Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

- DNN&V tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh tế. - DNN&V có tính năng động và linh hoạt cao.

- DNN&V có bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhe, có hiệu quả. - DNN&V có vốn đầu tƣ ban đầu thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh. - Cạnh tranh giữa những DNN&V là cạnh tranh hoàn hảo.

Bên cạnh những đặc điểm thể hiện ƣu điểm của DNN&V thì còn có một số điểm còn hạn chế:

- Vị thế trên thị trƣờng thấp, tiềm lực tài chính nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp. - Ít có khả năng huy động vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ cao.

- Ít có điều kiện để đào tạo nhân công, đầu tƣ cho nghiên cứu, thiết kế cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm.

- Trong nhiều trƣờng hợp thƣờng bị động vì phụ thuộc vào hƣớng phát triển của các doanh nghiệp lớn và tồn tại nhƣ một bộ phận của doanh nghiệp lớn.

1.2.3. Vị trí và vai trò của DNN&V trong nền kinh tế thị trường

- Về số lƣợng: các DNN&V chiếm ƣu thế tuyệt đối.

- DNN&V có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại nhƣ một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong nền kinh tế mỗi nƣớc.

- Sự phát triển của doanh nghiệp DNN&V góp phần quan trọng trong việc giải quyết những mục tiêu kinh tế - xã hội.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành của DNN&V

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Chính sách và cơ chế quản lý của nhà nƣớc.

- Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý doanh nghiệp.

- Sự phát triển và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. - Tình hình thị trƣờng.

1.2.5. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển DNN&V

- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích.

- Tín dụng ngân hàng góp phần bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp đƣợc liên tục thuận lợi.

- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNN&V.

- Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro.

- Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ƣu cho DNN&V.

1.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V [2]

Các DNN&V thƣờng có chu kỳ kinh doanh không ổn định, khả năng chuyên môn hóa không cao, thấy lợi nhuận ở đâu cao là tập trung làm ở đó, nên khó xác định đƣợc thế mạnh cũng nhƣ tìm ra nhu cầu vốn thực sự cần tài trợ.

Các DNN&V yếu về khả năng quản trị tài chính, nên hệ thống kế toán thƣờng không minh bạch, khó kiểm tra, đa số doanh nghiệp thƣờng có 2 đến 3 loại báo cáo tài chính, nên khó xác định đƣợc lỗ, lãi của họ, khó xác định hiệu quả kinh doanh, nên thƣờng mất nhiều thời gian thẩm định hơn các đối tƣợng khách hàng khác.

Các DNN&V là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bởi sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc, vì đa số các doanh nghiệp này không có chiến lƣợc dài hạn cũng nhƣ khả năng cập nhật thông tin, vì thế cho vay đối với DNN&V thƣờng rủi ro hơn đối với cho vay doanh nghiệp lớn.

Các DNN&V thƣờng có nhu cầu vay lớn so với quy mô kinh doanh, trong khi đó lại gặp rất nhiều hạn chế về tài sản bảo đảm. Đa số các doanh nghiệp này thƣờng thuộc diện không đƣợc tín chấp tại các tổ chức tín dụng.

1.2.7. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của các DNN&V

1.2.7.1. Chỉ tiêu tổngdư nợ

Tổng dƣ nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lƣợng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dƣ nợ bao gồm dƣ nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dƣ nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng cho vay càng cao bởi vì đằng sau những khoản cho vay đó còn những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.

Chỉ tiêu tổng dƣ nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dƣ nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết đƣợc dƣ nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

1.2.7.2. Hiệu suất sử dụng vốn

Tổng dƣ nợ cho vay Hiệu suất sử dụng vốn =

Tổng nguồn vốn huy động

Hiệu suất sử dụng vốn phản ánh kết quả sử dụng vốn để đầu tƣ của NHTM. Chỉ số này cao chứng tỏ nguồn vốn huy động đã đƣợc ngân hàng sử dụng để cho vay. Ngƣợc lại, nếu hiệu suất này thấp chứng tỏ nguồn vốn huy động đã bị ứ đọng, không đƣợc sử dụng để cho vay, do đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời tăng trƣởng dƣ nợ hoặc giảm nguồn vốn huy động.

1.2.7.3. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, thƣờng là một năm. Bên cạnh đó chỉ tiêu này còn cho ta thấy hoạt động cho vay qua các năm, từ đó cho ta thấy xu hƣớng hoạt động cho vay. Ngoài ra, doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của khoản

tín dụng còn tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay qua các thời kỳ.

Doanh số cho vay lớn và tốc độ cho vay nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng là tốt. Tuy nhiên chỉ tiêu này chƣa đủ để phản ánh chất lƣợng cho vay của ngân hàng.

1.2.7.4. Doanh số thu nợ

Chỉ tiêu này đo lƣờng tỷ trọng của doanh số thu nợ qua các thời kỳ. tỷ trọng doanh số thu nợ càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ cho vay của ngân hàng đang đƣợc tiến hành tốt hơn, đồng thời cũng cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đang gặp thuận lợi, bởi lẽ chỉ có mở rộng quy mô cho vay thì mới có thể tăng doanh số thu nợ một cách đều đặn. Ngƣợc lại, tỷ trọng này thấp thì có thể là doanh số cho vay giảm sút hoặc công tác thu nợ gặp khó khăn, hoặc cả hai. Điều đó cho thấy chất lƣợng cho vay của ngân hàng không tốt.

1.2.7.5. Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Chỉ tiêu này cho biết trên tổng số cho vay trong thời kỳ ngân hàng đã thu đƣợc bao nhiêu nợ, điều đó thể hiện hiệu quả của hoạt động cho vay. Hệ số thu nợ lớn cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng là tốt, vốn tín dụng đã cấp đƣợc thu hồi đầy đủ để tiếp tục cho vay.

1.2.7.6. Tỷ lệ nợ quá hạn

Khi quyết định tài trợ vốn cho khách hàng, ngân hàng luôn quan tâm tới khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Đến hạn trả nợ nếu ngƣời vay không trả đƣợc và không đƣợc gia hạn thì khoản vay này sẽ chuyển sang nợ quá hạn, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn vào ra, Ngân hàng phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán cho hoạt động huy động vốn.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100(%) Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn, tỷ lệ này phản ánh rõ nhất chất lƣợng cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao ngân hàng gặp nhiều khó khăn, tính an toàn của khoản vay thấp, khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến sự tồn tại của ngân hàng.

Khi đánh giá chất lƣợng cho vay, công việc đầu tiên của nhà phân tích là phải phân loại nợ để có biện pháp quản lý có hiệu quả. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, các khoản nợ của NHTM đƣợc chia thành 5 nhóm nhƣ sau:

- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Để đánh giá chính xác hơn chất lƣợng cho vay, ngƣời ta chia tỷ lệ nợ quá hạn ra làm hai loại:

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 có khả năng thu hồi (%) Dƣ nợ quá hạn

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Tỷ lệ nợ quá hạn không = x 100 có khả năng thu hồi (%) Dƣ nợ quá hạn

Hai chỉ tiêu này cho ta biết đƣợc bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng dƣ nợ quá hạn của ngân hàng có khả năng thu hồi đƣợc, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Do vậy sử dụng thêm hai chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác chất lƣợng cho vay của NHTM.

1.2.7.7. Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu thƣờng đƣợc các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lƣợng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Tổng dƣ nợ

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhƣng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lƣợng cho vay càng cao.

1.2.7.8. Thu nhập từ hoạt động cho vay

Không thể nói một khoản cho vay có chất lƣợng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do cho vay đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi đƣợc gốc mà còn có lãi, đảm bảo đƣợc độ an toàn của nguồn vốn cho vay.

Thu nhập từ Lãi từ hoạt động cho vay hoạt động cho vay =

Tổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu NHTM chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng đƣợc thu nhập từ hoạt động cho vay thì tỷ lệ nợ quá

hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Hoạt động cho vay đƣợc mở rộng chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng của NHTM đối với các DNN&V

Tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thƣơng mại và của toàn xã hội, tín dụng của NHTM đối với các DNN&V chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố [2], bao gồm:

1.2.8.1. Nhóm các nhân tố chủ quan a. Nhân tố thuộc về phía DNN&V

DNN&V là ngƣời trực tiếp sử dụng vốn của NHTM để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, việc ngân hàng có thu hồi đƣợc khoản cho vay hay không phụ thuộc vào doanh nghiệp, vì vậy nhân tố doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động cho vay. Khi đến ngân hàng xin vay vốn doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện đó thể hiện ở những mặt sau:

(i) Năng lực quản lý của DNN&V: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có bộ máy quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp thực hiện quản lý kinh doanh chặt chẽ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng.

(ii) Năng lực tài chính của DNN&V: Năng lực tài chính của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua nguồn vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn. Nó còn đƣợc thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Nhƣ vậy năng lực tài chính của doanh nghiệp càng lớn sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tài chính cho ngân hàng.

(iii) Tính khả thi dự án của DNN&V: Khi cấp tín dụng ngân hàng luôn phải xem xét tính khả thi của dự án mà các DNN&V đầu tƣ vào đó. Dự án đó phải đƣợc xây dựng đúng quy trình, tính toán chính xác lôgic, mang lại tính khả thi cao. Ngƣợc lại khi dự án không có tính khả thi ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng ngân hàng sẽ không cấp vốn.

Ngoài ra, yếu tố chủ quan của DNN&V cũng ảnh hƣởng tới chất lƣợng cho vay, đó là các vấn đề về tƣ cách pháp nhân, thể nhân, năng lực điều hành sản

xuất kinh doanh, uy tín đạo đức, khả năng tổ chức quản lý… Khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán hay doanh nghiệp cố tình không trả cho ngân hàng sẽ ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

b. Các nhân tố thuộc về phía NHTM

(i) Quy mô và uy tín của NHTM có ảnh hưởng tới lượng tín dụng: Ngân hàng có lƣợng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lƣới chi nhánh để thuận tiện giao dịch với khách hàng hay không. Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnh hƣởng tới lƣợng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

(ii) Tổ chức hoạt động của NHTM: Tổ chức ngân hàng cần đƣợc đảm bảo ổn định, sự linh hoạt trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay là cơ sở để nâng cao chất lƣợng cho vay. Do hoạt động cho vay là loại hình kinh doanh tiền tệ có nhiều rủi ro nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận của một ngân hàng nói riêng cũng nhƣ trong toàn bộ hệ thống NHTM nói chung. Việc thiết lập các mối quan hệ tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả hoạt động cho vay.

(iii) Các chính sách, quy định của NHTM: Đó là các quy định về lãi suất cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với tình hình doanh nghiệp hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phƣơng thức giải ngân và thanh toán. Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, nếu thời gian thẩm định quá dài thì doanh nghiệp sẽ lỡ mất cơ hội và sẽ tìm tới các ngân hàng khác.

(iv) Chính sách marketing của NHTM: Ngân hàng cần tăng cƣờng các hoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)