Nội dung của các bài ca dao tỏ tình khuyết lời hồi đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người việt (Trang 78 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Nội dung của các bài ca dao tỏ tình khuyết lời hồi đáp

Trước hết, xin nói về những bài ca dao bộc lộ mong muốn được làm quen, được gần gũi, gắn bó:

Anh đi làm thợ nơi nao Để em gánh đục gánh bào đi đưa

Trời nắng cho chí trời mưa

Để em cởi áo che cưa cho chàng. [Ví dụ 84]

Cô gái trong bài ca dao này thật chu đáo! Điều mong muốn của cô là được đi cùng chàng trai, không phải để tận hưởng những tháng ngày sung

sướng, nhàn hạ chu du sơn thủy mà để “gánh đục gánh bào”, “cởi áo che cưa cho chàng” khi trời nắng cũng như lúc trời mưa. Mong ước ấy thật bình dị, tình yêu ấy chỉ có ở những người con gái chăm chỉ, yêu lao động và sẵn sàng đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi với người mình yêu. Vậy là, không cần một lời yêu nhưng hẳn chàng trai đã hiểu tấm lòng đáng trân trọng của người con gái ấy. Và đôi khi, niềm vui của họ chỉ là được cùng ngồi bên nhau, dưới bóng dừa, cảm nhận làn gió quê mát rượi và nhận ra mình đúng là “vừa một đôi”

Ăn dừa ngồi gốc cây dừa

Cho em ngồi với, cho vừa một đôi [Ví dụ 85] Cũng có khi mọi chuyện không đơn giản như vậy:

Hỡi người đi dép quai ngang Tay đeo nhẫn bạc em càng say mê

Thuyền ai chở bến Lương Khê Hay là chị cả giở bề đánh ghen

Đánh ghen thì mặc đánh ghen Chuyến này em quyết làm quen với chàng

Đôi tay cầm đôi gươm vàng

Đứt tay em chịu, buông chàng không buông [Ví dụ 86]

Tình yêu thật lạ! Tìm một người khiến mình yêu là chuyện chẳng dễ dàng, nhất là khi người đó đã có gia đình. Lời ca cho thấy, dù “ chị cả giở bề đánh ghen” thì cô gái vẫn “mặc”. Nghĩa là chấp nhận đối mặt với bao khó khăn, bất lợi cho mình, “quyết làm quen với chàng”. Trong trường hợp này, càng can đảm, mạnh mẽ cô gái sẽ lại càng đau khổ. Vì yêu và khao khát được yêu, mong được gắn bó mà cô gái như con thiêu thân lao vào lửa, biết sẽ khổ đau nhưng chẳng chịu quay đầu. Cô gái thà chịu “đứt tay” chứ không chịu buông tay người trong mộng. Đó là câu chuyện buồn mà không bi lụy. Bởi ta cảm nhận được sự mạnh mẽ, dám sống thật, không giả tạo, không giấu giếm tình cảm, cảm xúc của mình ở cô gái. Đó chính là điều mà xã hội phong kiến

với những rào cản, luật lệ hà khắc xưa không thể bóp nghẹt ở những người biết yêu và sẵn sàng chịu trách nhiệm về tình yêu của mình:

Nhà anh có nén vàng mười Lòng anh chỉ muốn một người đâu đây

Đâu đây cho tiện đi về

Vui chùa mến cảnh mệt mê sự tình. [Ví dụ 87 ]

Câu đầu tiên trong bài ca dao như một lời tự giới thiệu: “Nhà anh có nén vàng mười”, thứ vàng nguyên chất đáng quý biết bao. Cô gái nào khi yêu chẳng muốn tìm được cảm giác an toàn trong cuộc sống ở người mình yêu. Bởi vậy, “nén vàng mười” chính là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho tình yêu chân thành, sự đảm bảo chắc chắn mà chàng trai dành cho cô gái. Điều thú vị là nén vàng mười ấy sẽ được dành cho “một người đâu đây”. Người đâu đây là ai, người ngoài không biết, nhưng chàng trai biết, cô gái biết. Bởi người ấy thật gần. Gần vì khoảng cách “Đâu đây cho tiện đi về” nhưng chính là vì “mệt mê sự tình” mà chàng trai không muốn phải trải qua những giây phút vì nhớ nhung khi xa cách, mong mỏi ngày ngày trước khi đi ngủ, sau khi thức giấc đều có thể gặp, có thể nhìn thấy người mình yêu thương. Tình cảm như vậy cũng có thể coi là mãnh liệt, mong muốn được gần gũi nhau như vậy cũng có thể thấy thật da diết, chân thành.

Tuy nhiên, khoảng cách không gian vẫn luôn là một vấn đề trong tình yêu:

Thuyền em bến dưới ngược lên Thuyền anh ở mạn sông trên mới về

Đôi bên cửa máng song kề

Bên ấy có chật thì về bên đây [Ví dụ 88]

(Bến) “dưới”, (sông) “trên” là những từ trái nghĩa gợi khoảng cách xa xôi về địa lí. Tình cờ mà được gặp nhau. Phải chăng “duyên là do trời ban, phận là do người tạo” nên người con gái chủ động tỏ bày: “Bên ấy có chật thì

về bên đây”. Một mong ước thật bình dị xuất phát từ tình cảm chân thành, muốn gần gũi, gắn bó và cùng nhau sẻ chia trong cuộc sống. Mong muốn đó sẽ là nền tảng cho một tình yêu đẹp, một cuộc hôn nhân bền vững:

Thương chàng quân tử tài ba Lo cày, lo cấy, lo cà, lo tương

Vá may kim chỉ việc thường Tề gia nội trợ nhà chàng làm sao?

Thương chàng em bước chân vào Thấy chàng bước thấp bước cao đêm ngày

Thương chàng quân tử lắm thay Hạt châu rơi xuống lấy tay mà chùi

Thương chàng lắm lắm chàng ơi

Bao giờ cho được gần người tài hoa [Ví dụ 89]

Bên cạnh những bài ca dao bộc lộ mong muốn được làm quen, được gần gũi gắn bó là những bài ca dao bộc lộ nỗi lòng tương tư và khát vọng được yêu thương, sẵn sàng chờ đợi. Tuy số lượng không nhiều (16,7%) nhưng lại nói lên tiếng lòng, sự thổn thức trong trái tim của những chàng trai, cô gái khi tình yêu gõ cửa trái tim. Cách bộc lộ tình cảm, mong muốn sánh đôi cũng thật thi vị. Có chàng trai thú nhận là “lòng anh say” khi gặp em, có chàng trai không ngại ngần bày tỏ “đem lòng anh thương”, “đem lòng thương yêu”….

“Ai đem em tới giữa đồng

Chân bùn tay lấm mà lòng anh say” [Ví dụ 90] Hay thấy mình như trúng phải bùa yêu:

“Điếu say điếu đổ điếu lăn

Anh thương em mãi như ăn phải bùa” [Ví dụ 91] ***

“Anh đi qua bờ giếng Mà mắt anh lúng liếng bờ ao

Tình yêu đúng là tình cảm đẹp đẽ, trong sáng và đầy mộng mơ. Khi yêu, tâm trí luôn hiện hữu hình ảnh người ta thương, ta nhớ. Bởi vậy cho nên, trong bài ca dao trên, chỉ cần hình bóng người con gái xuất hiện là mọi hành động của chàng trai dường như không còn tự chủ được nữa. Giữa không gian sinh hoạt, lao động bình dị của làng quê là “bờ giếng”, “bờ ao”, người đọc hình dung cái nhìn yêu thương trìu mến và đắm đuối của chàng trai dành cho cô gái anh thương qua từ láy “lúng liếng”. Vẻ thanh tân, tràn đầy sức sống của cô gái theo đó mà hiện ra và niềm khao khát hạnh phúc của chàng trai được tỏ bày: “Nước thời không khát, chỉ khát khao duyên nàng”. Một cách nói thật thú vị mà sâu sắc của những người đàn ông “nông nổi giếng khơi”. Một bên là nước- nguồn sống dịu mát và một bên là “duyên nàng”. Ôi! Sự tinh tế trong cách tỏ bày khiến người nghe cảm động. Cô gái đối với chàng trai là nguồn nước mát lành chứa sự sống, là hơi thở, nhịp đập trái tim, là điều anh khao khát. Càng khát lại càng muốn uống. Càng xa cách lại càng mong gần gũi. Bởi “duyên” kiếp chính là sợi dây vô tình cột trái tim chàng trai với cô gái nên hơn bao giờ hết chúng ta mong nỗi khát khao của chàng được thỏa nguyện. Để cuộc sống đẹp hơn với những mối tình sâu đậm và say đắm.

Trước tình cảm của chàng trai như thế, cô gái cũng bộc lộ lòng mình:

Mặc cho ong bướm rộn ràng

Em đây vẫn giữ lòng vàng với anh [Ví dụ 93]

Hình ảnh “ong bướm rộn ràng” là một ẩn dụ tinh tế cho thấy những yếu tố ngoại cảnh đang tác động mạnh đến cô gái. Chắc hẳn có nhiều chàng trai qua lại muốn có được tình cảm của cô. Nhưng cô gái vẫn “mặc” nghĩa là không quan tâm, không bận lòng. Bởi trái tim cô đã dành cho chàng trai: “Em đây vẫn giữ lòng vàng với anh”. Cách nói “mặc… vẫn” khiến câu ca dao trở thành lời khẳng định chắc chắn, không gì có thể lay chuyển được. Vậy là bao nỗi nhớ niềm thương, bao tình cảm thiêng liêng, chân thành, quí giá như “vàng” cô gái đã nguyện dành trọn cho “anh”. Lời ca giản dị, ngắn gọn mà súc tích như một

lời thề. Nó không chỉ bộc lộ được tình yêu của cô gái mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn thủy chung, trọn vẹn trước sau như một của cô trong tình yêu.

Nhưng chàng trai cũng không phải người ích kỷ trong tình yêu. Vì hoàn cảnh họ phải xa nhau. Xa xôi, cách trở về không gian là một trong những cản trở lớn trong tình yêu của họ. Dù cô gái có quyết tâm chờ đợi thì chàng trai cũng rất trách nhiệm và sẵn sàng hi sinh tình cảm của mình cho hạnh phúc của người mình yêu:

Anh đi anh dặn em rằng

Đâu hơn thì lấy đâu bằng đợi anh [Ví dụ 94]

Đó thực sự là một cách hành xử đẹp trong tình yêu mà không phải ai cũng có thể làm được. Đẹp thay tâm hồn của những chàng trai lao động bình dị. Trong những bài ca dao tỏ tình khuyết lời hồi đáp còn có một số lượng khá lớn là những bài thăm dò về tình cảm và tình trạng hôn nhân. Các chàng trai, cô gái khi quen biết và có tình cảm với nhau họ cần xác nhận tình cảm đối phương dành cho mình và cả việc học đã có vợ, có chồng hay chưa để tính chuyện lâu dài. Nếu so sánh ca dao tỏ tình khuyết lời hồi đáp và ca dao tỏ tình có lời hồi đáp ta sẽ nhận ra một điều khá thú vị. Ca dao tỏ tình khuyết lời hồi đáp hay sử dụng câu hỏi trực tiếp để thăm dò về tình cảm và tình trạng hôn nhân đối phương:

Ai trắng như bông, lòng tôi không chuộng Người đó đen giòn, làm ruộng tôi thương

Biết rằng dạ có vấn vương

Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi [Ví dụ 95 ] Có khi cuộc gặp gỡ của họ thật tình cờ:

Đôi ta gặp gỡ giữa đường Bác mẹ thời vắng họ hàng thời xa

Cầm tay dò hỏi lân la

Và chàng trai không giấu giếm tình cảm của mình nhưng vẫn băn khoăn chuyện cô gái “có chồng hay chưa” nên mạnh dạn tỏ bày:

Ngó lên trời bạc mây hồng

Thương em hỏi thiệt có chồng hay chưa? [Ví dụ 97]

Cũng có chàng trai vừa mới gặp nhưng vì ấn tượng “cô mặc áo yếm hồng” nên cũng hỏi han:

Hỡi cô mặc áo yếm hồng

Đi trong đám hội có chồng hay chưa? [Ví dụ 98]

Chiếm số lượng nhiều nhất và là một nội dung tiêu biểu của những bài ca dao tỏ tình khuyết lời hồi đáp phải kể đến là những bài bộc lộ ước nguyện được kết duyên chồng vợ (90/210 bài):

Đôi ta từ lúc gặp nhau Tình yêu gắn bó như cau với trầu Những đêm trăng sáng canh thâu Chỉ mong được bắc nhịp cầu Ngân Giang

Cùng nhau chung gối chung màn Để đôi ta được phỉ nguyền ước ao [Ví dụ 99]

Đôi ta gặp nhau đã yêu nhau, tình yêu trong sáng, tự nhiên như mối tơ duyên trời định nên “gắn bó như cau với trầu”. Chàng trai, cô gái xưa mượn hình ảnh “cau” và “trầu” để so sánh với tình yêu của mình thì thật khăng khít và không thể tách rời. Cũng bởi, trầu cau còn là biểu tượng của sự kết tóc se duyên, sum họp trong tình yêu đôi lứa tự muôn đời. Chính vì vậy, những người yêu nhau vùa mới xa nhau thôi mà đã nhớ nhung da diết. Những đêm trăng càng sáng thì họ lại càng thao thức, trằn trọc, chỉ mong được “bắc nhịp cầu Ngân Giang” để được gặp nhau. Rồi họ ước ao được về chung mái nhà, cùng “chung gối”, “chung màn”, được ở bên nhau trọn đời. Thật là một ước ao bình dị, đời thường và đáng trân trọng trong tình yêu.

Tất nhiên, yêu nhau chân thành, mãnh liệt ai chẳng mong ước được kết duyên chồng vợ. Nhưng cách mà người bình dân xưa bộc lộ mong ước ấy thật thú vị:

Đôi ta như cúc với khuy

Như kim với chỉ may đi cho rồi [Ví dụ 100]

Ở đây ta bắt gặp cấu trúc “Đôi ta...” quen thuộc được dùng để chỉ đôi lứa yêu nhau trong xã hội xưa. Hình ảnh “cúc với khuy”, “kim với chỉ” là những vật luôn gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau để may và hoàn chỉnh một chiếc áo. Hình ảnh ấy giúp người đọc cảm nhận được tình yêu giản dị, mộc mạc, xứng đôi của chàng trai, cô gái. Cúc phải đi với khuy, còn kim chỉ phát huy tác dụng khi có chỉ. Đã hiểu nhau, hợp nhau thì “may đi cho rồi”. Mong ước lấy được nhau, nên duyên chồng vợ để cùng gắn bó, sẻ chia, để cùng dựng xây cuộc sống hạnh phúc là một mong ước đáng trân trọng của người bình dân xưa. Thấp thoáng sau lời ca là nụ cười hóm hỉnh, nhẹ nhóm của chàng trai, cô gái sau khi đã bộc bạch được lòng mình.

Và để đánh dấu những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời họ, chàng trai đề nghị:

Làng anh có thợ kim hoàn

Để anh đánh nhẫn cho nàng đeo tay [Ví dụ 101]

Điều người đọc cảm nhận được trong hai câu ca dao trên không chỉ là lời ngỏ ý tặng cô gái những giá trị của cải vật chất mà là cao hơn cả là mong muốn được gắn kết trọn đời bên cô. Chàng trai muốn “đánh nhẫn”, sính lễ quan trọng để hỏi cưới nàng, để “nàng đeo tay”. Qua đó ta cũng thấy được rằng tình cảm của chàng trai dành cho cô gái thật lòng, chân thành, và mong muốn lớn nhất của anh là được cùng cô gắn bó trọn đời.

Người xưa “ nghĩ sao nói vậy” trong tình cảm họ cũng thế. Họ không chỉ bóng gió, xa xôi một cách tinh tế mà đôi khi lời ngỏ ý trực tiếp của họ cũng thật tế nhị, chân thành:

Em là con út nhất nhà

Lời ăn tiếng nói thật thà khoan thai Miệng em cười như cánh hoa nhài

Như nụ hoa quế như tai hoa hồng Ước gì anh được làm chồng Để em làm vợ tơ hồng trời xe [Ví dụ 102]

Bốn câu thơ đầu là những cảm nhận và lời giới thiệu của chàng trai về người mình yêu. Qua cái nhìn của chàng trai về cô gái ta thấy cô là người con gái đẹp người đẹp nết, “là con út”, “ lời.. nói thật thà khoan thai”, “cười như cánh hoa nhài”, “ như nụ hoa quế như tai hoa hồng”. Bằng việc sử dụng các hình ảnh so sánh, chàng trai đã bộc lộ sự say mê trước vẻ đẹp duyên dáng, thật thà, công dung ngôn hạnh đúng chuẩn mực của người phụ nữ xưa. Hai câu thơ tiếp theo là lời thiết tha của chàng trai muốn cùng cô gái về chung một mái nhà. Để cô gái tin vào tình cảm của họ anh còn vận đến tơ trời để chắp mối lương duyên. Qua bài ca dao, tình yêu và khát vọng được kết hôn cùng người mình yêu được thể hiện một cách lãng mạn và trữ tình, những lời ngỏ ý của chàng trai và mong ước của đôi lứa thật ý vị nhưng không kém phần mạnh mẽ và dứt khoát.

Thực tế cho thấy, trong ca dao, người xưa rất hay mượn hình ảnh trầu cau để thể hiện mong ước kết duyên vợ chồng của mình:

Mua cau chọn lấy buồng sai Mua trầu chọn lấy trăm hai lá vàng Cau cắt ngang, trầu vàng ngắt ngọn

Thời buổi này kén chọn làm chi Thà rằng lấy quách nhau đi

Kẻo sau quá lứa nhỡ thì làm sao? [Ví dụ 103]

"Trầu" và "cau" là lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi, là thứ tượng trưng cho mong ước vợ chồng được gắn bó, thuận hòa. Điều đó cũng giống như việc

ăn trầu không thể thiếu cau, mà có cau không có trầu thì thật là vô nghĩa. Người xưa mượn hình ảnh trầu và cau để thổ lộ tình cảm một cách vô thú vị, dù có vẻ hơi táo bạo: "Thà rằng lấy quách nhau đi" nhưng vẫn một nét kín đáo và tinh tế: "Kẻo sau quá lứa lỡ thì làm sao?" Ta cũng phải thắc mắc một điều, tại sao mua cau lại phải "chọn lấy buồng sai", mua trầu phải "chọn những năm lá vàng" ? Có thể nói, việc chọn trầu cau làm lễ cưới rất tỉ mỉ và kì công. Điều này thể hiện rõ sự trân trọng, thiêng liêng khi người con gái được đưa về nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người việt (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)