Đặc điểm về tuổi và giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 6 tháng (2RHZE 4RHE) tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên​ (Trang 62 - 63)

Như kết quả tại bảng 3.1 của nghiên cứu cho thấy nhóm từ 45 - 54 tuổi, chiếm 23,7%; sau đó là nhóm tuổi từ 35 - 44 tuổi, chiếm 20,1%; nhóm tuổi ít gặp nhất là từ 16 – 24 tuổi; tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu là 48,4 ± 16,5 tuổi. Rất ít bệnh nhân trong độ tuổi từ 16-24 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Bình, 2014 tại BVL&BPTN, cho thấy gặp nhiều bệnh nhân ở tuổi từ 31 trở lên, chiếm 91,75%. Về giới tính, kết quả tại biểu đồ 3.1 cho biết tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, và theo CTCLQG, 2014 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) trong cả nước có tỷ lệ nam nữ là 37338/12596=2,9 [5], [20]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độ tuổi thấp nhất mắc lao mới là 16 tuổi, cao nhất là 89 tuổi, điều này cho thấy vấn đề mắc lao hiện nay không phải là vấn đề của riêng lứa tuổi nào trong xã hội mà là vấn đề cần quan tâm của mọi người, mọi lứa tuổi nhằm giảm tỷ lệ mắc lao. Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Đình Nghĩa trên đối tượng nhiễm lao hang mới và lao phổi tái phát thì lứa tuổi gặp nhiều nhất là ≥ 65 tuổi và tỷ lệ nam/nữ là 2,5 [43]. Theo báo cáo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) năm 2012 “Những rào cản đối với việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chẩn đoán lao tại Việt Nam cũng cho kết quả tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi, cụ thể tại bệnh nhân lao Thái Nguyên thu thập từ các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ và Thành phố Thái Nguyên cho

thất tỷ lệ nam giới là 75% trong nhóm bệnh nhân lao [21], [75]. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp lấy mẫu chọn chủ đích, nhưng do lượng bệnh nhân thể Lao phổi mới AFB (+) cũng gần như là toàn bộ, vì số bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn bỏ ra ngoài nghiên cứu rất ít, vì vậy các tỷ lệ về tuổi và giới là khá tương đương như các tỷ lệ chung về bệnh lao phổi của bệnh nhân lao cả bệnh viện.

Yếu tố nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của con người, ở một số nghành nghề với tần suất lao động nặng nhọc kết hợp với điều kiện môi trường lao động không tốt góp phần vào việc tăng tỷ lệ nhiễm lao. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu là làm ruộng chiếm 79,9%, đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức chiếm 5,0%; đối tượng nghỉ hưu rất ít chiếm 3,6%. Theo nghiên cứu của USAID, ở bệnh nhân lao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu có nghề nghiệp là làm ruộng chiếm tới 50% [67]. Có nhiều quan điểm cho rằng lao phổi là bệnh của người nghèo, lây lan nhanh chóng trong cộng đồng có điều kiện sống chật chột, thiếu vệ sinh, thông khí và dinh dưỡng kém [52].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 6 tháng (2RHZE 4RHE) tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên​ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)