Giới: nam, nữ.
Tuổi: tuổi trung bình, phân bố theo các nhóm tuổi Tiền sử mắc lao
Lý do vào viện Cách khởi phát:
Kín đáo: gần như không có triệu chứng gì phát hiện bệnh nhờ kiểm tra sức khoẻ.
Từ từ: bệnh xuất hiện từ từ với các triệu chứng như: mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, ho khạc đờm kéo dài…, diễn biến kéo dài, nặng dần.
Cấp tính: bệnh xuất hiện đột ngột với các triệu chứng nặng như sốt cao, khó thở, ho ra máu mức độ nhiều…
Thời gian chẩn đoán: là thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầutiên của bệnh đến khi được chẩn đoán bệnh:
+ Chẩn đoán sớm: thời gian dưới 2 tháng, bao gồm 2 mức độ
+ Sớm do bệnh nhân : tính từ khi có dấu hiệu đầu tiên đến hôm đi khám lao:
+ Sớm do thầy thuốc: từ hôm khám lao đến khi được chẩn đoán lao + Từ 2 tháng trở đi: là chẩn đoán muộn
Triệu chứng toàn thân: sốt, nhịp thở, BMI, diễn biến cân nặng, mạnh, nhiệt độ, HA
Triệu chứng cơ năng: ho, khó thở, ho ra máu, đau ngực, vã mồ hôi, kém ăn
Triệu chứng thực thể: lồng ngực lép, ran ở phổi, các tiếng bệnh lý, các dấu hiệu, hội chứng thực thể ...
Phân loại tác dụng phụ của thuốc:
- Loại nặng: phải ngừng thuốc và đưa vào điều trị ở bệnh viện, nhiều loại phản ứng nặng đã xẩy ra thì không được dùng thuốc trở lại.
- Loại nhẹ: không phải ngừng thuốc, chỉ cần điều trị triệu chứng tại cơ sở điều trị lao.
* Dị ứng nhẹ: chỉ ngứa ngoài da.
* Dị ứng trung bình: sốt và ban đỏ, da có thể phồng lên từng mảng như
mày day.
* Dị ứng nặng: ngoài sốt và ban đỏ có thể thấy xưng toàn thể các hạch,
gan lách to, phù nề quanh mắt, niêm mạc miệng, mắt (hội chứng Stevens Johnson).
* Tác dụng phụ nhẹ: Chán ăn, buồn nôn, đau bụng, đau khớp, Cảm giác bỏng rát ở gan bàn chân.
* Tác dụng phụ nặng: Giảm thính lực, vàng da, nôn mửa, Giảm thị lực,
Shock, xuất huyết, suy thận.
2.5.2 Tiêu chuẩn cận lâm sàng
Xét nghiệm đờm: các bệnh nhân được xét nghiệm 2 mẫu đờm vào buổi sáng, nhuộm soi trực tiếp bằng kỹ thuật Ziehl – Neelsen tại khoa vi sinh Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái nguyên. Đánh giá kết quả theo quy định của CTCLQG như bảng 2.1 dưới đây
Bảng 2.1. Phân loại kết quả xét nghiệm đờm theo CTCLQG [45]
Kết quả soi Kết quả đọc Phân loại
> 10 AFB / 1 vi trường Dương tính 3+
1 – 10 AFB / 1 vi trường Dương tính 2+
10 – 99 AFB / 100 vi trường Dương tính 1+
1 – 9 AFB / 100 vi trường Dương tính Ghi số cụ thể
Không có AFB / 100 vi trường Âm tính
Theo hướng dẫn phân chia mức độ lây lan nguy hiểm của CTCL, chúng tôi qui định kết quả trên thành 2 mức độ là dương tính mức độ 1 (+) và dương tính nhiều mức độ (>1 +).
Xquang phổi chuẩn: bệnh nhân được chụp Xquang phổi tại khoa chẩn đoán hình ảnh BVL&BPTN. Học viên đọc phim cùng thầy hướng dẫn, đánh giá tổn thương như sau:
- Vị trí tổn thương: phổi phải, phổi trái, cả hai phổi.
- Phân loại tổn thương: Theo các tổn thưong cơ bản của lao phổi là nốt, thâm nhiễm, hang và xơ hang, vôi hoá.
+ Độ 1 (tổn thương nhỏ): là tổn thương không có hang, ở một hoặc hai bên phổi nhưng bề rộng của tổn thương không vượt quá diện tích phổi nằm trên đường ngang đi qua khớp ức sườn II.
+ Độ 2 (tổn thương vừa): gồm các tổn thương rải rác diện tích cộng lại không vượt quá 1 phổi, nếu tổn thương liên kết lại với nhau thì cũng không vượt quá 1/3 diện tích một phổi, khi có hang thì đường kính các hang cộng lại không quá 4 cm.
+ Độ 3 (tổn thương rộng): khi tổn thương vượt quá giới hạn trên. - Nghiên cứu tổn thương hang:
+ Kích thước hang: Theo Bùi Xuân Tám (1998), Đỗ Đức Hiển (1999). - Hang có kích thước nhỏ: đường kính < 2 cm.
- Hang có kích thước trung bình: đường kính 2-4 cm - Hang có kích thước lớn: đường kính 4-6 cm
- Hang lao khổng lồ: đường kính > 6 cm
+ Tổn thương co kéo: co kéo vòm hoành, trung thất, khoang liên sườn Công thức máu: làm tại khoa xét nghiệm bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái nguyên. Phân loại thiếu máu, tăng giảm bạch cầu dựa vào sinh lý người Việt Nam bình thường theo phân loại của Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1999) [32].
- Phân loại thiếu máu theo số lượng hồng cầu: + Thiếu máu nặng: số lượng hồng cầu ≤ 2 triệu.
+ Thiếu máu vừa: số lượng hồng cầu trên 2 triệu và ≤ 3 triệu. + Thiếu máu nhẹ: số lượng hồng cầu trên 3triệu và < 3,7 triệu. + Không thiếu máu: nam là 4,3 – 5,9 triệu; nữ là 3,5 – 5 triệu. - Phân loại số lượng bạch cầu:
+ Số lượng bạch cầu bình thường: 4.000 – 10.000/ml. + Số lượng bạch cầu giảm: < 4.000/ml.
+ Số lượng bạch cầu tăng: > 10.000/ml.
- Công thức bạch cầu: giảm bình thường tăng + Bạch cầu đa nhân trung tính < 60 % 60 – 70 % > 70 % + Bạch cầu lympho: < 20 % 20 – 30 % > 30 % - Tốc độ máu lắng: sau giờ thứ nhất <15 mm, sau giờ thứ hai <20 mm. Xét nghiệm sinh hoá máu: làm tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên. Ure trị số bình thường 3,3 – 8,3 µmol/L, Creatinin trị số bình thường Nam 62-120 µmol/L, Nữ 53 – 100 µmol/L; AST ≤ U/L – 370C; ALT ≤ U/L – 400C.
2.5.3 Đánh giá kết quả điều trị [4]
- Khỏi: điều trị đủ 6 tháng, kết quả xét nghiệm đờm tháng thứ 5 và 6 không có vi khuẩn. Nếu không xét nghiệm được tháng thứ 5 thì phải có 2 mẫu đờm xét nghiệm khi kết thúc điều trị không có vi khuẩn.
- Hoàn thành điều trị: bệnh nhân dùng thuốc đủ thời gian, nhưng không xét nghiệm khi kết thúc điều trị.
- Thất bại: khi xét nghiệm đờm còn vi khuẩn ở tháng thứ 5 trở đi. - Chuyển: bệnh nhân được chuyển đi nơi khác điều trị.
- Bỏ điều trị: người bệnh không dùng thuốc trên 2 tháng trong quá trình điều trị.
- Chết: bệnh nhân bị chết trong quá trình điều trị do bất kỳ nguyên nhân gì.
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu tiến cứu: học viên tiến hành khám chẩn đoán điều trị bệnh nhân bằng phác đồ (2RHZE/4RHE), giám sát và theo dõi quá trình điều trị. Số liệu được thu thập vào mẫu bệnh án nghiên cứu.
Số liệu hồi cứu: học viên tiến hành thu thập số liệu vào mẫu bệnh án nghiên cứu từ các bệnh án lưu trữ của bệnh nhân nghiên cứu.
Số liệu ở giai đoạn duy trì: hầu hết bệnh nhân được trả về điều trị duy trì tại trạm Y tế xã dưới sự hướng dẫn và giám sát của thư ký chương trình lao tuyến huyện. Bộ số liệu này được thu thập thông qua các phiếu theo dõi điều trị, thẻ điều trị của bệnh nhân nghiên cứu. Những trường hợp thiếu thông tin như không rõ hoàn thành điều trị, có tái phát không, còn sống không … được thu thập số liệu qua gọi điện cho bệnh nhân và gia đình hoặc học viên phải đến tận hộ gia đình để lấy thông tin.