụ tốt hơn cho yêu cầu QLRRTN. Thông tin ở Trung tâm này là toàn diện, đầy đủ, là kênh thông tin chính thức, đáng tin cậy, đồng thời có cảnh báo đối với các loại rủi ro mới xuất hiện ở Việt Nam, dần dần liên kết với các hiệp hội về RRTN như đã đề cập ở trên để nắm thông tin, đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng Việt Nam đối với các loại rủi ro mới xuất hiện ở khu vực, trên thế giới.

Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, tham gia hội thảo, học hỏi kinh nghiệm về QLRRTN của các hiệp hội quốc tế, các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới để phổ biến đến các ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)