Trong 22 cặp ghép, 100% các cặp ghép thận đều có sự phù hợp cùng nhóm Rh(+). 17/22 cặp ghép chiếm 77% đều cùng nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO, chỉ có 5/22 cặp ghép không cùng nhóm máu hệ ABO nhưng vẫn tuân theo nguyên tắc truyền máu phù hợp. Kết quả này, phù hợp với nhiều nghiên cứu khác, đều có tỷ lệ lựa chọn cặp ghép cùng nhóm máu cao. Theo M. Suzuki T và cộng sự (2001) nghiên cứu 64 cặp ghép thận từ người cho sống, trong đó có 12 cặp ghép người cho không cùng nhóm máu với người nhận. Theo dõi kết quả của thận sau ghép ở người nhận, tác giả thấy tỷ lệ sống 1 năm sau ghép là 97,60% ở nhóm cùng nhóm máu ABO, trong đó ở nhóm không cùng nhóm máu là 90,90%. Tỷ lệ loại thải cấp của thận sau ghép ở nhóm cùng nhóm máu là 28,80% còn không cùng nhóm máu là 41,70%. So sánh kết quả ghép thận và phù hợp nhóm máu giữa người cho và người nhận, tác giả nhận thấy tỷ lệ sống sau 1 năm với tỷ lệ thải loại thải thận ghép cấp khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Do đó việc không cùng nhóm máu giữa người cho và người nhận vẫn có thể cho phép chọn cho thận ghép được và kết quả mang lại là khả quan [44].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp hoà hợp HLA giữa người cho và người nhận chủ yếu ở mức 3/6AG chiếm tỷ lệ cao nhất 64,70%, mức hoà hợp thấp nhất 2/6AG chỉ có 1 trường hợp trong nhóm cùng huyết thống vẫn được lựa chọn ghép, còn ở nhóm không cùng huyết thông, sự hoà hợp ở mức 2/6AG và 3/6AG cùng có 2 trường hợp, chỉ có 1 trường hợp hoà hợp đạt mức 4/6AG ở nhóm không cùng huyết thống. Kết quả sau ghép ở những cặp chỉ có sự hoà hợp thấp 2/6AG vẫn cho kết quả tốt. Hoà hợp tổ chức giữa người cho và người nhận là tiêu chuẩn về miễn dịch rất quan trọng, lý tưởng nhất giữa người cho và người nhận là có sự tương thích nhóm máu ABO và HLA giống nhau hoàn toàn, tuy nhiên, tiêu chuẩn này không phải ở cặp ghép thận nào
cũng có thể lựa chọn được trong bối cảnh nguồn thận hiến còn nhiều hạn chế như hiện nay [50].