Phác đồ 6 tháng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 6 tháng (2RHZE 4RHE) tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên​ (Trang 31 - 32)

Năm 2010, WHO khuyến cáo hướng dẫn điều trị bệnh lao bằng phác đồ 6 tháng với các nội dung sau [4], [21], [74]:

Thứ nhất: không tiếp tục sử dụng phác đồ cơ bản chỉ 2 tháng có rifampicin (2RHZE/6HE) và thay bằng phác đồ 6 tháng với rifampicin (2RHZE/4RHE) sẽ giảm số bệnh nhân tái phát và thất bại. Điều đó sẽ làm giảm tổn thương cho người bệnh nếu phải điều trị lại và tiếp kiệm được chi phí cho người bệnh và chương trình.

Thứ hai: phác đồ điều trị lại với các thuốc hàng 1 (cách cũ gọi là phác đồ II) là không hiệu quả với những trường hợp lao đa kháng thuốc (MDR – TB). Vì vậy cần nhanh chóng phát hiện MDR – TB và bắt đầu điều trị với phác đồ thích hợp.

Thứ ba: phát hiện MDR – TB cần phòng xét nghiệm có trang thiết bị đầy đủ và đạt tiêu chuẩn, cũng có thể sử dụng phương pháp phân tử xác định nhanh chóng trong khoảng 1 -2 ngày phát hiện được gen kháng isoniazid và rifampicin. Không có các test nhạy cảm kháng sinh (kháng sinh đồ) nhanh thì cần điều trị theo kinh nghiệm trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ từ các phương pháp khác (vài tuần cho môi trường lỏng hoặc vài tháng cho môi trường đặc).

Thứ tư: chẩn đoán MDR-TB ở bệnh nhân mới sẽ giúp áp dụng phác đồ hiệu quả ngăn chặn lan truyền MDR-TB. Phân tích meta chỉ ra rằng, những bệnh nhân có kháng isoniazid ngay từ đầu luôn tăng nguy cơ kháng thuốc mắc phải. Khuyến cáo nên sử dụng thêm ethambutol ở giai đoạn củng cố cho những quần thể có nguy cơ cao kháng isoniazid, dùng liều hàng ngày trong giai đoạn tấn công cũng làm giảm kháng thuốc mắc phải, đặc biệt ở những bệnh nhân ngay khi điều trị đã có kháng isoniazid.

Thứ năm: việc giám sát điều trị cũng như sử dụng viên thuốc chống lao dạng phối hợp cố định liều (FDC – Fixed Dose Combination) là thêm biện pháp để ngăn chặn kháng thuốc mắc phải.

Ngoài ra cần chú ý:

- Bệnh nhân lao phổi mới rất nên điều trị phác đồ 6 tháng có bao gồm rifampicin: (2RHZE/4RHE). Cũng nên dùng phác đồ này cho các thể lao ngoài phổi ngoại trừ lao hệ thống thần kinh trung ương, lao xương khớp. Một vài chuyên gia khuyên những thể lao này nên khéo dài thêm thời gian điều trị.

- Phác đồ 6 tháng nên điều trị hàng ngày hoặc 3 lần/ 1 tuần ở giai đoạn tấn công. Tốt nhất là dùng hàng ngày.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh lao cao nhất thế giới đã có Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) hoàn thiện về công tác tổ chức, chiến lược điều trị hóa trị ngắn ngày có kiểm soát (DOTS) bao phủ 100% dân số trên toàn quốc và cơ bản đã tổ chức quản lý điều trị tốt bệnh lao, đạt được chỉ tiêu phát hiện, điều trị bệnh lao theo tiêu chuẩn của WHO đề ra. Đặc biệt trong những năm gần đây CTCLQG đã triển khai tốt chiến DOTS với các công thức điều trị lao 8 tháng, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) được duy trì ở mức cao trên 85,0% trong nhiều năm qua. Bên cạnh việc triển khai tốt chiến lược DOTS thì CTCLQG cũng đã phát triển nhiều công cụ kiểm soát bệnh lao mới như công tác tiêm chủng BCG đạt kết quả tốt, các phương tiện xét nghiệm lao mới và hiện đại giúp việc chẩn đoán bệnh nhanh và sớm hơn, các biện pháp phòng ngừa cũng đã được tăng cường, ý thức người dân cũng đã nâng cao cùng với việc triển khai các phương pháp điều trị mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 6 tháng (2RHZE 4RHE) tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên​ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)