Xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (Trang 46)

2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Mục đích của phương pháp thống kê là dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để phân tích, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được áp dụng xuyên suốt trong từng chương của luận văn. Có thể hiểu phân tích là chia vấn đề cần nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ, số liệu cần thu thập cũng được chia nhỏ theo đó. Và vấn đề chính sẽ được nghiên cứu thông qua các vấn đề nhỏ này, khi kết thúc từng vấn đề có thể rút ra được những thông tin, dữ liệu nhỏ cần được tổng hợp để đánh giá vấn đề cần nghiên cứu ban đầu. Việc chia nhỏ vấn đề nghiên cứu cũng sẽ giúp cho người đọc dễ hình dung bản chất, nguồn gốc của vấn đề vĩ mô ban đầu. Điều này giúp thấy được góc nhìn nhiều mặt, nhiều khía cạnh của vấn đề và cũng để có phương pháp giải quyết các vấn đề còn bất cập, hạn chế một cách triệt để và hiệu quả.

Trong chương 3 của luận văn, tác giả sẽ thống kê và tổng hợp các con số thu được, đồng thời tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel cũng như trình

bày dưới dạng bảng và các loại biểu đồ, phân tích và đánh giá kết quả thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, từ đó hình thành cái nhìn tổng thể về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đi sâu vào trình bày phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị.

Về phương pháp thu thập dữ liệu: Ngoài dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị và báo chí, internet; tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia và khảo sát điều tra các khách hàng đang sử dụng nhà ở của Tổng công ty để có được các tài liệu sơ cấp.

Đồng thời, dựa trên cơ sở lý thuyết ở Chương 1, tác giả cũng đưa ra Quy trình tiến hành nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Qua đó, tác giả tổng hợp các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị bằng phương thức phỏng vấn trực tiếp tại Tổng công ty. Trên cơ sở kích thước mẫu là 10 người trong Ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý tại các bộ phận chuyên môn trong Công ty, tác giả xây dựng bản hỏi phỏng vấn trực tiếp và tổng hợp các kết quả có được để xây dựng bảng hỏi tiến hành điều tra khảo sát đối với 130 khách hàng đang sử dụng nhà ở của Tổng công ty.

Về phương pháp xử lý dữ liệu: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp.

Trong chương 3 của luận văn, tác giả sẽ thống kê và tổng hợp các con số thu được, đồng thời tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel để đưa ra các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, từ đó hình thành cái nhìn tổng thể về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị, giúp định hướng các giải pháp khả thi trong chương 4.

Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NHÀ Ở CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ

3.1. Tổng quan về Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên tiếng Việt: Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị

Tên giao dịch: HOUSING AND URBAN DEVELOPMENT CORPORATION (HUD)

Địa chỉ: Toà nhà HUDTOWER, Số 37, Lê Văn Lương. Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84 4)3773 8600

Email: hudgroup@hud.com.vn Website: http://www.hud.com.vn/

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính Phủ về phát triển nhà ở theo phương châm “Lấy phát triển để cải tạo, xoá bao cấp về nhà ở, phát triển nhà ở theo dự án đầu tư đồng bộ, theo phương thức kinh doanh theo thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vào cuối năm 1989 Bộ Xây dựng quyết định thành lập Công ty Phát triển nhà và đô thị (HUD) trên cơ sở chuyển hoá Ban quản lý nhà ở đường 1A để triển khai ngay một số dự án nhà ở tại cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội.

Năm 2000, vốn chủ sở hữu của Công ty Phát triển nhà và đô thị đã tăng hơn 50 lần, đội ngũ cán bộ công nhân viên bắt đầu trưởng thành với khả năng tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm của nhà đầu tư thực thụ. Đó cũng là tiền đề vững chắc để Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 08/2000/QĐ-BXD ngày 02/6/2000 thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị trên cơ sở bộ máy tổ chức của Công ty Phát triển nhà và đô thị và một số doanh

nghiệp Nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân các địa phương với chức năng chủ yếu là đầu tư phát triển nhà và đô thị. Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị được thành lập đã khởi đầu mô hình Tổng công ty Nhà nước tham gia đầu tư phát triển nhà ở và khu đô thị theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các chương trình, quy hoạch phát triển nhà ở của các địa phương.

Ngày 30/3/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 595/QĐ- BXD chuyển Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, đánh dấu một bước thay đổi về chất trong công tác quản trị doanh nghiệp. Đến cuối năm 2009, sau 4 năm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Tổng công ty đã có bước phát triển đột phá về các lĩnh vực: tích lũy vốn Nhà nước, mở rộng địa bàn phát triển đô thị và nhà ở sang các địa bàn, các vùng Bắc, Trung, Nam tại các đô thị, thành phố và các vùng kinh tế trọng điểm.

Ngày 12/01/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 54/QĐ- TTg phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm nòng cốt, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tương đồng thuộc Bộ Xây dựng.

Ngày 10/10/2012, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký ban hành Quyết định 896/QĐ-BXD thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị là Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con hình thành trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc; các Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Ban quản lý dự án, Ban điều hành dự án và các đơn vị phụ thuộc khác của Công ty mẹ - Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (thành lập theo Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Với phương châm phát triển bền vững và “Tiên phong trong lĩnh vực phát triển đô thị và nhà ở”, cán bộ, công nhân viên lao động Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị sẽ phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu Xây dựng Tổng công ty phát triển ổn định, bền vững, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phát triển đô thị và nhà ở của Việt Nam.

3.1.2. Sơ đồ tổ chức

Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) có cơ cấu tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Hiện nay, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) bao gồm 10 phòng ban chức năng; 08 đơn vị trực thuộc; 02 chi nhánh, 01 công ty con 100% vốn, 17 công ty con và 08 công ty liên kết (khái quát ở hình 3.1).

Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận

- Hội đồng thành viên: là đại diện chủ sở hữu trực tiếp của Bộ Xây dựng tại HUD; thực hiện các quyền và trách nhiệm của HUD theo quyền hạn, nhiệm vụ được giao theo Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước Bộ Xây dựng và trước pháp luật về mọi hoạt động của HUD.

- Kiểm soát viên: Kiểm soát viên trưởng do Bộ Xây dựng bổ nhiệm trong số các kiểm soát viên và chịu trách nhiệm lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc của các Kiểm soát viên HUD. Kiểm soát viên HUD chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ Xây dựng về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Ban Kiểm soát nội bộ: Do Hội đồng thành viên HUD quyết định thành lập. Ban Kiểm soát hoạt động theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của HUD.

+ Tổng Giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của HUD theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên HUD; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên HUD và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị

(Nguồn: HUD)

+ Các Phó Tổng giám đốc: Phó Tổng Giám đốc HUD, Kế toán trưởng HUD do Hội đồng thành viên HUD bổ nhiệm,bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc và sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng; Các Phó Tổng Giám đốc giúp Tổng Giám đốc điều hành HUD theo phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc HUD, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên HUD và Tổng Giám đốcHUD về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

+ Kế toán trưởng: giúp Tổng Giám đốc tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của HUD; giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính tại HUD theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc HUD, trước Hội đồng thành viên HUD và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Quyền hạn và trách nhiệm của Kế toán trưởng HUD thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Các phòng, ban chuyên môn: Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách.

- Các đơn vị trực thuộc: Là các Ban Quản lý dự án thay mặt HUD thực hiện các chức năng: nghiên cứu phát triển thị tường mới, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án, triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao sản phẩm cho khách hàng và các cơ quan quản lý, quyết toán vốn đầu tư dự án, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách.

- Chi nhánh miền Bắc và miền Nam: Là các đơn kinh doanh và theo dõi thu hồi công nợ tại khu vực miền Bắc và miền Nam theo sự chỉ đạo của HUD, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách.

- Công ty TNHH một thành viên HUDS: Quản lý, khai thác các dịch vụ nhà ở, công trình công cộng, vui chơi giải trí, thể thao trong các khu đô thị, khu công nghiệp.

- Các công ty con: Thực hiện các dự án thứ phát do HUD làm chủ đầu tu. Các lĩnh vực Thi công, xây lắp, kinh doanh, Đầu tu phát triển Nhà ở và Đô thị, các dự án thứ phát do các chủ đầu tu khác làm chủ đầu tu.

- Các công ty liên kết: Công ty liên kết của HUD được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty đó.

3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

3.1.3.1. Lĩnh vực hoạt động

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Hoạt động kinh doanh bất động sản

- Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình dân dụng, hoạt động xây dựng chuyên dụng.

- Kinh doanh (bán buôn) vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ vật liệu xây dựng.

3.1.3.2. Các sản phẩm nhà ở của Tổng công ty

Sản phẩm phổ biến

- Nhà ở thương mại được xây dựng trong các khu đô thị của HUD, bao gồm các loại nhà như Nhà chung cư, nhà liền kề, biệt thự:

+ Nhà chung cư: Bao gồm nhiều căn hộ trong 1 tòa nhà cao tầng, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân.

+ Nhà phố hay nhà liên kề: là loại nhà gồm các căn (appartement) đặt cạnh nhau thành từng dãy, cho phép có thể xây dựng hàng loạt, tiết kiệm đất xây dựng. Được xây dựng dọc theo các tuyến phố trong khu đô thị, liên tục sát cạnh nhau với một mẫu thiết kế thống nhất cho từng tuyến phố, thường từ 3 đến 5 tầng, có hoặc không có sân vườn.

- Nhà ở xã hội: là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật. HUD xác định phát triển nhà ở xã hội là trọng tâm trong nhiệm vụ SXKD Tổng công ty.

Sản phẩm cao cấp

- Biệt thự: là thuật ngữ chung để chỉ những ngôi nhà hạng sang, được xây dựng trên một khuôn viên sân vườn riêng biệt với diện tích lớn ở thung lũng, trên đồi, ven suối hay thị trấn, thành phố,... Biệt thự thường có đại sảnh

rộng lớn để tiếp khách, phòng ngủ riêng biệt cho từng thành viên trong gia đình, sân vườn, hồ bơi, gara, tầng hầm, nhà kho,... Biệt thự có khả năng đóng góp vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị, thể hiện thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhân.

- Shophouse: là loại hình căn hộ kết hợp với cửa hàng kinh doanh, thường được đặt ở vị trí tầng trệt hoặc sát mặt đường chính của một tòa cao ốc và được thiết kế dưới dạng căn hộ thông tầng, bao gồm một tầng trệt làm nơi kinh doanh, giao dịch thương mai va một tầng lửng để ơ với đây đủ phong khách, phòng bếp, phòng vệ sinh và phòng ngủ. Shophouse có các thế mạnh về diện tích, không gian và vị trí kinh doanh. Loại hình này thường chỉ có mặt tại các trung tâm thương mại, các thành phố lớn, nơi có nhủ cầu mua sắm cao.

- Diện tích kinh doanh thương mại: là loại mô hình cửa hiệu, ki ốt kinh doanh với kích thước đa dạng trong các tòa nhà hỗn hợp, thường được bố trí ở các tầng đế của tòa nhà, hiện nay đang được Tổng công ty đầu tư chú trọng đầu tư kinh doanh với lợi thế sinh lời và giá trị cao.

Bảng 3.1. Tình hình kinh doanh của HUD giai đoạn 2015 - 2017

TT Danh mục sản phẩm kinh doanh Đơn vị tính

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng Giá trị (tỷ đồng) Số lượng Giá trị (tỷ đồng) Số lượng Giá trị (tỷ đồng) 1 Căn hộ chung cư Căn 1.578 2.202 1.540 2.358 2.016 3.184 2 Nhà thấp tầng Căn 1.125 1.976 1.505 1.797 1.612 1.910 3 Đất nền m2 600.262 2.778 635.252 2.867 656.875 2.928 4 Đất thương mại m2 12.805 401 163.782 604 182.348 756 5 Biệt thự Căn 469 1.467 452 1.516 476 1.721

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)