Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 96 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.3. Nguyên nhân hạn chế

3.5.3.1. Nguyên nhân từ VIB Thái Nguyên

Chất lƣợng cho vay không ngừng đƣợc nâng cao trong những năm qua, công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng đã có nhiều cố gắng nhƣng tỷ lệ nợ xấu vẫn cao và

còn chậm so với yêu cầu. Nhiều khoản nợ đã lên kế hoạch xử lý nhƣng cho đến nay vẫn kéo dài.

Các cán bộ trẻ còn hạn chế về khả năng phân tích và nắm bắt doanh nghiệp, không độc lập phân tích đƣợc tình hình tài chính doanh nghiệp, chủ yếu nói và phân tích theo doanh nghiệp mà không cần đánh giá đƣợc tính khả thi của dự án; thiếu tính thông tin, thiếu xác minh, đối chiếu; không đáp ứng đầy đủ nguyên tắc, các bƣớc tiến hành của một món cho vay, không tuân thủ quy định của ngân hàng về kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay.

Khả năng cho vay của chi nhánh còn hạn chế. VIB Thái Nguyên cần có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng để từ đó đa dạng hoá lĩnh vực cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

VIB Thái Nguyên còn thiếu những thông tin trung thực về doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều dự án có tính khả thi nhƣng chi nhánh không dám cho vay hoặc ngƣợc lại, nhiều dự án hiệu quả không cao nhƣng chi nhánh vẫn cho vay do những thông tin đƣợc cấp là không chính xác.

Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay chƣa thực sự phát huy hiệu quả, chƣa có một quy chế đủ hiệu lực đƣa các NHTM, tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng vào guồng máy để có sự hợp tác và tƣơng trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa đủ mạnh, chƣa thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất. Chất lƣợng kiểm tra, phúc tra và sửa chữa sai sót kiểm tra chƣa cao, khắc phục xử lý chƣa kiên quyết và dứt điểm.

3.5.3.2. Nguyên nhân từ các DNN&V ở tỉnh Thái Nguyên

Do trình độ quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế nên thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí không cần thiết dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng.

Nhiều khách hàng đến chi nhánh vay vốn nhƣng lại chƣa có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, nhất là nhóm khách hàng tƣ nhân.

Khách hàng cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tài chính chƣa đầy đủ, nếu có thì không kịp thời và sai lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh.

Vốn tự có của các doanh nghiệp, nhất là các DNTN thấp. Trong khi cho vay trung - dài hạn phải đảm bảo tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia đầu tƣ từ 30 - 50% tổng vốn đầu tƣ của dự án, VIB Thái Nguyên chỉ cho vay phần vốn còn thiếu tức là từ 50 - 70% tổng vốn đầu tƣ của dự án. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp lại không đáp ứng đủ điều kiện về vốn tự có, về tài sản thế chấp, về tính khả thi của dự án nên không đủ điều kiện để chi nhánh cho vay.

3.5.3.3. Các nguyên nhân khác

Do nền kinh tế trong nƣớc chƣa ổn định, nhiều doanh nghiệp chƣa tiếp cận đƣợc thị trƣờng nên không có dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đầu tƣ hàng triệu USD để nhập dây chuyền sản xuất hiện đại, công trình chƣa kịp thu hồi vốn thì trên thị trƣờng đã tràn ngập những sản phẩm ngoại nhập chất lƣợng cao dẫn đến việc thị trƣờng bị bão hòa loại sản phẩm đó, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có tiền trả nợ cho ngân hàng.

Do có sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng nên lãi suất cho vay giảm, đây là một yếu tố ảnh hƣởng tới việc giảm lợi nhuận cho vay của chi nhánh.

Một số yếu tố của môi trƣờng kinh tế vĩ mô chƣa thật ổn định, đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ giảm trong những năm gần đây.

Hệ thống pháp luật Việt Nam với các bộ luật và hệ thống các văn bản dƣới luật chƣa đƣợc đầy đủ, đồng bộ, hợp lý cũng nhƣ môi trƣờng pháp lý cho kinh doanh tín dụng chƣa đƣợc hoàn thiện nên không đảm bảo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế. Mặt khác, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc đã khiến cho hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn..

Chính sách, thể lệ, chế độ cho vay ngân hàng chƣa thống nhất, chặt chẽ; hoạt động cạnh tranh trong khu vực ngân hàng bên cạnh những yếu tố tích cực, đã xuất hiện một số tồn tại. Việc cho phép đƣợc vay chéo hoặc cho vay các doanh nghiệp ở xa trụ sở hoạt động của ngân hàng trƣớc đây đã làm cho việc theo dõi quản lý tiền vay khó khăn và dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)