Lĩnh vực kinh doanh của VIB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Lĩnh vực kinh doanh của VIB

Ngân hàng Quốc tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau:

(i) Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp: VIB cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp và các khách hàng kinh doanh khác nhau, bao gồm:

- Dịch vụ tín dụng.

- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. - Dịch vụ bảo lãnh.

- Dịch vụ thanh toán.

- Dịch vụ mua bán ngoại tệ.

Các khoản vay đƣợc cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ: Bổ sung vốn lƣu động, mua sắm trang bị tài sản cố định, đầu tƣ mở rộng sản xuất...

(ii) Dịch vụ Ngân hàng cá nhân: VIB cung cấp dịch vụ cho các cá nhân bao gồm: - Dịch vụ tiết kiệm. - Dịch vụ tín dụng tiêu dùng. - Dịch vụ thanh toán. - Dịch vụ xác nhận năng lực tài chính. - Dịch vụ thẻ. - Dịch vụ mua bán ngoại tệ.

Các khoản cho vay tiêu dùng nhằm mục đích sử dụng vốn cụ thể nhƣ: mua sắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vật dụng gia đình, đi du học, đầu tƣ cổ phiếu...

(iii) Dịch vụ Ngân hàng định chế: VIB cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng, tổ chức tài chính và tổ chức phi tài chính, bao gồm:

- Dịch vụ tiền gửi. - Dịch vụ quản lý tài sản. - Dịch vụ cho vay. - Dịch vụ đồng tài trợ. - Dịch vụ mua bán ngoại tệ. - Dịch vụ ngân quỹ………

Như vậy, Các sản phẩm tín dụng mà VIB dành cho các DNN&V gồm:

- Dịch vụ quản lý dòng tiền: Trả lƣơng qua tài khoản, Dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn, Chuyển tiền, Ngân quỹ.

- Dịch vụ tài trợ thƣơng mại: Thanh toán quốc tế, Tài trợ xuất khẩu, Tài trợ nhập khẩu, Dịch vụ bảo lãnh, Bảo lãnh thanh toán thuế xuất, nhập khẩu.

- Dịch vụ tiền vay: Tài trợ vốn lƣu động, Tài trợ vốn trung dài hạn.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử: Thanh toán trực tuyến VIB4U, Dịch vụ Mobile banking.

- Dịch vụ bao thanh toán: Bao thanh toán nội địa.

- Dịch vụ ngoại hối: Giao dịch ngay, Giao dịch hoán đổi, Giao dịch kỳ hạn, Giao dịch quyền chọn.

- Dịch vụ thu Ngân sách nhà nƣớc. - Dịch vụ thu hóa đơn tiền điện.

3.2.4. Sơ lược về VIB Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (gọi tắt là VIB Thái Nguyên) đƣợc thành lập ngày 16 tháng 10 năm 2007 có trụ sở tại số 661 - 663 Lƣơng Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên. Quyết định mở chi nhánh nằm trong chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới hoạt động của ngân hàng VIB, nằm trên địa bàn tiềm năng của thành phố Thái Nguyên. Với đặc điểm địa bàn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các cá nhân buôn bán... nên luôn có nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cũng tại khu vực này có khá nhiều ngân hàng cùng hoạt động nhƣ Agribank, Vietin Bank, BIDV, VPBank, Đông Á Bank, Maritime Bank,... do đó có sự cạnh tranh rất gay gắt, thị phần bị san sẻ nhiều, tuy nhiên chi nhánh luôn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm giữ khách hàng trung thành, đồng thời thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng đến với chi nhánh. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhƣng VIB Thái Nguyên luôn vƣơn lên để khẳng định chính mình. Cơ sở vật chất của chi nhánh đƣợc trang bị hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ nhƣng rất tận tụy với nghề. Định hƣớng phát triển của chi nhánh là tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, những hộ buôn bán nhỏ lẻ tại địa bàn của mình. Do xác định đƣợc rõ đối tƣợng mà mình phục vụ nên VIB Thái Nguyên luôn đƣa ra những phƣơng châm phục vụ phù hợp.

Hiện nay, địa bàn hoạt động của VIB Thái Nguyên đã đƣợc mở rộng với 2 phòng giao dịch trực thuộc là PGD Phan Đình Phùng và PGD Gang Thép. Cả hai PGD đều nằm trên những tuyến đƣờng trọng yếu của thành phố, nơi tập trung nhiều dân cƣ và có số lƣợng các doanh nghiệp tƣơng đối đông cho thấy VIB đang nỗ lực hết mình để khai thác mọi tiềm năng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Tƣơng tự các CN/PGD khác trong hệ thống, VIB Thái Nguyên hoạt động với các chức năng chủ yếu sau: (1) Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn (bằng VNĐ và ngoại tệ) của mọi tổ chức, cá nhân.

(2) Cho vay và đầu tƣ ngắn hạn, trung và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng và cho vay các thành phần kinh tế. (3) Cho thuê, cầm cố, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán L/C và các dịch vụ bảo lãnh khác. (4) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. (5) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác nhƣ thanh toán, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (VIB Card)...

VIB Thái Nguyên đƣợc kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các CN/PGD trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi tiền tại VIB Thái Nguyên và rút tiền tại bất kỳ nơi nào trong hệ thống VIB trên toàn quốc và ngƣợc lại, đƣợc cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (VIB4U, internet banking và mobile banking).

Giám đốc KHDN Giám đốc NHBL GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Khách hàng Cá nhân Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Giao dịch tín dụng Phòng Hành chính tổng hợp Bộ phận GDTD – Hành chính

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VIB Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng Hành chính- VIB Thái Nguyên)

(i) Ban giám đốc: Lãnh đạo của VIB Thái Nguyên gồm 01 giám đốc Chi nhánh, 01 Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ, 01 Giám đốc Trung tâm kinh doanh (Khối doanh nghiệp) và các trƣởng phòng của các phòng ban giám sát và điều hành mọi hoạt động công việc của ngân hàng.

- Tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh nhƣ: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, quan hệ hợp tác, đầu tƣ, …theo sự ủy nhiệm của Đại hội đồng cổ đông và Tổng Giám đốc.

- Kiểm tra, đôn đốc nhân viên dƣới quyền trong việc thực hiện các chính sách của nhà nƣớc, các quy định của VIB.

- Giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên tổng giám đốc hay các cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm về các nghiệp vụ và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ban giám đốc là đại diện pháp nhân của chi nhánh, và là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng Cổ đông.

(ii) Phòng KHCN và KHDN: Đây là hai phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế. Đây là nơi mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng dƣới nhiều hình thức, tùy theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng.

(iii) Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện các giao dịch với khách hàng nhƣ mở tài khoản, nhận tiền gửi của khách hàng, thanh toán, chuyển tiền, nộp NSNN.... Trực tiếp hạch toán kế toán, hạc toán thống kê theo quy định của NHNN và ngân hàng VIB Việt Nam.

(iv) Phòng Giao dịch tín dụng: Đây là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có chức năng theo dõi và quản lý các món vay nhƣ: hoàn thiện các thủ tục để giải ngân, kiểm tra món vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, xử lý nợ do các cán bộ tín dụng đảm nhiệm theo quy chế hiện hành.

(v) Phòng hành chính tổng hợp: Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh. Phụ trách công tác hành chính của văn phòng, lƣu trữ hồ sơ và quản lý nhân sự, theo dõi lƣu trữ công văn đến và công văn đi. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhƣng lại hỗ trợ rất nhiều cho các phòng ban khác.

3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh VIB Thái Nguyên

3.2.5.1. Hoạt động huy động vốn

Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, sau thời gian thực hiện mô hình hiện đại hoá, VIB Thái Nguyên đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô hoạt động, mạng lƣới và hiệu quả kinh doanh. VIB Thái Nguyên đã tổ chức huy động vốn có hiệu quả khơi dậy tiềm năng vốn trong dân cƣ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kinh doanh có hiệu quả, từ đó tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng thêm các hình thức huy động tiền gửi và đầu tƣ khác nhau trong từng thời kỳ. Trong những năm gần đây, VIB Thái Nguyên đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn tại VIB Thái Nguyên (2010-2012)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.516 2.838 3.128 322 12,8 290 10,22 VNĐ 2.080 2.338 2.548 258 12,4 210 9,0 Ngoại tệ quy VNĐ 436 500 580 64 14,7 80 16,0

(Nguồn: Số liệu Báo cáo tổng kết của VIB Thái Nguyên)

Công tác huy động vốn năm 2010 có những chuyển biến tích cực: quy mô và tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối khá (13%) và chủ yếu tăng trƣởng vào những tháng cuối năm. Nhƣng đến năm 2011 tốc độ tăng thấp hơn so với các năm trƣớc do tình hình biến động giá cả thị trƣờng đã làm cho luồng tiền dịch chuyển từ tiền gửi đầu tƣ sang vàng, ngoại tệ, đầu tƣ đất đai nhà cửa có lợi nhuận cao hơn và bảo toàn đƣợc giá trị của đồng tiền. Kết quả huy động vốn đạt đƣợc trong ba năm qua là sự nỗ lực phấn đấu của VIB Thái Nguyên, bằng việc phát huy ƣu thế và triển khai nhiều hình thức huy động vốn phong phú, hấp dẫn nhƣ: huy động tiết kiệm dự thƣởng,… VIB Thái Nguyên luôn giữ vững và duy trì quan hệ giao dịch với nhiều doanh nghiệp có số dƣ tiền gửi lớn, có hoạt động thanh toán thƣờng xuyên nhƣ: Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thƣơng Mại Thái Hƣng, Công ty thuốc thú Y Đức Hạnh Marphavet, Công ty TNHH An Minh, Công ty ... Ngoài ra, VIB Thái Nguyên còn đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo, đổi mới phong cách giao dịch,…góp phần thu hút nhiều nguồn tiền gửi của các tổ chứ kinh tế xã hội và cá nhân khác trên địa bàn.

3.2.5.2. Hoạt động sử dụng vốn 1480.8 1539.2 1648.7 1350 1400 1450 1500 1550 1600 1650

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ

Biểu đồ 3.1: Tổng dư nợ cho vay của VIB Thái Nguyên

Cũng nhƣ các NHTM khác, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của VIB Thái Nguyên. Tính đến 31/12/2011, tổng dƣ nợ cho vay của VIB Thái Nguyên đạt 1.539,2 tỷ đồng, tăng 58,4 tỷ đồng (3,9%) so với cùng kỳ năm 2010. Đến năm 2012, tổng doanh số cho vay đạt 1.648,7 tỷ đồng tăng 109,5 tỷ đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng là 7,1%, tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng năm 2011. Điều này cho thấy trong hoạt động sử dụng vốn chất lƣợng cho vay đã đƣợc chú trọng hơn, nợ tồn đọng giảm dần qua các năm và không phát sinh các khoản nợ xấu (gồm nợ khó đòi và nợ quá hạn) mới. Có thể nói trong năm 2012, VIB Thái Nguyên đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trên địa bàn. Nguồn vốn cho vay mà VIB Thái Nguyên cung cấp đã góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp đủ vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời phát huy tiềm năng về đất đai và lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.

Nhìn chung trong những năm gần đây, tỷ lệ cho vay của VIB Thái Nguyên đều tăng cao. VIB Thái Nguyên cũng không ngừng mở rộng cho vay đối với các loại khách hàng: các doanh nghiệp tƣ nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, đi lao động nƣớc ngoài, tài trợ cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu… Việc đa dạng hóa các đối tƣợng cho vay, các loại hình cho vay đã góp phần thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với VIB Thái Nguyên, từ đó góp phần làm tăng doanh thu cho chi nhánh và giảm thiểu rủi ro.

3.2.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh tại ngân hàng VIB Thái Nguyên (2010 - 2012)

Đơn vị tính: triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 184.119 207.336 242.800 23.217 12,61 35.464 17,1 Tổng chi phí 150.436 172.924 205.377 22.488 14,95 32.453 18,77

(Nguồn: Số liệu tổng kết của ngân hàng VIB Thái Nguyên)

Năm 2011: tổng thu nhập 207.336 triệu đồng, tăng 12,61% so với 2010, tổng chi phí 172.924 triệu đồng tăng 14,95% so với 2010. Lợi nhuận là 34.321 triệu đồng, tốc độ tăng là 1,9% so với 2010.

Tổng thu nhập năm 2012 tăng 35.464 triệu đồng (gấp 1,17 lần) so với năm 2011, tổng chi phí so với năm trƣớc cũng tăng lên gấp gần 1,19 lần (tăng 32.453 triệu đồng). Lợi nhuận tăng 3.101 triệu đồng, tốc độ tăng hơn 9% so với năm 2011 (xem bảng 3.2).

Trong ba năm qua, VIB Thái Nguyên đã đạt đƣợc kết quả cao nhất từ khi thành lập. Để đạt đƣợc những thành quả trên, VIB Thái Nguyên phải tập trung vào nhiều biện pháp và giải pháp tích cực: vừa phải giữ vững thị trƣờng cũ để ổn định kinh doanh, vừa tích cực phát triển thêm thị trƣờng mới, khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của nhiều địa bàn. Điểm đặc biệt, thị trƣờng TP.Thái Nguyên là một thị trƣờng mới và chƣa có nhiều tiềm năng, nhƣng đã sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM khác, kể cả NHTM nhà nƣớc cũng nhƣ các NHTMCP, vì thế rất khó khăn trong việc chiếm giữ thị phần về nguồn vốn cho vay. Vƣợt qua khó khăn này, VIB Thái Nguyên đã đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lƣợng cho vay và cải tiến thái độ phục vụ khách hàng, bởi gần 60% lợi nhuận của chi nhánh là do nguồn cho vay đem lại. Việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cho vay đã VIB Thái Nguyên thực hiện mạnh mẽ ngay từ khi thành lập.

3.2.5.4. Các hoạt động khác

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Việc thay đổi không ổn định của tỷ giá trong thời gian gần đây cũng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhƣng VIB Thái Nguyên luôn tăng cƣờng công tác quản lý ngoại tệ, đáp Lợi nhuận 33.682 34.321 37.422 639 1,9 3.101 9,04

ứng mọi nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng, doanh số kinh doanh năm 2012 tăng 1,16 lần so với năm 2011.

Hoạt động thanh toán: Với công nghệ hiện đại, các cán bộ đƣợc đào tạo bài bản, trình độ nâng cao nên việc thanh toán chuyển tiền đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác đã ngày càng thu hút khách hàng mới tới giao dịch, cũng nhƣ khôi phục lại mối quan hệ với khách hàng cũ. Đến 31/12/2012 tổng số tài khoản hoạt động tại VIB Thái Nguyên là 2.784 tài khoản, tạo ra khối lƣợng giao dịch lớn, làm tăng thu nhập cho VIB Thái Nguyên.

3.3. Thực trạng tín dụng của các DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên

Mẫu khảo sát 150 DNN&V thu về đều hợp lệ. Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét từng nhân tố đã đƣợc giả thiết có ảnh hƣởng đến tín dụng của doanh nghiệp DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên.

3.3.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu các DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên

3.3.1.1. Các loại hình DNN&V

Trong 3 loại hình doanh nghiệp kinh điển là tƣ nhân, công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì khối công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn chiếm 36%; sau đó là khối doanh nghiệp tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)