5. Kết cấu của luận văn
4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
Nguồn vốn của nhà nƣớc hỗ trợ cho doanh nghiệp không thể vi phạm cam kết WTO, tức là không hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ gián tiếp. Cần công khai hình thức hỗ trợ gián tiếp. Với những nguồn lực có trong tay, thông qua các công ty đầu tƣ tài chính của nhà nƣớc để mua cổ phần của DNN&V, hoặc mua trái phiếu của DNN&V đƣợc phát hành trái phiếu theo dự án.
Nhà nƣớc cần có định hƣớng phát triển cụ thể đối với từng ngành nghề, từng địa phƣơng cho phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế. Do từ trƣớc tới nay nƣớc ta đều đã có định hƣớng phát triển với từng vùng kinh tế, từng địa phƣơng nhƣng việc định hƣớng chƣa thực sự có hiệu quả dẫn đến việc đầu tƣ tràn lan, nhiều sản phẩm dƣ thừa không tiêu thụ đƣợc, bên cạnh đó vẫn có nhiều sản phẩm thiếu mà không ai sản xuất, phải đi nhập ngoại.
Xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và hoàn thiện hơn nữa một số điều khoản trong các bộ luật. Nhà nƣớc cần phải có một cơ chế chính sách ổn định để tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tƣ thu hút thêm các nhà đầu tƣ mới.
Thiết lập hệ thống kế toán thực sự có hiệu quả. Nhà nƣớc cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo số liệu kế toán phải trung thực đầy đủ. Cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của các doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm toán phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả tài chính của chủ đầu tƣ phải đƣợc kiểm toán đánh giá và xác nhận tính đúng đắn của số liệu. Có nhƣ vậy cán bộ thẩm định mới có thể nhận đƣợc các thông tin trung thực, cần thiết cho quy trình thẩm định, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin trong quá trình đầu tƣ dự án.
Cần có chế tài xử lý vi phạm trong việc lập báo cáo sai, đồng thời phải xử lý nghiêm các trƣờng hợp doang nghiệp cung cấp thông tin giả nhằm nâng cao pháp chế XHCN.
Tiếp tục hoàn thành hệ thống pháp luật, bổ sung hoàn chỉnh các văn bản hƣớng dẫn để có cơ chế đồng bộ cho việc thực hiện luật ngân hàng và các tổ chức cho vay. Đó cũng là những điều kiện đảm bảo cho sự cạnh tranh, phát triển lành mạnh của các ngân hàng.
Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội… Do đó, một môi trƣờng pháp lý đồng bộ và hoàn thiện sẽ giúp cho các ngân hàng thực hiện các khoản cho vay của mình một cách hiệu quả hơn.
Tăng cƣờng biện pháp quản lý của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp. Nhà nƣớc cần có biện pháp kinh tế hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh thống kê kế toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với các doanh nghiệp nhằm xác lập sự lành mạnh của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế giúp các ngân hàng xác định chính xác năng lực tài chính của đơn vị vay vốn.
Nhà nƣớc cần có các biện pháp, chính sách điều tiết vĩ mô, tạo môi trƣờng kinh doanh ấn định cho tất cả các thành phần kinh tế. Đây chính là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng nhu cầu vốn đầu tƣ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quy mô cho vay và các sản phẩm tiện ích khác.
Phát huy vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V. Điều lệ Quỹ cần thể hiện rõ cơ chế góp vốn của các thành viên là DNV&N theo hƣớng linh hoạt đối với nguồn vốn góp vƣợt mức tối thiểu. Các thành viên thông qua quỹ để huy động vốn đầu tƣ các dự án, chuyển hoá vốn của quỹ thành nguồn vốn của DNN&V trên cơ sở thoả thuận việc tăng giám vốn của các thành viên góp vốn nhƣ vậy vẫn bảo đảm an toàn của quỹ và thuận lợi cho DNN&V góp vốn công khai vào dự án.
Sửa đổi cơ bản quy chế quản lý ngoại tệ và cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng tự do hóa các giao dịch vãng lai, kiểm soát có sự lựa chọn các giao dịch tài khoản vốn, làm cho đồng tiền Việt Nam đƣợc tự do chuyển đổi, loại bỏ dần những hạn chế về mua bán ngoại tệ, về mở tài khoản thanh toán ngoại tệ ở nƣớc ngoài cũng nhƣ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán và tiết kiệm nội địa.
Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chƣơng trình về hội nhập an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chƣơng trình về hội nhập trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.
Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật ngân hàng về cấp phép hiện diện thƣơng mại, về tổ chức, hoạt động, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng kể cả trong và ngoài nƣớc hƣớng tới nguyên tắc không phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết và lộ trình gia nhập WTO, các quy định pháp luật cần tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và có thể dự báo. NHNN hiện đang dự thảo Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTMCP, Thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định 22 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên
doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt nam, trong đó sẽ cụ thể hoá các cam kết liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới nhƣ quản lý ngân quỹ, quản lý danh mục đầu tƣ, các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái sinh, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thuê mua tài chính…Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ theo hƣớng linh hoạt, chủ động theo kịp sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt đƣợc chính sách tiền tệ hiệu quả.
4.4.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý của NHNN trong hoạt động ngân hàng để phát hiện kịp thời xử lý những sai sót đồng thời thấy đƣợc những điểm chƣa hợp lý trong hệ thống văn bản quy pháp của NHNN, từ đó có sự thay đổi kịp thời và hợp lý.
Ngân hàng Nhà nƣớc cần tăng cƣờng năng lực điều hành chính sách tiền tệ, chức năng giám sát kiểm tra đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nƣớc cùng các NHTM quốc doanh cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của thị trƣờng liên ngân hàng, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu thanh khoản và tín dụng cho ngân hàng. Thiết lập và sớm đƣa ra hoạt động các công ty mua bán nợ góp phần xử lý các khoản nợ, lành mạnh hoá các khoản nợ của hệ thống ngân hàng.
Thực hiện chức năng chỉ đạo, định hƣớng và xây dựng một hệ thống thông tin nhiều chiều có chất lƣợng cao có thể cung cấp cho các NHTM thông qua cơ chế “mua - bán thông tin”. Cụ thể là có chính sách phát triển trung tâm thông tin cho vay của ngân hàng Nhà nƣớc (CIC) trở thành một cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho các NHTM. CIC phải chịu trách nhiệm về các thông tin do mình cung cấp.
Xây dựng chiến lƣợc của hoạt động ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng cơ chế chính sách và định hƣớng cụ thể của ngành ngân hàng
trong lĩnh giai đoạn đổi mới để có những bƣớc đi phù hợp, tạo cơ hội phát triển vốn tự có cho các NHTM trong nƣớc nhằm tăng cƣờng sức cạnh tranh trong hội nhập.
Tiếp tục chú trọng đầu tƣ cải tiến công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hoá ngành ngân hàng song song với việc nâng cao trình độ công nghệ, và phát triển các phƣơng thức quản lý ngân hàng hiện đại cho đội ngũ cán bộ.
Duy trì việc tự do hóa công cụ lãi suất. Để NHNN thực sự là ngƣời cho vay cuối cùng trên thị trƣờng liên ngân hàng cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hƣớng sử dụng lãi suất tái chiết khấu nhƣ lãi suất sàn, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trƣờng liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các NHTM trên thị trƣờng.
Tăng cƣờng các hoạt động giám sát và thanh tra đối với các NHTM, tập trung trọng điểm vào các địa bàn thành phố lớn và các chi nhánh có biểu hiện yếu kém trong hoạt động kinh doanh, xử lý nghiêm khắc với những sai phạm của các NHTM.
Cần giữ mối quan hệ chặt chẽ, với các sơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Bộ công nghiệp, Bộ giao thông vận tải, Bộ thƣơng mại, Bộ công an, Tổng cục thống kê để trao đổi, thu thập thông tin về, chính sách có liên quan đến kinh doanh ngân hàng.
4.4.3. Kiến nghị đối với VIB Thái Nguyên
VIB Thái Nguyên cần tiếp tục cải tiến, hoàn thiện các thể lệ, quy chế, quy trình tín dụng, nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng trên cả hai mặt của quá trình hoạt động là huy động vốn và cho vay vốn trên cơ sở vốn đã huy động đƣợc. Đồng thời, các ngân hàng cần đa dạng hoá các phƣơng pháp tiếp cận doanh nghiệp nhƣ việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng Internet, nhằm gia tăng khả năng thu thập thông tin và giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay của doanh nghiệp.
Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng. Chính sách khách hàng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm xác định đối tƣợng khách hàng mục tiêu của ngân hàng và những trƣờng hợp bị hạn chế hoặc cấm tài trợ. Chính sách khách hàng đƣợc xây dựng dựa trên việc nghiên cứu khách hàng, xác định rõ nhu cầu của khách hàng trong hiện tại, tƣơng lai cũng nhƣ những kì vọng của khách hàng vào ngân hàng để đa dạng hóa sản phẩm, tối đa hóa lợi ích của khách hàng. Việc xây dựng đƣợc chính sách khách
hàng linh hoạt và hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng tăng cƣờng khả năng tiếp cận khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng và mở rộng thị phần hoạt động.
Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với DNN&V, lãi suất của khoản vay là nguồn thu của ngân hàng nhƣng lại là chi phí của khách hàng. Do đó giữa khách hàng và ngân hàng luôn có mong muốn trái chiều về lãi suất. Lãi suất của ngân hàng trƣớc hết phải phù hợp với các quy định của Nhà nƣớc, đồng thời cần phải dựa trên nhu cầu của thị trƣờng. Để khuyến khích khách hàng vay vốn, VIB Thái Nguyên cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt với từng đối tƣợng khách hàng, từng khoản vay.
Để xây dựng đƣợc chính sách tín dụng hợp lí và linh hoạt với từng đối tƣợng khách hàng, Chi nhánh phải chú trọng công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, từ đó có chính sách đãi ngộ ở từng thang bậc khác nhau. Đây là công tác quan trọng nhằm sàng lọc những khách hàng có quan hệ lâu năm và khuyến khích các khách hàng mới tiếp tục tìm đến với ngân hàng. Đối với những khách hàng truyền thống và có uy tín lâu năm trong vấn đề trả nợ, ngân hàng có thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn.
Ngoài ra ngân hàng có thể xây dựng mức lãi suất khác nhau đối với từng khoản vay có cùng hạn mức, tùy vào đặc điểm, thời hạn, phƣơng thức giải ngân của món vay. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi Chi nhánh phải nâng cao chất lƣợng khâu thẩm định giá tiền vay, đƣa ra mức lãi suất phù hợp với thị trƣờng, thu hút đƣợc khách hàng và bảo đảm lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy, việc định giá chính xác để đƣa ra lãi suất hợp lý là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Tăng cƣờng nhận thức của các nhân viên ngân hàng về mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để họ thấy đƣợc đó là quan hệ tác động qua lại trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cần nhận thức rằng, những tồn tại, yếu kém trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ về phía các doanh nghiệp, mà còn về phía các ngân hàng. Việc thiếu hiểu biết về đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫn đến việc xây dựng các quy trình và thủ tục cho vay không hợp lý và do đó, làm cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là khó khăn do thiếu vốn, thiết bị, công nghệ lạc hậu, thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng. Để tồn tại và vƣơn lên trong cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đầu tƣ, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hạ giá thành, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh. Khó khăn lớn nảy sinh ở hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là muốn đầu tƣ vào một dự án có hiệu quả làm thế nào để tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng và lập đƣợc các dự án đầu tƣ một cách đúng đắn, đáp ứng đƣợc yêu cầu về đầu tƣ trong nền kinh tế thị trƣờng trên cơ sở sử dụng các phƣơng án tính toán kinh tế tài chính tiên tiến. Do đó, vai trò tƣ vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tƣ là hết sức cần thiết, đƣợc thể hiện ở giúp chủ đầu tƣ xây dựng một dự án, lựa chọn công suất phù hợp, cung cấp thông tin về thị trƣờng sản phẩm, nhập thiết bị công nghệ, tính toán nguồn tài trợ… để đảm bảo hoạt động hiệu quả, trả nợ ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.
Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng: Thẩm định cho vay bao gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định về tính khả thi của dự án thông qua tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khảo sát thị trƣờng sản phẩm mà doanh nghiệp đang hƣớng tới.
Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.
Triển khai nhanh chóng hệ thống và đồng bộ chƣơng trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả, viếc triển khai hệ thống hiện đại hoá tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách hàng trong hệ thống nhanh chóng.
Tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát các khoản cho vay và đối chiếu nợ, thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất... không chỉ kiểm tra tình hình cho vay tại chi nhánh mà cần kiểm tra các mặt hoạt động khác nhằm giúp chi nhánh hoàn thiện hơn trong các hoạt động kinh doanh, góp phần an toàn hệ thống.
Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, là những ngƣời trực tiếp làm việc với khách hàng và khách hàng đánh giá ngân hàng thông qua tác phong, kinh nghiệm làm việc đội ngũ nhân viên. Vì vậy, VIB Thái Nguyên phải tăng cƣờng đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết về việc