Chiến lược DOTS và các phác đồ 8 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 6 tháng (2RHZE 4RHE) tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên​ (Trang 29 - 31)

Tuy nhiên sau hơn 10 năm sử dụng hóa trị liệu ngắn ngày, mặc dù đạt được tiêu chí của TCYTTG, song tình hình bệnh lao của Việt Nam vẫn chưa có xu hướng giảm rõ rệt, vẫn chưa thoát khỏi các nước có gánh nặng bệnh lao cao trong khu vực. Điều tra dịch tễ lao toàn quốc lần đầu tiên được thực hiện năm 2006 - 2007 cho thấy số người bệnh lao hiện mắc cao hơn số ước tính trước đây, đây là thách thức không nhỏ của CTCLQG trong giai đoạn tới [71], [72], [73], [74].

Năm 1993, Chương trình chống lao toàn cầu được WHO và IUATLD giới thiệu, triển khai chiến lược DOTS cho các nước có thu nhập vừa và thấp, các nước này chiếm 95% tổng số bệnh nhân lao trên thế giới. DOTS là một chiến lược hiệu quả để kiểm soát bệnh lao ngày nay, nó đảm bảo cho bệnh nhân lao được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả trong một hệ thống y tế, nó đồng thời ngăn chặn khả năng lan truyền của bệnh lao. Điều trị lao trong chiến lược DOTS chính là việc sử dụng kết hợp các thuốc chống lao thiết yếu theo những phác đồ chuẩn hoá ngắn ngày. Về hình thức, điều trị này giống như điều trị HTNN nhưng nội dung về chuyên môn và kỹ thuật đã được kế thừa và nâng cao. Trải qua quá trình thực tiễn lâm sàng, điều trị lao trong chiến lược DOTS đã được chứng minh là có hiệu quả cao hơn so với các chiến lược điều trị trước nó. Mục đích của điều trị lao trong chiến lược DOTS là [71], [72], [73], [74]:

- Chữa khỏi bệnh nhân lao

- Giảm tỷ lệ tử vong và di chứng - Ngăn chặn lao tái phát

- Giản lan truyền bệnh lao sang người khác - Ngăn chặn kháng thuốc mắc phải

Phác đồ 2SHRZ/6HE sử dụng tại CTCLQG Việt Nam: Phác đồ này chỉ

định cho tất cả các trường hợp bệnh nhân lao mới. Dùng 4 loại thuốc S, H, R, Z hàng ngày trong 2 tháng đầu. 6 tháng tiếp theo dùng 2 loại H, E hàng ngày. Nếu kết quả không đạt âm hoá đờm sau giai đoạn tấn công thì dùng thêm 1 tháng bằng H, R, Z sau đó chuyển điều trị duy trì.

Giai đoạn đầu của phác đồ điều trị với thời gian là 2 tháng thường bao gồm các thuốc INH, RM, PZA và EM, sự phối hợp này làm cho vi khuẩn lao nhanh chóng bị giết chết. Bệnh nhân nhiễm khuẩn nhanh chóng trở nên không bị nhiễm khuẩn trong khoảng 2 tuần. Các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm, hầu hết các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm AFB (+) chuyển thành AFB (-) (âm hoá đờm) trong khoảng thời gian 2 tháng. Bệnh nhân chỉ cần dùng ít thuốc hơn ở giai đoạn tiếp theo, nhưng vẫn phải kéo dài. Hiệu quả tiệt khuẩn của thuốc sẽ loại trừ những vi khuẩn còn lại và ngăn chặn tái phát.

Những bệnh nhân với tổn thương nặng (lao phổi có AFB dương tính và lao phổi/HIV có AFB âm tính) có nguy cơ kháng thuốc cao vì số lượng vi khuẩn tại tổn thương rất lớn, thường HTNN với 4 thuốc giai đoạn đầu và 2 thuốc ở giai đoạn sau để giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn lao. Những phác đồ như vậy thường có hiệu quả cao đối với bệnh nhân lao có vi khuẩn còn nhạy cảm, và nó hầu hết vẫn có hiệu quả trong những trường hợp chỉ có kháng INH ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 6 tháng (2RHZE 4RHE) tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên​ (Trang 29 - 31)