Phân tích yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị của phác đồ 6 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 6 tháng (2RHZE 4RHE) tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên​ (Trang 70 - 75)

(2RHZE/4RHE)

Nhằm phân tích yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị của phác đồ 6 tháng (2RHZE/4RHE) chúng tôi dựa vào nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu quan sát lâm sàng, dựa vào các thử nghiệm bộ số liệu thu thập trong nghiên cứu dựa trên phần mềm thống kê SPSS. Nhóm nghiên cứu đã phân tích 12 yếu tố được cho là có ảnh hưởng. Ảnh hưởng được hiểu là các tác động tiêu cực đến tiến trình trị liệu góp phần làm cho kết quả điều trị kém đi hay là “chưa tốt”. Kết quả xử lý thống kê được phân tích và bàn luận sau đây.

Về giới tính: bệnh nhân nam có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 6,9% nhỏ hơn so với bệnh nhân là nữ giới (10,5%), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05. Hầu hết các thống kê của CTCLQG đều công bố tỷ lệ lao ở nam giới nhiều hơn rõ rệt so với nữ giới, nhưng kết quả về điều trị của giới nam và nữ cũng không có khác nhau đáng kể [10], [11], [14], [16].

Về tuổi: bệnh nhân nhóm cao tuổi (≥ 60) có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 23,3% nhiều hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân có tuổi < 60, có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01. Kết quả này gián tiếp cho thấy lao phổi ở người già, người cao tuổi do bị ảnh hưởng nhiều tác động về sức khỏe như giảm sút sức khỏe, sức đề kháng theo qui luật tự nhiên, đang mắc hay mắc mới các bệnh lý tuổi già càng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị lao nói chúng cũng như phác đồ 6 tháng (2RHZE/4RHE) nói riêng [50], [54], [75].

Về thời gian chẩn đoán: nhóm bệnh nhân thời gian chẩn đoán muộn có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 19,2% nhiều hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân có thời gian chẩn đoán sớm là 5,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Điều này khá rõ ràng vì nếu chản đoán muộn, bệnh lao sẽ nặng lên, tổn thương lan rộng, vi khuẩn lao tăng về số lượng làm tăng nguy cơ kháng thuốc ban đầu. Khi đó rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến thất bại điều trị nếu không áp dụng

việc chẩn đoán và lao và lao kháng thuốc bằng các thiết bị hiện đại như Gene expert mtb/rif. Ngoài ra nguyên nhân của việc phát hiện muộn phải chăng là do lao phổi trên người cao tuổi các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Đây là vấn đề rất quan trọng vì người bệnh thường xuyên tiếp xúc trực tiếp lâu dài với nhiều người trong gia đình, thậm chí cả các cháu nhỏ nên nếu chẩn đoán muộn sẽ là nguồn lây lao nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng [8], [13], [21].

Về dụng phụ của thuốc: nhóm bệnh nhân với tác dụng phụ của thuốc mức độ nặng có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 15,0% nhiều hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân với tác dụng phụ của thuốc mức độ nhẹ là 6,7%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05. Tác dụng phụ được xét xử lý số liệu của nghiên cứu là những tác dụng thể hiện trên lâm sàng, để tiện lợi cho việc tiên lượng, đánh giá bệnh nhân qua khám hỏi tại giường bệnh. Việc xem xét tác dụng phụ làm thay đổi các chỉ số sinh học của người bệnh được xem xét ở một số góc độ khác ví dụ như xét về tăng men gan, tăng Ure và Creatinin máu vv... Tuy nhiên nghiên cứu này chưa thấy tác dụng phụ của thuốc kháng lao ảnh hưởng kết quả thực hiện phác đồ 6 tháng [12], [29], [31].

Về số lượng AFB: nhóm bệnh nhân với xét nghiệm nhuộm đờm soi trực tiếp AFB dương tính mức độ nhiều có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 5,9% ít hơn so với nhóm bệnh nhân với xét nghiệm nhuộm đờm soi trực tiếp AFB dương tính mức độ ít là 9,1%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê, giá trị p > 0,05. Trước đây và cho đến nay số lượng AFB (+) trong đờm vẫn rất được quan tâm vì đặc tính lây lan nguy hiểm từ đờm của những bệnh nhân ho khạc này. Vì vậy CTCLQG dùng mức AFB âm tính và đương tính để tham gia vào chỉ tiêu quyết định phác đồ. Các phác đồ cá thể hóa của Hội lồng ngực Mỹ luôn dựa vào có AFB làm chỉ điểm việc lựa chọn phác đồ điều trị cho case bệnh lao cụ thể. Các mức độ cụ thể AFB (+) gồm ít hay nhiều thì chưa tham gia vào các

tiêu chí quyết định điều trị. Như vậy, kết quả phân tích này cũng cho thấy số lượng AFB chưa ảnh hưởng đến kết quả điều trị lao phổi bằng phác đồ 6 tháng [57], [58].

Về tổn thương phổi trên phim Xquang: nhóm bệnh nhân tổn thương phổi trên hình ảnh Xquang diện tích rộng có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 11,6% nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân tổn thương phổi trên hình ảnh Xquang diện tích hẹp là 6,3%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê, giá trị p > 0,05. Kết quả này phù hợp với CTCLQG về các phác đồ điều trị lao hiện hành tại Việt Nam, chúng không bao gồm tiêu chí này trong chỉ định phác đồ điều trị bệnh lao nói chung cũng như phác đồ điều trị bệnh lao 6 tháng [57], [58].

Về tổn thương hang: nhóm bệnh nhân tổn thương phổi trên hình ảnh Xquang có hang có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 42,9% nhiều hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân tổn thương phổi trên hình ảnh Xquang không có hang là 4,0%, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê, giá trị p < 0,01. Kết quả này phù hợp với khuyến cáo của Hội lồng ngực Mỹ về việc xét tiêu chí có tổn thương hang trên Xquang phổi ở người bệnh lao để lựa chọn phác đồ cá thể hóa [57], [58], [59].

Về tốc độ máu lắng: nhóm bệnh nhân có xét nghiệm tốc độ máu lắng tăng giành được kết quả điều trị chưa tốt chiếm 6,1% nhiều hơn không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nhóm bệnh nhân có xét nghiệm tốc độ máu lắng bình thường. Giống như một số bệnh viêm nhiễm mạn tính khác như thấp khớp, bệnh thận, luput ... tốc độ máu lắng tăng trong các trường hợp này chỉ có ý nghĩa gợi ý, ít có giá trị tiên lượng điều trị [61], [62].

Về việc tăng BC Lympho: tương tự như tăng tốc độ máu lắng, nhóm bệnh nhân có xét nghiệm BC Lympho tăng đạt được kết quả điều trị chưa tốt chiếm 5,8% ít hơn không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nhóm bệnh nhân có xét nghiệm BC Lympho bình thường [61], [62].

Về tăng các men gan: nhóm bệnh nhân tăng các men gan AST và ALT có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 16,7% và 19,2% nhiều hơn rõ rệt so với nhóm bệnh không tăng các men gan AST và ALT là 2,4% và 1,2%, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê, giá trị p < 0,01. Yếu tố này rất đáng quan tâm bởi vì tỷ lệ cũng như mức độ tăng men gan là tác dụng không mong muốn hay gặp trong liệu trình điều trị lao. Các thuốc INH và Rifampicin điều trị riêng rẽ hay kết hợp đều có nguy cơ gây tăng các men gan. Đặc biệt tại phác đồ 6 tháng (2RHZE/4RHE) luôn sử dụng cả hai thuốc này trong cả 2 giai đoạn, vì vậy nguy cơ tăng men gan tại phác đồ 6 tháng sẽ cao hơn các phác đồ không sử dụng hoặc dùng cách quãng Rifampicin ở giai đoạn duy trì [14], [22], [64].

Nhóm bệnh nhân tăng Ure và Creatinin có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 13,3% và 17,9% nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân không tăng Ure và Creatinin là 6,4%, và 5,4% khác biệt không có ý nghĩa thống kê, giá trị p > 0,05. Nhóm bệnh nhân tăng Acid Uric có kết quả điều trị chưa tốt chiếm 12,5% nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân không tăng Acid Uric là 7,0%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê, giá trị p > 0,05.

Chương 5. KẾT LUẬN

Nghiên cứu 139 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+), áp dụng phác đồ 6 tháng (2RHZE/4RHE) tại Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra kết luận sau.

5.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu

Bệnh nhân nam giới chiếm 72,7% nhiều hơn nữ giới. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 45 - 54 tuổi. Nghề làm ruộng chiếm 79,9%.

Lý do vào viện nhiều nhất là ho kéo dài, chiếm 92,1%. Tiền sử gặp nhiều là tiếp xúc với nguồn lây chiếm 17,3%. Thời gian chẩn đoán sớm là chủ yếu, chiếm 81,3%. Bệnh khởi phát từ từ chiếm 70,5%.

Triệu chứng hay gặp nhất khi vào viện là: ho kéo dài, chiếm 82,7%; gầy sút cân chiếm 60,2%; sốt kéo dài chiếm 36,0%; đau ngực chiếm 70,5%; khó thở chiếm 36,2%; ho ra máu, chiếm 10,1%; có ran ở phổi gặp 71,9%; biến dạng lồng ngực, gặp 14,4%.

Kết quả xét nghiệm đờm AFB dương tính 1, 2 và 3 (+) lần lượt là: 48,9%, 25,2% và 11,5%.

5.2 Kết quả điều trị của phác đồ 6 tháng (2RHZE/4RHE)

Hầu hết các triệu chứng lâm sàng hết sau 02 tháng, còn ít là mệt mỏi (4,35), chưa tăng cân (4,3%), ho (8,6%), đau ngực 10,8%, khó thở (2,1%), có ran ở phổi (5,8%) và hết hẳn sau 06 tháng điều trị.

Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân có đờm AFB âm hóa là 97,9% và âm 100,0% sau 6 tháng.

Các chỉ số sinh hóa máu có xu hướng tăng sau 2 tháng điều trị và giảm đi rõ rệt so với trước khi vào viện sau 6 tháng điều trị.

Kết quả điều trị khỏi chiếm 92,1%; các trường hợp thất bại điều trị, và bỏ điều trị, tử vong cùng chiếm tỷ lệ là 1,4%; bệnh nhân chuyển đi nơi khác chiếm 3,6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 6 tháng (2RHZE 4RHE) tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên​ (Trang 70 - 75)