Một số thông tin về tình hình sản xuất thủy sản huyện Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 60 - 64)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Một số thông tin về tình hình sản xuất thủy sản huyện Na

Huyện Na Hang được đánh giá có nguồn tài nguyên nước phong phú với nhiều hồ, ao, sông, suối. Đặc biệt Na Hang có hồ thủy điện với tổng sốdiện tích trên 8.000 ha lòng hồ thủy điện. Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện có thể đạt tới 5.000 - 6.000 ha,có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và khai thác thủy sản. Trong đó, để phát triển bền vững việc nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng, không chỉ đối với việc gia tăng sản lượng mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái.Là địa phương có thế mạnh để phát triển thủy sản, những năm qua, tỷ trọng về thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Na Hang không ngừng tăng lên cả số lượng và chất lượng. Để nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, UBND huyện Na Hang đã thông qua quy hoạch phát triển thủy sản huyện giai đoạn 2011 - 2020 với quan điểm xây dựng ngành thủy sản thành một ngành nghề sản xuất chính tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo ra sản phẩm hàng hóa; phát huy và khai thác tiềm năng, lợi thế đối với các eo ngách và mặt hồ thủy điện Tuyên Quang, đẩy nhanh hoàn thiện xây dựng cơ bản các công trình phục vụ phát triển thủy sản như trại cá giống, bến cá, xây dựng thêm cơ sở hậu cần chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản như: Kho lạnh, xưởng sản xuất nước đá, xưởng chế biến thức ăn cho cá, xưởng sơ chế sản phẩm thủy sản.…

Song song với đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý và phát triển thủy sản, tập trung đào tạo nghề cho nông dân tham gia nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn tổ chức sản xuất cho các hộ dân theo hướng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Huyện tiếp tục đầu tư các chương trình, dự án phụ trợ, trong đó ưu tiên đầu tư vào cảng cá, sản xuất giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng tới thị trường

xuất khẩu các loại cá đặc sản. Xây dựng chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý các sai phạm trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật,... Việc nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế được huyện Na Hang chú trọng, xây dựng ngành thủy sản thành một ngành nghề sản xuất chính tạo ra sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Chính vì vậy, trong các năm 2015-2017 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện biến động từ 4.524 ha năm 2015, sau đó giảm xuống và ổn định ở quy mô 4.512 ha vào các năm 2016 và 2017. Tuy nhiên sản lượng thủy sản toàn huyện không giảm mà không ngừng tăng, từ 607,7 tấn năm 2016, lên 618,2 tấn năm 2016 và đạt kỷ lục 633,2 tấn vào năm 2017, do gia tăng về năng suất đầu tư thâm canh. Vì thế giá trị sản lượng thủy sản toàn huyện tăng từ 27.350 triệu đồng năm 2015, lên 27.812 triệu đồng năm 2016 và đạt kỷ lục 28.496 triệu đồng năm 2017 (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tình hình sản xuất thủy sản huyện Na Hang các năm 2015-2017

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2015 2016 2017

Diện tích nuôi trồng toàn huyện Ha 4.524,0 4.512,0 4.512,0

Sản lượng toàn huyện Tấn 607,8 618,2 633,2

Diện tích ao, hồ nhỏ, ruộng Ha 72,0 60,0 60,0 Sản lượng ao, hồ nhỏ, ruộng Tấn 86,4 72,0 72,0 Diện tích nuôi hồ thuỷ điện Ha 4.452,0 4.452,0 4.452,0 Sản lượng khai thác tự nhiên từ hồ Tấn 329,4 311,6 311,6 Diện tích nuôi trong eo ngách Ha 40,5 40,5 40,5 Sản lượng nuôi trong eo ngách Tấn 46,5 46,5 40,5

Số lồng nuôi Lồng 400,0 400,0 500,0

Sản lượng nuôi lồng Tấn 145,4 188,1 209,1

Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 27.350 27.821 28.496

Trong cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện, lợi thế của Na Hang là hồ thủy điện Na Hang, nên có tới hơn 98% diện tích được nuôi trồng trên mặt nước hồ thủy điện. Cùng với lợi thế diện tích mặt nước lớn, chất lượng nước hồ được đánh giá tốt, phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản cũng như sinh sản tự nhiên của các loài thủy sản. Lý do chính là do chất lượng rừng đầu nguồn tốt và đặc biệt rừng xung quang lòng hồ còn nhiều và độ che phủ rừng cao.

Cùng với nuôi trồng thủy sản, Na Hang và một số địa phương khác thuộc khu vực hồ thủy điện Na Hang có thể khai thác đánh bắt thủy sản tự nhiên từ hồ với sản lượng lớn chiếm khoảng 50% tổng sản lượng thủy sản toàn huyện, bình quân đạt từ 49-54% tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện Na Hang. Các dụng cụ truyền thống thường được sử dụng để khai thác đánh bắt là: thuyền nhỏ, lưới, chài, đó, nơm, dậm, vó tép, lờ, ống lươn, đăng tre, cần câu,... Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn bà con vẫn còn lén lút sử dụng những công cụ không được phép sử dụng như: Xung điện, thuốc nổ, ruốc cá,… Sử dụng những công cụ này đang trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ở hồ thủy điện Na Hang.

Nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện chủ yếu bằng các lồng nuôi. Số lượng lồng hàng năm biến động từ 400-500 hoặc 600 lồng và đang có xu hướng gia tăng số lượng lồng nuôi do hiệu quả kinh tế cao từ việc nuôi cá trên lồng mang lại. Dung tích lồng nuôi biến động từ 40-108 m3/lồng, tùy thuộc vào địa bàn và mặt nước cũng như sự đầu tư của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản. Sản lượng thủy sản nuôi từ lồng biến động từ 145,4 tấn năm 2015, tăng lên 188,1 tấn năm 2016 và 209,1 tấn năm 2017 (Bảng 3.1).

Bảng 3.2. Giá trị và cơ cấu giá trị thủy sản huyện Na Hang năm 2015-2017

Loại hình mặt nước

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Ao, hồ, ruộng 2.880 10,5 3.240 11,6 4.176 14,7 Hồ thủy điện 14.175 51,8 14.175 51,0 10.125 35,5 Nuôi lồng 10.295 37,6 10.406 37,4 14.195 49,8 Tổng cộng 27.350 100,0 27.821 100,0 28.496 100,0

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Hang, 2018

Ngoài ra, Na Hang còn nuôi cá trên ao hồ nhỏ và trên ruộng cấy lúa với diện tích biến động từ 60-72 ha, sản lượng đạt từ 72-86,4 tấn/năm. Có 40,5 ha diện tích nuôi trong các eo ngách của hồ thủy điện, sản lượng đạt 40,5 - 46,5 tấn/năm (Bảng 3.1).

Cơ cấu giá trị thủy sản đang có xu hướng tăng dần giá trị thủy sản từ nuôi lồng, tăng từ 10.295 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 37,6%) năm 2015, lên 10.406 triệu đồng (chiếm 37,4% tổng giá trị trên các loại hình mặt nước) năm 2016, và đạt giá trị 14.195 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 49%) vào năm 2017. Cùng với xu hướng đó, việc nuôi cá trong các ao hồ nhỏ và ruộng cấy lúa cũng không ngừng được gia tăng. Nếu như năm 2015 giá trị thủy sản trên ao hồ nhở và ruộng lúa mới chỉ đạt 10,5%, năm 2016 tăng lên 11,6%, và đặc biệt năm 2017 đã tăng lên 14,7% (Bảng 3.2). Như vậy, việc khai thác đánh bắt thủy sản tự nhiên từ hồ thủy điện đang có xu hướng giảm dần, do nguồn khai thác dần cạn kiệt, hiệu quả khai thác thấp dần.Giá trị thủy sản khai thác đánh bắt tự nhiên từ hồ thủy điện nếu như năm 2015 đạt 51,8%, năm 2016 là 51% và đến năm 2017 chỉ còn 35,5%. Điều này đang đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, nuôi cá bằng lồng bè để phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 60 - 64)