Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH mtv nhà hàng trên sông​ (Trang 33)

2.3.1 Khái niệm

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho khách hàng do hàng kém ph m chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là bán hoàn thành bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

2.3.2 Chứng từ sử dụng

Chứng từ mà kế toán cần sử dụng để ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu bao gốm:

 Chế độ tài chính của doanh nghiệp về chiết khấu thương mại  Hóa đơn bán hàng

 Công văn đề nghị giảm giá hoặc chứng từ đề nghị giảm giá có sự đồng ý cả người mua, người bán.

 Văn bản trả lại của người mua, phiếu nhập kho lại số hàng trả lại.

2.3.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán d ng tài khoản 521 “ Các khoản giảm trừ doanh thu” để theo d i các khoản giảm trừ doanh thu.

Tài khoản 521 “ khoản giảm trừ doanh thu” có 3 tài khoản cấp 2. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

o Tài khoản 5211 “ Chiết khấu thương mại”

o Tài khoản 5212 “ Hàng bán bị trả lại”

2.3.4 Phương pháp hạch toán

 Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

+ Trường hợp sản ph m, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương

mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213) Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111, 112, 131,….

+ Trường hợp sản ph m, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:

Nợ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213) Có các TK 111, 112, 131,….

 Kế toán hàng bán bị trả lại

+ Khi doanh nghiệp nhận lại sản ph m, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại.

 Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 155: Thành ph m

Nợ TK 156: Hàng hóa

Có TK 632: Giá vốn hàng bán

 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:

Nợ TK 611: Mua hàng (đối với hàng hóa)

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (đối với thành ph m) Có TK 632: Giá vốn hàng bán

+ Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

 Đối với sản ph m, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT hàng bị trả lại) Có các TK 111, 112, 131,…

 Đối với sản ph m, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại Có các TK 111, 112, 131,…

+ Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Có các TK 111, 112, 141, 334,…

 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

2.4 Kế toán các khoản chi phí 2.4.1 Giá vốn hàng bán 2.4.1 Giá vốn hàng bán

2.4.1.1 Khái niệm, nội dung giá vốn hàng bán

Khái niệm

Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của sản ph m, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản ph m xây lắp trong kỳ và các chi phí liên quan.

Nội dung

Nội dung giá vốn hàng bán bao gồm:

 Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán

 Phản ánh các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra

 Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường.

 Phản ánh chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nya và năm trước.

2.4.1.2 Chứng từ sử dụng

 Phiếu xuất kho

 Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn  Bảng phân bổ giá vốn

 Quyết định xử lý vật tư hàng hóa thiếu hụt  Biên bản kiểm kê hàng tồn kho

 Hợp đồng mua bán

2.4.1.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán” để theo dõi giá vốn của hàng bán trong kỳ. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.

2.4.1.4 Phương pháp hạch toán

Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

 Khi xuất bán các sản ph m, hàng hóa (kể cả sản ph m dùng làm thiết bị, phụ tùng thay thế đi kèm sản ph m, hàng hóa), dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có các TK 154, 155, 156, 157,..

 Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán: + Trường hợp mức sản ph m thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi

phí chế biến cho một đơn vị sản ph m theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản ph m số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản ph m) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ; hoặc Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

+ Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có các TK 152, 153, 156, 138,…

+ Phản ánh chi phí tự xây dựng TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

 Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản

+ Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản Có TK 632: Giá vốn hàng bán

 Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản ph m, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán

Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

 Đối với doanh nghiệp thương mại:

+ Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 611: Mua hàng

+ Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán

 Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ

+ Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành ph m tồn kho đầu kỳ vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành ph m

+ Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành ph m, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi đi bán

+ Giá thành của thành ph m hoàn thành nhập kho, giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 631: Giá thành sản ph m

+ Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành ph m tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ tài khoản 155 “Thành ph m”, ghi:

Nợ TK 155: Thành ph m

Có TK 632: Giá vốn hàng bán

+ Cuối kỳ, xác định trị giá của thành ph m, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán, ghi:

Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán

Có TK 632: Giá vốn hàng bán

+ Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành ph m, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán

2.4.2 Chi phí bán hàng

2.4.2.1 Khái niệm, nội dung chi phí bán hàng

Khái niệm

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, quảng cáo...

Nội dung

Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí sau:

 Chi phí nhân viên bán hàng:là các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên...và các khoản HXH, HYT, KPCĐ trên lương theo quy định

 Chi phí vật liệu bao bì

 Chi phí dụng cụ đồ d ng

 Chi phí khấu hao tài sản cố định

 Chi phí bảo hành sản ph m hàng hoá

 Chi phí dịch vụ mua ngoài

2.4.2.2 Chứng từ sử dụng

Kế toán sử dụng những chứng từ sau:  ảng thanh toán lương

 Phiếu xuất kho

 ảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ  Phiếu chi

 Giấy báo nợ

 Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ

2.4.2.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng” để theo d i chi phí bán hàng trong kỳ. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 2:

o Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản ph m, hàng hoá,. . . bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,. . .

o Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất d ng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản ph m, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản ph m, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu d ng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản ph m, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu d ng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,. . . d ng cho bộ phận bán hàng.

o Tài khoản 6413 - Chí phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản ph m, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc,. . .

o Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,. . .

o Tài khoản 6415 - Chi phí bào hành: D ng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản ph m, hàng hoá. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở TK 627 “Chi phí sản xuất chung” mà không phản ánh ở TK này.

o Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản ph m, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất kh u,. . .

o Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí b ng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản ph m, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí

2.4.2.4 Phương pháp hạch toán

 Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện…) cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán các sản ph m, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Có các TK 334, 338,..

 Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Có các TK 152, 153, 242.

 Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Có 214: Hao mòn TSCĐ

 Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax…), chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi:

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331,..

 Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bán hàng

+ Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:  Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Có TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 352 – Dự phòng phải trả  Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:

Nợ các TK 335, 352

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 331, 241, 111, 112, 152,…

+ Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến việc bán sản ph m, hàng hoá, dịch vụ trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi:

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Có TK 242: Chi phí trả trước

 Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131: Phải thu của khách hàng

 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641: Chi phí bán hàng

2.4.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp

2.4.3.1 Khái niệm, nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí có liên quan đến hoạt động quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH mtv nhà hàng trên sông​ (Trang 33)