Hoàn thiện nguyên tắc lập kế hoạch phân bổ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước tại UBND huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 122)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Hoàn thiện nguyên tắc lập kế hoạch phân bổ NSNN

Qua khảo sát thực tế công tác phân bổ vốn đầu tƣ còn nhiều vấn đề tồn tại nhƣ đã đề cập ở chƣơng 3. Việc hoàn thiện các nguyên tắc để đƣợc ghi kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm có vai trò hết sức quan trọng. Trên cơ sở qui định của nhà nƣớc và nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu chặt chẽ trong việc phân bổ vốn, chúng tôi đề nghị nhƣ sau:

- Thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN. Vốn đầu tƣ thuộc NSNN chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng hoàn vốn trực tiếp;

- Các công trình, dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh đề ra; các công trình, dự án đƣợc bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã

đƣợc phê duyệt; có đủ các thủ tục đầu tƣ theo các quy định về quản lý đầu tƣ và xây dựng;

- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tƣ. Ƣu tiên bố trí cho các chƣơng trình, dự án quan trọng và các dự án lớn khác, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 2 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chƣa xác định đƣợc rõ nguồn vốn [6];

- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trƣớc năm kế hoạch để đầu tƣ dứt điểm, tránh nợ tồn đọng.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn ĐTPT.

4.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực

Nhƣ chúng ta đã biết, cải cách hành chính và cải cách tài chính có trọng tâm là cải cách con ngƣời. Kinh tế càng ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, phức tạp, do đó cán bộ quản lý ngân sách phải đủ trình độ và đạo đức tốt.

Trong những năm qua đã không ít những trƣờng hợp thực hiện phân bổ sai các khoản thu chi do đạo đức của cán bộ ngân sách huyện. Do đó bên cạnh việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ cần phải quan tâm đến tƣ cách đạo đức của cán bộ. Các cán bộ cần có tƣ cách liêm khiết, chí công vô tƣ, phục vụ hết mình vì tập thể, vì nhiệm vụ..

Đối với cán bộ cũ, hầu hết đã trải qua thời kì kinh tế tập trung bao cấp thƣờng đã có những tƣ chất cách mạng tốt, giờ đây cần bồi dƣỡng những kiến thức mới, hiện đại bằng các hình thức: chuyên tu, tại chức, cao học… Đối với các cán bộ mới cần chú trọng tới việc đào tạo đạo đức cho họ. Do trong thời kì kinh tế thị trƣờng hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ trẻ quá chú

trọng đến vấn đề vật chất, thực dụng có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình làm việc và công tác. Do vậy, các cơ quan cần phải có các biện pháp giáo dục, giúp đỡ họ thật nghiêm khắc và nhiệt tình.

UBND và HĐND Huyện cũng nhƣ các cơ quan quản lý Ngân sách phải luôn có chế độ chính sách thu hút nhân tài thông qua cơ chế tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi, điều kiện sống cũng nhƣ môi trƣờng làm việc.

Cuối cùng, bản thân mỗi cán bộ đang làm việc cũng nhƣ đang học tập công tác quản lý Ngân sách phải luôn trau dồi đạo đức, nghiệp vụ của mình. Cán bộ nhân viên quản lý Ngân sách phải luôn nhớ rằng mình đang quản lý Ngân sách mang bản chất XHCN, thành quả đạt đƣợc ngày hôm nay đƣợc đánh đổi bằng xƣơng máu của rất nhiều đồng chí đồng bào, chúng ta cần phải biết trân trọng phát triển nó.

Đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ huyện trên cơ sở xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp huyện trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới.

Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ huyện phải tiến hành động bộ cả về xây dựng, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ.

4.2.7. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào lập kế hoạch phân bổ ngân sách huyện ngân sách huyện

Hiện nay công nghệ thông tin đang đƣợc ứng dụng tại hầu hết mọi lĩnh vực và ngày càng thể hiện rõ vai trò là công cụ đắc lực của mình. Đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác phân bổ, điều hành Ngân sách Nhà nƣớc thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Ngân sách là hết sức cần thiết. Ở các tỉnh thành trong cả nƣớc đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phân bổ Ngân sách và đã đem lại hiệu quả cao.

Tại huyện Đại Từ, một số đơn vị đã đƣợc trang vị máy tính, phần miền kế toán ngân sách và kế toán các đơn vị hành chính đã bƣớc đầu thực hiện có

hiệu quả. Trong thời gian tới, cần đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao trình độ tin học cho các đơn vị của huyện để phục vụ công tác quản lý.

4.3. Kiến nghị, đề xuất

4.3.1. Kiến nghị đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Kiến nghị HĐND, UBND tỉnh sớm giao dự toán thu chi NSNN cho địa phƣơng trƣớc ngày 10 tháng 11 hàng năm. Đồng thời, giao cho các cơ quan có liên quan nghiên cứu cải tiến qui trình lập dự toán phù hợp với qui định của Luật NSNN và tình hình thực tế của địa phƣơng theo hƣớng HĐND tỉnh quyết định phân bổ NSNN trƣớc ngày 20 tháng 11 hàng năm (sớm hơn 20 ngày) để tạo điều kiện cho HĐND, UBND các huyện, xã, các đơn vị dự toán cấp 1 có nhiều thời gian hơn nhằm nâng cao chất lƣợng công tác phân bổ NSNN.

- Nghiên cứu hoàn thiện xây dựng nguyên tắc, phƣơng pháp, tiêu chí phân bổ NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh, các huyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Định mức phân bổ ngân sách phải đƣợc thảo luận rộng rãi ở các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách trƣớc khi UBND tỉnh hoàn chỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết định nhằm đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

- Chỉ đạo xây dựng các giải pháp đổi mới công tác lập kế hoạch KTXH cụ thể hàng năm song song với lập và phân bổ NSNN nhằm thực hiện kế hoạch KTXH đến năm 2010 đã đƣợc HĐND tỉnh thông qua với tính khả thi cao. Trên cơ sở đó khẩn trƣơng xây dựng dự toán thu chi NSNN của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 có tính đến đầu ra kết quả. Đảm bảo cân đối giữa chi ĐTPT và chi thƣờng xuyên. Đôn đốc hoàn chỉnh qui hoạch chi tiết phát triển các ngành, các cấp trong đó cần nghiên cứu tính khả thi về một số chỉ tiêu tài chính về huy động vốn, nghiên cứu kỹ hiệu quả đầu tƣ, dự kiến tổng mức đầu tƣ của một số dự án lớn, cân đối khả năng huy động các nguồn vốn ngoài NSNN, khả năng bố trí vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN tỉnh hàng năm... để lựa

chọn thứ tự ƣu tiên đầu tƣ các dự án, công trình, đảm bảo đầu tƣ dứt điểm, đúng tiến độ và sớm phát huy hiệu quả. Dừng việc đầu tƣ các dự án chƣa xác định rõ hiệu quả và phƣơng án bố trí nguồn vốn.

- Giao Sở Tài chính chủ trì nghiên cứu việc giao dự toán chi NS tỉnh cho thủ trƣởng các ngành theo tổng số chi bao gồm chi ĐTPT và chi thƣờng xuyên để các ngành chủ động gắn kết kế hoạch và NS chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ. - Các ngành, các cấp xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể và giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, các Nghị quyết của HĐND tỉnh về xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục thể thao...

4.3.2. Cơ quan Tài chính các cấp

- Tổ chức đánh giá tình hình phân bổ kinh phí của các ngành, các huyện, nhu cầu kinh phí cho những nhiệm vụ cấp thiết nhƣng chƣa có nguồn kinh phí đảm bảo từ các năm trƣớc, nhu cầu kinh phí cho sự tăng trƣởng của ngành trong thời gian tới theo kế hoạch đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, những thay đổi về chính sách sử dụng NSNN, tình hình thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các cơ quan, đơn vị... trên cơ sở đó xác định nhu cầu chi thực tƣơng đối của các ngành, các lĩnh vực.

- Phối hợp với các ngành có liên quan (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Ban Dân tộc...) xây dựng các tiêu chí, các hệ số qui đổi chi phí sử dụng NSNN cho các đối tƣợng trong cùng một lĩnh vực dựa trên các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành; xác định lại vùng theo địa hình, tính toán chính xác số dân phân theo địa giới hành chính, số biên chế hợp lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc...

- Xây dựng ĐMPBNS trình HĐND, UBND tỉnh làm căn cứ phân bổ dự toán chi NSNN tỉnh năm 2015 và các năm tiếp theo.

4.3.3. Sở Kế hoạch và Đầu

- Trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch KTXH đến năm 2020 đƣợc duyệt, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng các kế hoạch và biện pháp phát triển ngắn hạn hàng năm. Dự báo khả năng huy động vốn đầu tƣ phân theo nguồn vốn: NSNN, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, ODA, doanh nghiệp trong nƣớc...

- Phối hợp với Sở Tài chính xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, dự án, công trình cần bố trí kinh phí theo thứ tự ƣu tiên phù hợp với khả năng nguồn vốn của NSNN; đồng thời, dự kiến phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ trong dài hạn (đến 2010) để thông báo cho các ngành, các cấp chủ động phân kỳ đầu tƣ trong những năm tiếp theo.

- Nghiên cứu xác định tiêu chí, phƣơng pháp phân bổ làm căn cứ xây dựng định mức phân bổ vốn đầu tƣ trình HĐND, UBND tỉnh quyết định, làm căn cứ phân bổ dự toán chi NSNN tỉnh năm 2007 và các năm tiếp theo.

4.3.4. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

- Nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán ở các đơn vị sử dụng NSNN theo hƣớng dự toán phải bám sát với kế hoạch, mục tiêu ƣu tiên thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Dự toán phải làm rõ những nhiệm vụ chi đã hoàn thành, không còn thực hiện phải cắt giảm và những nhiệm vụ chi mới theo kế hoạch công tác của đơn vị.

- Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... có nhiều đơn vị sử dụng NSNN trực thuộc phải chủ động xây dựng tiêu chí và phƣơng pháp phân bổ dự toán cho các đơn vị phù hợp với đặc thù của ngành (có thể sử dụng phƣơng pháp hệ số qui đổi để tính chung về một loại đối tƣợng sử dụng NS nhƣ đã đề cập ở phần 2 nêu trên). Tiêu chí và phƣơng pháp phân bổ cần phải lấy ý kiến của các đơn vị tham gia trƣớc khi thủ trƣởng các đơn vị dự toán cấp 1 quyết định. Kết quả phân bổ NSNN phải

công khai, minh bạch trong tất cả các đơn vị thuộc ngành theo đúng qui chế về công khai tài chính - NS của Chính phủ.

- Chuyển nhanh các đơn vị sự nghiệp công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ về hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính; các đơn vị hành chính nhà nƣớc sang thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế và khoán kinh phí quản lý hành chính theo qui định của Chính phủ. Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí đƣợc giao, thu từ hoạt động sự nghiệp và nhiệm vụ công tác, chế độ chính sách chi tiêu của nhà nƣớc, khả năng tiết kiệm các mục chi so với năm trƣớc... giao các đơn vị tự xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại hình đơn vị và làm căn cứ phân bổ chi tiết dự toán chi NSNN theo mục chi, các nhóm mục chi.

- Xây dựng các căn cứ, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở một số đơn vị sự nghiệp có điều kiện. Các đơn vị phải sử dụng “phiếu đánh giá dịch vụ công” nhƣ một công cụ hữu hiệu phản hồi ý kiến tập thể của những ngƣời sử dụng dịch vụ. Kết quả phiếu đánh giá dịch vụ công phải đƣợc công bố công khai cho công chúng nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ của các cơ sở công lập.

KẾT LUẬN

Công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN ở cấp địa phƣơng là một công cụ quản lý NSNN hết sức quan trọng. Trong điều kiện nguồn lực tài chính - ngân sách để triển khai thực hiện có kết quả kế hoạch phát triển KTXH của huyện Đại Từ đến năm 2010 còn nhiều hạn chế, việc lập kế hoạch phân bổ NSNN cho đầu tƣ còn dàn trải, chƣa đƣợc tính toán kỹ hiệu quả, lãng phí còn tƣơng

đối lớn; chƣa hình thành đƣợc phƣơng pháp, tiêu chí lập kế hoạch phân bổ NSNN có căn cứ khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý của thực tiễn... thì việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN tỉnh nhằm hƣớng đến đảm bảo lập kế hoạch phân bổ NSNN một cách công bằng, minh bạch, có hiệu quả, phục vụ cho việc xây dựng và giám sát quá trình phân bổ và quyết định NSNN của HĐND, UBND, cơ quan Tài chính các cấp... là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

Bằng phƣơng pháp thích hợp, luận văn đã nghiên cứu, rút ra một số vấn đề: 1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN cấp huyện. Cung cấp cơ sở phƣơng pháp luận về xây dựng kế hoạch PBNS giúp cho HĐND, UBND, cơ quan tài chính và đơn vị có liên quan ở địa phƣơng có cơ sở vận dụng, thiết lập các kế hoạch PBNS trong phạm vi quản lý của mình.

2. Đánh giá, phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN với những kết quả đạt đƣợc, những bất cập, tồn tại cụ thể và nguyên nhân của nó trong việc lập kế hoạch phân bổ NSNN giai đoạn 2012 - 2014 gắn liền với những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của huyện trong mối liên hệ, tác động ảnh hƣởng của việc lập kế hoạch phân bổ NSNN.

3. Đƣa ra các giải pháp, phƣơng hƣớng cùng với các đề xuất kiến nghị đối với cơ quan cấp trên để hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thông tƣ Liên tịch sổ 115/2003/TTLT/BTC- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2003 về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ và

cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp.

2. Bộ Tài chính, Thông tƣ số 54/2008/TT - BTC ngày 20 tháng 06 năm 2007 về việc hƣớng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2009.

3. Bộ Tài chính, Thông tƣ sổ 71/2006/TĨ-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định sổ 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quỉ định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vồ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Dƣơng Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Chính phủ, Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2006 của Chính phủ qui định cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước tại UBND huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 122)