Định kỳ xem xét lại các chiến lược và chính sách RRTN quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 88 - 90)

của Ngân hàng, nâng cao năng lực của Ban Giám đốc và Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Đây là nhiệm vụ của Ban Giám đốc. Các chiến lược phải phản ánh, bao quát được sự tương quan giữa mức độ chịu đựng rủi ro của BacABank so với mức lợi nhuận kỳ vọng phải đạt được trong trường hợp xảy ra các loại RRTN khác nhau.

Các chiến lược được triển khai thành các chính sách, thủ tục để nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát các RRTN. Những chính sách và thủ tục này phải bao hàm các rủi ro trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, nhân sự và đào tạo, kế toán giao dịch và kho quỹ, kiểm soát nội bộ, dịch vụ khách hàng,… Các chính sách và thủ tục được triển khai và thực hiện một cách đúng đắn và cho phép ngân hàng có khả năng:

 Nhận dạng và quản trị các vấn đề RRTN  Giám sát và kiểm soát RRTN

 Đánh giá các cơ hội kinh doanh mới một cách đúng đắn

Thực tế cho thấy, trong tình hình mới luôn biến động hiện nay, một số các chính sách, quy chế có sự sửa đổi bổ sung cập nhật mới, còn một số khác thì chậm sửa đổi bổ sung, dẫn đến khập khiễng, khó khăn trong hoạt động và giảm đi tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Do đó, tính kịp thời, linh hoạt là vấn đề quan trọng nhất trong việc xem xét các chính sách và chiến lược.

3.2.1.2 Nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng

Đối với sản phẩm, dịch vụ mới

Quy trình phát triển sản phẩm mới tại BacABank: Đề nghị phát triển sản phẩm  Xem xét đồng ý  Xây dựng sản phẩm  Phê duyệt  Triển khai sản phẩm  Xác nhận giá trị sử dụng.

Trong quy trình trên ngoài các nội dung cơ bản của phương án phát triển sản phẩm dịch vụ mới như: Sản phẩm dịch vụ dự định đáp ứng cho nhu cầu nào, phục vụ cho nhóm khách hàng nào, ở đâu, thời gian nào; sản phẩm dịch vụ dự kiến đem lại những tiện ích gì cho khách hàng; sản phẩm dịch vụ dự kiến có phù hợp với chiến lược phát triển và kinh doanh của BacABank không; sản phẩm dịch vụ dự kiến có tạo ra sự khác biệt và ưu thế riêng cho BacABank; sản phẩm dịch vụ dự kiến có đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu trong chính sách phát triển sản phẩm của BacABank: đơn giản, quản lý và kiểm soát tự động trên nền tảng công nghệ hiệu quả; yêu cầu đầu tư cho việc xây dựng và triển khai sản phẩm dịch vụ là gì; sản phẩm dịch vụ dự kiến có đem lại hiệu quả cho chi nhánh không (xét cả hiệu quả định lượng lẫn định tính),… thì phương án phát triển sản phẩm dịch vụ mới còn phải chỉ rõ cho được các yếu tố liên quan đến rủi ro như:

Rủi ro và phương án kiểm soát rủi ro cùng các yếu tố pháp lý. Kế hoạch triển khai, hỗ trợ, kiểm soát, đo lường và đánh giá.

Đối với sản phẩm, dịch vụ đang hoạt động

Hằng năm, phối hợp thực hiện đánh giá lại những sản phẩm dịch vụ đã đưa vào sử dụng, đánh giá giá trị sử dụng và hiệu quả trên các phương diện của sản phẩm và dịch vụ; đồng thời, báo cáo lên cáp trên để có quyết định xử lý kế tiếp.

3.2.2 Giải pháp về nhận dạng, phân tích, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát RRTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)