4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.2.2.1 Tình hình biến động nhân sự tại Khách sạn Grand Sài Gòn
Ngành Nhà hàng Khách sạn là ngành có nhiều điểm đặc thù, tính chất mùa vụ chi phối rõ rệt nguồn nhân lực .Nhân viên được chia làm hai loại là nhân viên chính thức và nhân viên thời vụ. Tính chất nghề nghiệp cũng có nhiều điểm khác biệt so với ngành khác. Thị trường lao động không đòi hỏi chuyên môn sâu, công việc đề cao các kỹ năng, bao gồm: giao tiếp, giải quyết xung đột, phục vụ khách hàng, đa kỹ năng, năng động, và hiểu chuẩn dịch vụ khách quốc tế mong đợi (theo Kamau và Waudo, 2012). Ngoài ra, do là ngành dịch vụ nên ngoại hình, tuổi tác trẻ trung cũng là những tiêu chí quan trọng để được xét tuyển.
Khách sạn Grand Sài Gòn cũng mang những điểm đặc thù trên. Nhân viên chính thức của công ty là khoảng 200 người, nhân viên thời vụ được tuyển và trả lương theo từng buổi. Trong khâu tuyển dụng thì ngoài bằng cấp chuyên môn thì các kỹ năng quan hệ giao tiếp với người khác, ngoại hình, tuổi tác và thái độ cũng được xem xét, đánh giá như là những yếu tố quan trọng.
Bảng 2.2: Tình hình biến động nhân sự
doanh nghiệp vào doanh nghiệp số nhân viên Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Năm 2013
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 0 0 03 1,4
221
Có trình độ chuyên môn kỹ thuật 19 8,6 10 4,5
Tổng số 19 8,6 13 5,9
Năm 2014
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 02 0,9 0 0
222 Có trình độ chuyên môn kỹ thuật 24 10,8 15 6,8
Tổng số 26 11,7 15 6,8
Năm 2015
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 01 0,5 02 0,9
218 Có trình độ chuyên môn kỹ thuật 36 16,5 31 14,2
Tổng số 37 17 33 15,1
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh)
Nhận xét
Mang nhiều điểm chung về đặc điểm nhân lực trong ngành nhưng nếu so sánh với các khách sạn liên doanh hay tư nhân thì nguồn nhân lực của khách sạn biến động ít hơn.Thay đổi nhân sự trong 3 năm qua là từ thuyên chuyển công tác và về hưu, đặc biệt là thuyên chuyển sang các doanh nghiệp khác trong cùng tổng công ty Saigontourist. Sự ổn định này một phần là do Khách sạn Grand là doanh nghiệp quốc doanh, áp dụng ký kết hợp đồng lao động vô thời hạn (hay vĩnh viễn) với những nhân viên đã làm việc được một thời gian đáng kể cùng khách sạn.
Thuận lợi hiện tại:
+ Nguồn lao động nhân viên thời vụ ổn định và có sẵn kỹ năng từ trường trung cấp nghề Sài Gòn Tourist.
Khó khăn hiện tại
+ Biến động nhân sự ở mức thấp có thể gây ảnh hưởng đến động cơ làm việc, sự sáng tạo, và năng động của nhân viên.
Tỉ lệ lao động theo giới tính của nguồn lao động
Bảng 2.3: Tỉ lệ lao động nữ trong Khách sạn Grand Sài Gòn
Loại lao động
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự kiến Tổng số Tỉ lệ nữ Tổng số Tỉ lệ nữ Tổng số Tỉ lệ nữ Tổng số 210 46,2% 211 46,4% 208 44,2% 288 Lao động quản lý 35 25,7% 35 25,7% 34 22,5% 42 Lao động chuyên môn ngiệp vụ 150 56,7% 150 56,7% 150 56,7% 198 Nhân viên hành lý, phục vụ 25 16% 26 15,4% 24 16,7% 48 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh) Nhận xét
+ Xét về tổng số lao động, Tỉ lệ lao động nữ trong khách sạn Grand Sài Gòn ít hơn tỉ lệ lao động nam và có xu giảm đi . Do Grand Hotel là doanh nghiệp quốc doanh nên nữ được ưu tiên không làm việc ca 3(là ca làm việc đêm), điều này tác động đến tỉ lệ giới tính trong nguồn lao động của Khách sạn.
+ Ở nhóm lao động quản lý, trong bốn người thì có một người là phụ nữ.
+ Ở nhóm lao động chuyên môn nghiệp vụ, lao động nữ chiếm hơn phân nửa, trong ba năm xem xét con số này ổn định ở 56,7% tổng lao động. Đây là nhóm lao động tuyến đầu, trực tiếp phục vụ khách hàng, cần những điểm được xem là điểm mạnh
của nữ giới như khả năng giao tiếp, khả năng tạo thiện cảm, xử lý tình huống, cũng như ngoại hình.
+ Ở nhóm nhân viên hành lý, phục vụ, nhóm nhân viên nữ chiếm tỉ lệ ít, chỉ dao động quanh 15% đến 16%. Đây là điều dễ hiểu vì những công việc này đòi hỏi nhiều thể lực vốn không phải là thế mạnh của giới nữ.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số 221 100 222 100 218 100
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 06 2,7 07 3,2 05 2,3
Công nhân kỹ thuật không có bằng nghề 10 4,5 10 4,5 09 4,1
Chứng chỉ/chứng nhận học nghề dưới 03
tháng 12 5,4 12 5,4 12 5,5
Sơ cấp nghề/có chứng chỉ học nghề ngắn 73 33 73 32,9 73 33,5
Bằng nghề dài hạn/Trung cấp nghề/Trung cấp
chuyên nghiệp 20 9,1 20 9 20 9,2
Cao đẳng/cao đẳng nghề 30 13,6 30 13,5 30 13,8
Đại học trở lên 70 31,7 70 31,5 69 31,6
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh)
Nhận xét:
+ Những nhóm lao động không có bằng cấp chuyên môn hay có chứng chỉ học nghề ngắn dưới 3 tháng chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng số lao động. Từng nhóm riêng chiếm tỉ lệ không quá 6% tổng lao động.
+ Nhóm có tỉ trọng cao nhất là nhóm “Sơ cấp nghề/ Có chứng chỉ nghề ngắn hạn” chiếm 33% tổng lao động trong năm 2013 và chỉ dao động tối đa 0,5% trong hai năm tiếp theo 2014 và 2015. Nhóm có tỉ trọng cao thứ nhì là nhóm trình độ “Đại học và trên đại học” chiếm 31,7% tổng lao động trong năm 2013 và chỉ dao động tối đa 0,2% trong hai năm tiếp theo 2014 và 2015.
+ Nhìn tổng quan, ta dễ dàng thấy được khách sạn đã có một bộ khung cố định về tỉ lệ cho từng nhóm trình độ. Trong ba năm được xem xét, tỉ lệ của các nhóm trình độ so với tổng lao động của khách sạn đều không có dao động lớn. Lấy ví dụ như nhóm lao động có bằng cao đẳng, cao đẳng nghề chỉ dao động 0,3% trong ba năm.