Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

- Về công tác quản lý địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế: chi phí thuế địa điểm còn cao, phân loại kho bãi theo đặc điểm sản phẩm chưa được thực hiện, tiêu chí đánh giá phân loại kho bãi theo đặc điểm của sản phẩm đạt 3,5 điểm. Hiện nay chi phí giải phóng mặt bằng lớn, hơn nữa Cục hải quan tỉnh ứng dụng công nghệ thống tin trong quản lý hàng kinh doanh miễn thuế nên mở rộng kho bãi khó khăn.

- Về công tác quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh doanh hàng miễn thuế: chưa được quản lý chặt chẽ về số lượng sản phẩm chỉ đạt 3,5 điểm, hiện còn hiện tượng kê khai dưới dạng hàng tạm nhập tái xuất nên khó kiểm soát và phân luồng hàng hóa trước khi đưa ra sang kho ngoại quan.

- Về quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh hàng miễn thuế: Các nội dung kiểm tra về quy trình, thủ tục không được đưa vào hạng mục quản lý. Đây là bất cập mà hiện nay kinh doanh hàng miễn thuế tại Quảng Ninh đã và đang gặp phải, gây ra cho công tác quản lý bất cập nhất định khi cùng nhau lên kế hoạch quản lý cho doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế, tiêu chí phân cấp bộ máy chỉ đạt 2,83 điểm. Nội dung quy trình thủ tục còn đơn giản, các cán bộ thuộc Cục hải quan còn bỏ qua các quy trình do số lượng hàng quá lớn, nguồn nhân lực mỏng.

- Về quản lý sai phạm trong kinh doanh hàng miễn thuế: còn bất cập, các cửa hàng miễn thuế nằm ở phạm vi hoạt động không tập trung, mất thời gian, nên khi kiểm tra, Cục hải quan cũng phân quyền cho các chi cục - nơi có các doanh nghiệp và cửa hàng miễn thuế hoạt động, nên không kiểm soát hết được các hành vi tiêu cực của cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ làm công tác thanh tra liêm khiết chỉ đạt 2,17 điểm. Bản thân các cán bộ thực hiện nhiệm điều tra, khảo sát đánh giá còn mỏng, tần suất vi phạm không thống kê cụ thể nên phương án xử lý hạn chế.

- Cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để, còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp thắc mắc, khiếu nại vì “quy trình một cửa nhưng nhiều khóa” hay trả lời vướng mắc chậm trễ. Công tác quản lý doanh nghiệp còn có sơ hở để doanh nghiệp lợi dụng gian lận, trốn thuế.

- Một số lĩnh vực nghiệp vụ thực hiện chưa tốt, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điển hình là quy trình hướng dẫn thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS chưa lường hết các tình huống phát sinh đặc biệt tại khâu giám sát; hệ thống thông tin liên quan kết nối với hệ thống VNACCS/VCIS đôi lúc chưa thông suốt và thiếu một số chức năng phục vụ quản lý. Thời gian thực hiện còn chưa cải thiện chỉ đạt 65%

- Việc quản lý sổ sách kế toán kho hàng vi phạm chưa có công chức chuyên trách theo dõi mà do nhiều công chức kiêm nhiệm nên việc hạch toán

kế toán đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo công văn 246/HQHN-TXNK ngày 30/1/2013 đơn vị chưa triển khai thực hiện được, hiện tại mới chỉ theo dõi trên sổ sách thủ công.

- Thực hiện chỉ tiêu thủ tục hải quan điện tử, kết quả còn thấp so với yêu cầu, bên cạnh nguyên nhân khách quan do tính đặc thù của doanh nghiệp, hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục tại đơn vị và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn do sự quan tâm chưa đúng mức và phối kết hợp giữa các bộ phận chưa thật sự đồng bộ.

- Công tác quản lý tài sản nói chung, quản lý và sử dụng các trang thiết bị gắn với quy trình thủ tục hải quan còn hạn chế, có mặt bị buông lỏng. Công tác quản lý sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ còn có những thiếu sót, chưa thực hiện đúng kế hoạch huỷ hồ sơ hết hạn lưu trữ theo từng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 73)