Thay đổi cơ cấu tín dụng từ nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Thay đổi cơ cấu tín dụng từ nguồn vốn huy động

Thay đổi cơ cấu tín dụng từ nguồn vốn huy động theo hƣớng tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn, trong đó từng bƣớc phát hành các công cụ nợ và trái phiếu dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc này sẽ hạn chế việc sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, có thể dẫn đến rủi ro kỳ hạn.

4.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với các DNN&V

Thẩm định các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh đƣợc coi là khâu quan trọng nhất trƣớc khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực tế cho thấy chất lƣợng thẩm định tín dụng có vai trò quyết định đến hiệu quả của khoản vay nói riêng và cả danh mục cho vay nói chung. Khi tiến hành thẩm định

thực hiện, kỹ thuật, nguồn vốn…), tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của dự án/ phƣơng án đó (phân tích dòng tiền, tỷ suất lợi nhuận…) CBTD còn phải tập trung phân tích các yếu tố phi tài chính (uy tín của ngân hàng, chất lƣợng bộ máy quản lý, tình hình tiêu thụ chủ yếu của khách hàng (giá cả, đối thủ cạnh tranh…) và tính pháp lý của dự án/ phƣơng án. Đặc biệt phải đi sâu tìm hiểu lợi nhuận của ngân hàng có phải do hoạt động kinh doanh chính mang lại hay không nhằm phòng ngừa các ngân hàng vay vốn không đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính (nhƣ cho vay nặng lãi, chơi hụi, đầu tƣ chứng khoán…) dễ phát sinh rủi ro dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

4.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự quản lý của VIB Thái Nguyên

Đội ngũ quản lý của VIB Thái Nguyên là một trong những đội ngũ quản lý ngân hàng có chất lƣợng bậc nhất của hệ thống quản lý các NHTM Việt Nam. Các cán bộ quản lý chủ chốt thƣờng xuyên đƣợc tham gia khoá huấn luyện chuyên môn quản lý bởi các chuyên gia quản lý ngân hàng trên thế giới. Ngoài ra, VIB Thái Nguyên còn thƣờng xuyên tổ chức các chuyến “xuất ngoại” tham quan và học hỏi kinh nghiệm quản lý tại các ngân hàng có quan hệ với VIB Thái Nguyên thông qua buổi hội thảo.

4.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tín dụng của VIB Thái Nguyên

Công nghệ thông tin hiện đại giúp cho VIB Thái Nguyên nâng cao chất lƣợng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì vậy có thể nói rằng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại không những là chìa khóa tạo cho VIB Thái Nguyên khẳng định vị trí, vai trò của mình là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Việt Nam, mà còn giúp VIB Thái Nguyên tự tin hơn khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

4.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

4.3.1. Tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tận dụng sự hỗ trợ sự hỗ trợ

DNN&V nên tham gia vào ít nhất một hiệp hội doanh nghiệp để có đƣợc sự hỗ trợ từ phía hiệp hội, ví dụ nhƣ Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội ngành nghề... Trong trƣờng hợp doanh nghiệp muốn xin vay vốn ngân hàng nhƣng không đủ tài sản để đảm bảo khoản vay thì hiệp hội doanh nghiệp có thể dùng

uy tín của mình để bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn. Ngoài ra, việc tham gia vào các hiệp hội sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng đƣợc các cơ hội làm ăn, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý của nhau.

4.3.2. Tăng cường liên kết, hợp tác theo chiều dọc lẫn chiều ngang giữa các doanh nghiệp để tận dụng nguồn lực của nhau

Hiện nay việc hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ vẫn chƣa đƣợc quan tâm, các doanh nghiệp lớn chƣa có chính sách tín dụng (tín dụng thƣơng mại) hợp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành. Chính vì vậy các DNN&V cần chủ động hợp tác với các doanh nghiệp lớn cùng ngành với mình để tận dụng những ƣu thế sẵn có của doanh nghiệp lớn nhƣ nguồn vốn, quan hệ với các đối tác trong và ngoài nƣớc, kinh nghiệm quản lý điều hành... Từ đó sẽ tăng đƣợc thƣơng hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Tăng cƣờng liên kết giữa các DNN&V có mối quan hệ trong kinh doanh với nhau cũng cần đƣợc các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa. Việc liên kết này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng đƣợc các lợi thế, nguồn lực, kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

Nếu việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp đƣợc phát triển cả chiều rộng và chiều sâu sẽ là điều kiện thuận lợi cho các DNN&V phát huy vai trò của mình, tăng uy tín, tăng năng lực quản lý, tăng khả năng cạnh tranh để từ đó tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của VIB Thái Nguyên.

4.3.3. Chú trọng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng công nghệ lạc hậu, chính vì vậy chi phí sản xuất tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng, từ đó sẽ mất ƣu thế trong cạnh tranh về giá. Mặt khác, công nghệ lạc hậu cũng làm cho năng suất sản xuất thấp, sản phẩm chƣa đảm bảo chất lƣợng. Tuy nhiên, việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ hiện đại không phải dễ dàng đối với các DNN&V vì xuất phát từ hai nguyên nhân: Thứ nhất, các DNN&V không đủ vốn để đầu tƣ; Thứ hai,các doanh nghiệp vẫn chƣa thể đánh giá đƣợc hiệu quả của đầu tƣ, do đó họ không dám mạo hiểm. Mặc dù vậy, muốn hay không thì

tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của ngƣời tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ giảm đƣợc chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, vì vậy sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

4.3.4. Xây dựng mạng thông tin để quảng bá hình ảnh, đồng thời cũng là kênh cung cấp thông tin cho khách hàng và ngân hàng khi muốn tìm hiểu kênh cung cấp thông tin cho khách hàng và ngân hàng khi muốn tìm hiểu doanh nghiệp

Thời đại hiện nay là thời đại công nghệ thông tin, nên việc tận dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp thị, bán hàng, quản lý, nâng cao hình ảnh, thƣơng hiệu của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên có website riêng để giới thiệu về doanh nghiệp mình với khách hàng, với ngƣời tìm việc.... Đồng thời đây cũng là một kênh thông tin hữu ích để các tổ chức tín dụng đặc biệt là ngân hàng tham khảo khi đƣa ra quyết định cho vay.

4.3.5. Tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian tài chính trong quan hệ tín dụng với VIB Thái Nguyên

Hiện nay có các tổ chức trung gian tài chính do nhà nƣớc thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNN&V nhƣ: Quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V, Ngân hàng phát triển Việt Nam,... Các tổ chức này có chức năng hỗ trợ cho các DNN&V vay vốn ngân hàng nhƣ: bảo lãnh vay vốn, hƣớng dẫn lập phƣơng án, dự án kinh doanh...Các DNN&V cần xây dựng phƣơng án, dự án kinh doanh khả thi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình, tận dụng sự trợ giúp thiết thực có hiệu quả của các tổ chứ trung gian tài chính này để có thể tiếp cận đƣợc những khoản tín dụng từ ngân hàng.

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

Nguồn vốn của nhà nƣớc hỗ trợ cho doanh nghiệp không thể vi phạm cam kết WTO, tức là không hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ gián tiếp. Cần công khai hình thức hỗ trợ gián tiếp. Với những nguồn lực có trong tay, thông qua các công ty đầu tƣ tài chính của nhà nƣớc để mua cổ phần của DNN&V, hoặc mua trái phiếu của DNN&V đƣợc phát hành trái phiếu theo dự án.

Nhà nƣớc cần có định hƣớng phát triển cụ thể đối với từng ngành nghề, từng địa phƣơng cho phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế. Do từ trƣớc tới nay nƣớc ta đều đã có định hƣớng phát triển với từng vùng kinh tế, từng địa phƣơng nhƣng việc định hƣớng chƣa thực sự có hiệu quả dẫn đến việc đầu tƣ tràn lan, nhiều sản phẩm dƣ thừa không tiêu thụ đƣợc, bên cạnh đó vẫn có nhiều sản phẩm thiếu mà không ai sản xuất, phải đi nhập ngoại.

Xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và hoàn thiện hơn nữa một số điều khoản trong các bộ luật. Nhà nƣớc cần phải có một cơ chế chính sách ổn định để tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tƣ thu hút thêm các nhà đầu tƣ mới.

Thiết lập hệ thống kế toán thực sự có hiệu quả. Nhà nƣớc cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo số liệu kế toán phải trung thực đầy đủ. Cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của các doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm toán phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả tài chính của chủ đầu tƣ phải đƣợc kiểm toán đánh giá và xác nhận tính đúng đắn của số liệu. Có nhƣ vậy cán bộ thẩm định mới có thể nhận đƣợc các thông tin trung thực, cần thiết cho quy trình thẩm định, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin trong quá trình đầu tƣ dự án.

Cần có chế tài xử lý vi phạm trong việc lập báo cáo sai, đồng thời phải xử lý nghiêm các trƣờng hợp doang nghiệp cung cấp thông tin giả nhằm nâng cao pháp chế XHCN.

Tiếp tục hoàn thành hệ thống pháp luật, bổ sung hoàn chỉnh các văn bản hƣớng dẫn để có cơ chế đồng bộ cho việc thực hiện luật ngân hàng và các tổ chức cho vay. Đó cũng là những điều kiện đảm bảo cho sự cạnh tranh, phát triển lành mạnh của các ngân hàng.

Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội… Do đó, một môi trƣờng pháp lý đồng bộ và hoàn thiện sẽ giúp cho các ngân hàng thực hiện các khoản cho vay của mình một cách hiệu quả hơn.

Tăng cƣờng biện pháp quản lý của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp. Nhà nƣớc cần có biện pháp kinh tế hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh thống kê kế toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với các doanh nghiệp nhằm xác lập sự lành mạnh của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế giúp các ngân hàng xác định chính xác năng lực tài chính của đơn vị vay vốn.

Nhà nƣớc cần có các biện pháp, chính sách điều tiết vĩ mô, tạo môi trƣờng kinh doanh ấn định cho tất cả các thành phần kinh tế. Đây chính là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng nhu cầu vốn đầu tƣ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quy mô cho vay và các sản phẩm tiện ích khác.

Phát huy vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V. Điều lệ Quỹ cần thể hiện rõ cơ chế góp vốn của các thành viên là DNV&N theo hƣớng linh hoạt đối với nguồn vốn góp vƣợt mức tối thiểu. Các thành viên thông qua quỹ để huy động vốn đầu tƣ các dự án, chuyển hoá vốn của quỹ thành nguồn vốn của DNN&V trên cơ sở thoả thuận việc tăng giám vốn của các thành viên góp vốn nhƣ vậy vẫn bảo đảm an toàn của quỹ và thuận lợi cho DNN&V góp vốn công khai vào dự án.

Sửa đổi cơ bản quy chế quản lý ngoại tệ và cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng tự do hóa các giao dịch vãng lai, kiểm soát có sự lựa chọn các giao dịch tài khoản vốn, làm cho đồng tiền Việt Nam đƣợc tự do chuyển đổi, loại bỏ dần những hạn chế về mua bán ngoại tệ, về mở tài khoản thanh toán ngoại tệ ở nƣớc ngoài cũng nhƣ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán và tiết kiệm nội địa.

Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chƣơng trình về hội nhập an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chƣơng trình về hội nhập trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.

Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật ngân hàng về cấp phép hiện diện thƣơng mại, về tổ chức, hoạt động, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng kể cả trong và ngoài nƣớc hƣớng tới nguyên tắc không phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết và lộ trình gia nhập WTO, các quy định pháp luật cần tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và có thể dự báo. NHNN hiện đang dự thảo Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTMCP, Thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định 22 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên

doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt nam, trong đó sẽ cụ thể hoá các cam kết liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới nhƣ quản lý ngân quỹ, quản lý danh mục đầu tƣ, các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái sinh, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thuê mua tài chính…Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ theo hƣớng linh hoạt, chủ động theo kịp sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt đƣợc chính sách tiền tệ hiệu quả.

4.4.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý của NHNN trong hoạt động ngân hàng để phát hiện kịp thời xử lý những sai sót đồng thời thấy đƣợc những điểm chƣa hợp lý trong hệ thống văn bản quy pháp của NHNN, từ đó có sự thay đổi kịp thời và hợp lý.

Ngân hàng Nhà nƣớc cần tăng cƣờng năng lực điều hành chính sách tiền tệ, chức năng giám sát kiểm tra đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nƣớc cùng các NHTM quốc doanh cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của thị trƣờng liên ngân hàng, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu thanh khoản và tín dụng cho ngân hàng. Thiết lập và sớm đƣa ra hoạt động các công ty mua bán nợ góp phần xử lý các khoản nợ, lành mạnh hoá các khoản nợ của hệ thống ngân hàng.

Thực hiện chức năng chỉ đạo, định hƣớng và xây dựng một hệ thống thông tin nhiều chiều có chất lƣợng cao có thể cung cấp cho các NHTM thông qua cơ chế “mua - bán thông tin”. Cụ thể là có chính sách phát triển trung tâm thông tin cho vay của ngân hàng Nhà nƣớc (CIC) trở thành một cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho các NHTM. CIC phải chịu trách nhiệm về các thông tin do mình cung cấp.

Xây dựng chiến lƣợc của hoạt động ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng cơ chế chính sách và định hƣớng cụ thể của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)