Các dạng lượt lời của bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp dạng không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người việt (Trang 63 - 65)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Các dạng lượt lời của bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp dạng không

3.1. Kết cấu của các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ

Trong chương này, sau khi khảo sát 11387 bài ca dao trong cuốn “Kho tàng ca dao Người Việt”, chúng tôi đã thu được có 306 bài ca dao là lời tỏ tình và lời hồi đáp - dạng không đầy đủ (96 bài có lời hồi đáp khuyết lời tỏ tình; 210 bài lời tỏ tình nhưng khuyết lời hồi đáp).

3.1.1. Các dạng lượt lời của bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ đầy đủ

Không giống những bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng đầy đủ có kết cấu đối đáp là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca như chúng tôi đã trình bày ở trên, những bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ - thường không cân đối mà chỉ có một vế. Đó là những lời tỏ tình khuyết lời hồi đáp:

Anh còn son, em cũng còn son Ước gì ta được làm con một nhà [Ví dụ 51]

***

Anh ngó lên mây bạc chín từng

Thấy đôi chim nhạn, nửa mừng nửa thương Ngó lên mây trắng trời hồng

Thương em hỏi thiệt em có chồng hay chưa? [Ví dụ 52] Hoặc lời hồi đáp khuyết lời tỏ tình:

Ai ăn cau cưới thì đền

Tuổi em còn bé chưa nên lấy chồng [Ví dụ 53] ***

Em dầu có thác xuống suối vàng

Hồn em cũng bận bịu theo chàng sánh đôi [Ví dụ 54]

Cá biệt có những bài là vế sau của những bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp dạng đầy đủ:

(Vào vườn trảy quả cau non Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên

Hai má có hai đồng tiền

Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa) - Anh đã có vợ con chưa?

Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào Mẹ già anh để nơi nao?

Để em tìm vào hầu hạ thay anh. [Ví dụ 55 ]

Một số các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ là những văn bản tạo hình. Đó là những bài ca dao mà “nghĩa của nó bằng nghĩa đen của các từ cộng lại”. Nhưng bên cạnh đó nhiều bài ca dao tỏ tình giống như một cấu trúc ẩn dụ, nghĩa của nó không phải là nghĩa đen của các từ cộng lại:

Nước trong còn ở nguồn sanh

Trà thơm có đợi chén sành hay không [Ví dụ 56] ***

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền [Ví dụ 57]

Chắc chắn, các bài ca dao trên không phải là câu chuyện của nước, trà, chén sành hay thuyền và bến mà đó là câu chuyện tình yêu. Nếu thuyền là hình ảnh biểu tượng cho người con trai thì bến là biểu tượng của người con gái. Bài ca dao trở thành một lời khẳng định tình cảm của bản thân không bao giờ thay đổi và cũng bộc lộ sự băn khoăn về tình cảm của người kia dành cho mình. Chính cấu trúc ẩn dụ làm nên chiều sâu cho những bài ca dao tưởng như rất đơn giản này.

Hình thức của những bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ thường ngắn gọn. Chủ yếu là các bài thơ lục bát (259/306 bài) và một số ít biến thể của thể thơ lục bát (47/ 306). Trong đó, rất nhiều bài chỉ là một cặp câu lục bát. Sở dĩ các bài ca dao thường ngắn (hoặc rất ngắn) bởi tính chất phiến

đoạn của nó. Mỗi bài ca dao là một “mảnh cảm nghĩ âm vang thành câu hát cất lên hồn nhiên tự tâm hồn”. Những câu hát dân gian, do đó, luôn có một vẻ tươi mát, chất chân thực, tính hàm súc tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người việt (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)