Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Phƣơng pháp duy vật biện chứng là cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Mở rộng tín dụng cho các DNN&V tại VIB Thái Nguyên đƣợc xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó, ràng buộc liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, có nhiều yếu tố tác động tới việc mở rộng tín dụng cho các DNN&V tại VIB Thái Nguyên, do vậy đề tài xem xét việc mở rộng tín dụng cho các DNN&V tại VIB Thái Nguyên dƣới sự thay đổi của các yếu tố khác nhau (chủ quan và khách quan).

2.2.2. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã sử dụng 2 nguồn số liệu đó là số liệu thứ cấp và số liệu số liệu sơ cấp để phân tích thực trạng tín dụng đối với DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên tại VIB Thái Nguyên.

(i)Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Tác giả đã sử dụng thông tin thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình; các dữ liệu thứ cấp đƣợc tác giả thu thập qua các nguồn sau:

- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách quốc gia, dữ liệu của hiệp hội ngân hàng

- Các báo cáo đánh giá về chiến lƣợc, năng lực … của các tổ chức, định chế tài chính quốc tế về VIB.

- Báo cáo về tình hình tín dụng, triển khai tin dụng, huy động của hệ thống chi nhánh các ngân hàng tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trƣờng đại học; các báo cáo của các NHTM.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; các bài viết phân tích về tình hình tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc.

(ii) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập theo phƣơng pháp phiếu điều tra, phỏng vấn sâu. Điều tra đƣợc thực hiện tại 150 DNN&V trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể:

- Là DNN&V theo quy định của nghị định 90/2001/NĐ-CP.

- Đối tƣợng phỏng vấn là các chủ DNN&V hoặc nhà quản lý đƣợc chủ DNN&V ủy quyền.

- Hiệp hội doanh nghiệp DNN&V tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian điều tra đƣợc tiến hành từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012, điều tra thực tế tháng 12 năm 2012.

Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đã đề tác giả đã tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu này vì ngƣời trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Thiết kế phiếu điều tra: Bảng câu hỏi để các DNN&V tự trả lời đã đƣợc sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau:

- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.

- Đảm bảo đƣợc tính ẩn danh cao vì ngƣời nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.

Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu chúng ta có thể có đƣợc những thông tin cần thiết từ số lƣợng lớn ngƣời trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả

Từ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thành ba nhóm:

- Nhóm 1: Các câu hỏi mô tả chung về DNN&V; bao gồm ba câu hỏi lớn (xem chi tiết phụ lục)

- Nhóm 2: Các câu hỏi đánh giá cảm nhận của DNN&V đối với VIB Thái Nguyên, bao gồm 4 câu hỏi lớn (xem chi tiết phụ lục)

- Nhóm 3: Các câu hỏi đo lƣờng, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận vốn vay tại VIB Thái Nguyên của DNN&V bao gồm 21 câu hỏi lựa chọn.

Phỏng vấn kiểm tra và hiệu chỉnh bảng câu hỏi: nhằm kiểm tra xem ngƣời đƣợc hỏi có hiểu đúng ý câu hỏi hay không, tỷ lệ hiểu sai là nhiều hay ít. Họ quan tâm nhiều đến điều gì, có điều gì mà bảng câu hỏi chƣa đề cập đến hay không để hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Cách thức thực hiện:

- Chọn ngẫu nhiên 10 DNN&V trong mẫu nghiên cứu; dựa vào mô hình nghiên cứu để xem xét các câu trả lời của họ, xem họ hiểu nhƣ thế nào; Có đúng với ý câu hỏi muốn hỏi không? Tỷ lệ hiểu sai có nhiều không? Cuối cùng trên cơ sở kết quả kiểm tra tác giả sẽ hiệu chỉnh bảng câu hỏi theo kết quả khảo sát.

- Tác giả gọi điện trao đổi và sau đó gửi thƣ điện tử có đính kèm bảng hỏi để các đối tƣợng trả lời.

- Tác giả tiến hành gặp gỡ 10 DNN&V để trao đổi xác minh lại thêm các câu hỏi họ đã trả lời nhằm giải đáp các thắc mắc.

Triển khai thu thập số liệu: Trên cơ sở danh sách 150 DNN&V tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu nhƣ sau:

Bước 1: Tiến hành gửi thƣ điện tử cho các đối tƣợng phỏng vấn nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cƣơng nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng đƣợc đính kèm theo bảng câu hỏi để

phục vụ cho những ngƣời có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng nhƣ cái khái niệm đƣợc sử dụng trong bảng câu hỏi.

Nhằm đảm bảo đối tƣợng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong thƣ điện tƣ gửi đi và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều có nhấn mạnh đến các đặc điểm của đối tƣợng khảo sát để loại các đối tƣợng không phù hợp. Nhằm đảo bảo tính bảo mật của ngƣời trả lời, trên bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài cùng với cam kết bảo mật thông tin cho ngƣời trả lời.

Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đối tƣợng phỏng vấn biết về việc đã gửi thƣ yêu cầu điều tra và xin phép, đề nghị các đối tƣợng phỏng vấn hợp tác trả lời. Việc gọi điện này nhằm hạn chế tính trì hoãn về thời gian của thƣ điện tử, cũng nhƣ góp phần thúc đẩy các đối tƣợng phỏng vấn trả lời nhanh chóng các câu hỏi.

Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời quan thƣ điện tử

Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đối tƣợng phỏng vấn nếu nhƣ các câu trả lời của họ chƣa đủ ý hoặc rõ nghĩa; hơn nữa trong một số trƣờng hợp có một số đối tƣợng phỏng vấn không có thói quen kiểm tra thƣ điện tử thƣờng xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập đƣợc ý kiến của họ.

Tổng hợp thông tin: Từ các số liệu thu thập đƣợc tác giả tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu (i) Phương pháp phân tổ thống kê

Quá trình phân tích đƣợc tiến hành phân tổ theo các tiêu thức khác nhau liên quan đến tín dụng của ngân hàng đối với các DNN&V.

(ii) Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo ngân hàng, các chuyên gia tài chính - ngân hàng, các cán bộ quản lý, các tổ chức và cá nhân có kinh nghiệm trong việc đánh giá tín dụng cho các DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên tại ngân hàng VIB Thái Nguyên.

(iii) Phương pháp so sánh

Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp đã điều tra, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét tín dụng ngân hàng cho các DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên tại ngân hàng VIB Thái Nguyên, so sánh giữa các năm, so sánh với các ngân hàng khác, giữa các DNN&V tham gia tín dụng tại ngân hàng với nhau. Từ đó, xác định rõ nguyên nhân và những tồn tại đối với tín dụng ngân hàng cho các DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên và vai trò của VIB Thái Nguyên, để từ đó tìm giải pháp mở rộng tín dụng cho các DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên tại VIB Thái Nguyên.

(v) Những công cụ phân tích số liệu

Đề tài sử dụng một số công cụ chủ yếu để phân tích số liệu, đó là: - Công cụ phân tích định tính và định lƣợng

- Sử dụng một số mô hình tƣơng quan để xác định mối quan hệ của các nhân tố đến mở rộng tín dụng cho các DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên tại VIB Thái Nguyên.

- Sử dụng hệ thống bảng, biểu và sơ đồ để biểu diễn số liệu phục vụ cho phân tích.

- Ứng dụng các phần mềm tin học nhƣ Exel có bản quyền để phân tích số liệu, chạy hàm, vẽ đồ thị, bảng - biểu và xử lý số liệu.

Nhƣ vậy, toàn bộ phƣơng pháp nghiên cứu về tín dụng cho các DNN&V tại VIB Thái Nguyên, nội dung bao gồm việc lựa chọn mẫu nghiên cứu, quy mô mẫu, quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi, phƣơng pháp xử lý dữ liệu... Những vấn đề này là nền tảng cho việc nghiên cứu và trình bày kết quả trong chƣơng 3 nhằm đề ra các giải pháp trong chƣơng 4.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN TẠI VIB THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2 dân số trung bình đến 31/12/2009 là 1.127.430 nghìn ngƣời. Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giao dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nƣớc, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lƣu đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ. đƣờng sắt, đƣờng sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn.

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với 7 trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100 nghìn lao động, xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lƣu kinh tế với các tỉnh,

thành phố trong vùng, trong cả nƣớc cũng nhƣ với nƣớc ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Trong 7 huyện có 2 huyện là vùng đặc biệt khó khăn là: huyện Định hóa và huyện Võ Nhai; 5 huyện còn lại đều là vùng khó khăn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhƣng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhƣng vẫn chƣa có xu hƣớng giảm.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1% (kế hoạch điều chỉnh là tăng 9%); GDP bình quân đầu ngƣời năm 2009 ƣớc đạt 14,6 triệu đồng, vƣợt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/ngƣời so với năm 2008; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch đầu năm và tăng 14% so với năm 2008; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc đạt 65,38 triệu USD, bằng 93,4% kế hoạch điều chỉnh. Trong đó, xuất khẩu địa phƣơng là 52,17 triệu USD, bằng 65,8% so với cùng kỳ; Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 1.631,87 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trong cân đối là 1.422,37 tỷ đồng, bằng 124,22% dự toán đầu năm; bằng 108% dự toán điều chỉnh và tăng 28,48% so với năm 2008. Riêng thu nội địa 1.308,17 tỷ đồng; bằng 120,57% dự toán đầu năm; bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21% so với

năm 2008; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ƣớc đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ƣớc đạt 47 triệu đồng, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vƣợt mục tiêu kế hoạch đề ra đầu năm là tăng 8% trong năm 2009; Sản lƣợng lƣơng thực có hạt ƣớc đạt 408,3 nghìn tấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008; Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng; doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nƣớc) đạt 6.565 ha, tăng 11,4% so với trồng mới năm 2008. Trong đó, riêng địa phƣơng trồng theo dự án 661 đạt 5.045 ha, bằng 112,1% kế hoạch; Diện tích chè trồng mới và trồng lại đƣợc 709 ha, đạt 118,2% kế hoạch; Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2009 là 48,6%, thấp hơn 0,4% so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 49%; Tỷ lệ sử dụng nƣớc sạch ở nông thôn là 84%, đạt mục tiêu kế hoạch;

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12% - 13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trƣởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 13,5% - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5%/năm.

- GDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)