Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 45)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan

Trong những năm qua ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngànhthủy sản nói chung và phát triển nuôi trồng thủy sản nói riêng. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:

Ronald D.Zweig và cs: “Việt Nam: nghiên cứu ngành thủy sản, 2005”, tác giả đã nghiên cứu xem xét hiện trạng và các nhu cầu trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản và quản lý nguồn lợi ở Việt Nam, xác định lĩnh vực then chốt nhất nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng sản lượng và cải thiện quản lý môi trường trên cơ sở phát triển bền vững (trích theo Nguyễn Kim Phúc, 2011).[7]

Tác giả Đỗ Trọng Dũng (2010) đã tiến hành nghiên cứu về “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài nghiên cứu đã tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi, diện tích nuôi và theo mức độ đầu tư,

so sánh hiệu quả giữa các phương thức nuôi đơn, nuôi ghép và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nuôi trồng thủy sản của hộ (trích theo Vi Quang Ngọc, 2018).[4]

Tác giả Nguyễn Kim Phúc (2011) đã tiến hành nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp về “Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam”. Luận án đưa ra khái niệm về chất lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản Việt Nam. Đồng thời, luận án đã xây dựng luận cứ khoa học cho đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản. Luận án đã vận dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại để xác định mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) theo vốn (K) và lao động (L). Sau đó, luận án áp dụng phương trình tốc độ tăng trưởng để tính năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Những lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu định lượng trên thế giới nhưng chưa từng được sử dụng cho nghiên cứu trong ngành thủy sản Việt Nam.

Trần Ngọc Tài (2011) đã tiến hành nghiên cứu về “Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Đề tài đã phân tích thực trạng, đặc điểm nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Nam và đưa ra một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh (trích theo Nguyễn Văn Nhuận, 2014).[5]

Đối với nuôi trồng thủy sản, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhuận (2014): Việc phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đa số là mang yếu tố tự phát, chưa theo quy hoạch chung của huyện và của tỉnh, cũng như chưa có chính sách ưu đãi thật sự đối với các thành phần tham gia vào quá trình nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết và thường xảy ra dịch bệnh, do đó độ rủi ro rất cao. Đây là lý do chủ yếu mà tác giả cho rằng nhiều tổ chức tín dụng e ngại cho các doanh nghiệp, cho ngư dân và người nuôi trồng thủy sản vay vốn. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, hệ thống

các dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng phát triển không đồng đều, tình hình con giống kém chất lượng vẫn còn đưa vào sản xuất đã làm cho năng suất, sản lượng và kết quả thu được trong nuôi trồng thủy sản của địa phương chưa cao. Tình hình dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nuôi, biến đổi khí hậu, thời tiết khắt nghiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc đầu tư, chăm sóc và thu hoạch. Những diễn biến của thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự đòi hỏi khắt khe của các quy chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản tại huyện tại địa phương.

Theo Lương Thanh Nhựt Linh và nnk (2015): Việc sử dụng xung điện khai thác cá là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, chiếm 30,67% tổng số các hộ điều tra. Bên cạnh đó, việc khai thác thủy sản quá mức và sử dụng ngư cụ cấm làm giảm khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt (tỷ lệ suy giảm tương ứng là 25,67% và 18,67%). Bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan cũng gián tiếp tác động tới sản lượng thủy sản khai thác như: thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy chưa qua xử lý và việc thay đổi dòng chảy ở phía thượng nguồn sông Mekong. Tất cả các nguyên nhân này dù tác động ít nhưng trong một khoảng thời gian dài nên đã ảnh hưởng lớn đến việc suy giảm thành phần các loài thủy sản hiện có tại tỉnh An Giang. Đồng thời tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp được khuyến cáo để phát triển ổn định, bền vững nghề khai thác thủy sản nội địa tại tỉnh An Giang như sau: Nhóm giải pháp về đào tạo nghề và công tác khuyến ngư; Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách quản lý; Nhóm giải pháp về cải thiện chất lượng nước và duy trì diện tích ruộng ngập lũ.

Theo Vi Quang Ngọc (2018): Hiệu quả nuôi trồng thủy sản 3 năm (2014 - 2016) tại huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) cho thấy mức thu nhập trên lao động nuôi trồng thủy sản (tính theo giá trị sản xuất) tăng nhanh từ 28,32 triệu đồng/lao

động năm 2014, lên mức 67,51 triệu đồng/lao động năm 2016. Đồng thời, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên như: Điều kiện tự nhiên, chính sách của nhà nước và địa phương về phát triển nuôi trồng thủy sản, công tác quy hoạch, sự phát triển của khoa học kỹ thuật , năng lực, trình độ của người nuôi trồng thủy sản, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giống, thức ăn, môi trường nuôi thủy sản. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đề xuất giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) đến năm 2020 gồm: Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, giải pháp về thị trường tiêu thụ và liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm, giải pháp về quản lí sử dụng vốn, tư liệu sản xuất, quản lí đất nuôi trồng thủy sản, giải pháp về khoa học - công nghệ, giải pháp phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu thực trạng nuôi trồng thủy sản của hộ với các quy mô nuôi, đối tượng nuôi khác nhau, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng như yếu tố đầu vào, đầu ra sản phẩm,... nhằm đánh giá về tình hình phát triển chung của huyện, về hiệu quả kinh tế của nuôi trồng thủy sản, nêu ra những khó khăn vướng mắc để từ đó có những hướng giải pháp cụ thể.Nghiên cứu đề tài luận văn này đã kế thừa các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản và một số giải pháp nuôi trồng thủy sản của các tác giả và đề tài đã công bố, đồng thời đánh giá các giải pháp nuôi trồng thủy sản huyện Na Hang đã và đang triển khai; bổ sung các giải pháp phát triển thuỷ sản huyện Na Hang định hướng đến năm 2020. Do vậy, đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cũng như phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần tài cơ cấu nông nghiệp và tài cơ cấu nền kinh tế.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang cách trung tâm thị xã Tuyên Quang 110 Km về phí bắc. Các vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang; Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn; Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; Phía Tây giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.

Na Hang nằm trong lưu vực của 2 sông lớn: Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi chảy qua xã Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, Đậu Tươngh, suối nhỏ và trung bình. Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hang được chia thành 2 tiểu vùng. Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 xã và 1 thị trấn, giao thông ở khu A thuận lợi hơn so với tiểu vùng còn lại. Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao.

Na Hang mang tính chất của khí hậu vùng núi cao. Nhiệt độ dao động lớn giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung bình 15 - 200C, mùa hè nhiệt độ lên đến 380C hoặc có thể hơn; mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 - tháng 10, mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 - tháng 4 năm sau. Hàng năm, vùng núi cao thường xuất hiện sương muối và băng giá, độ ẩm không khí trung bình là 85%. Nhiệt độ trung bình năm: 220- 240C; nhiệt độ cao nhất là 350- 380C; nhiệt độ thấp nhất là 40C, thậm chí có năm nhiệt độ xuống tới 10C.

Hệ thống sông ngòi ở Na Hang gồm có hai con sông lớn chảy qua là sông Gâm (phía tây) và sông Năng (phía đông Na Hang). Mạng lưới sông ngòi nhỏ khá dày song chế độ nước lại không đều giữa các mùa trong năm. Sông Năng (hiện bị ngập lũ do xây dựng đập thuỷ điện và tạo thành hồ) chia Na Hang thành các khu vực bao quanh hồ. Sông Gâm phía trên đập trở thành hồ thủy điện và tạo thành ranh giới phía Tây của huyện Na Hang. Phía dưới đập hồ Na Hang sông Gâm được chảy về phía Nam và gặp sông Lô để chảy về Phú Thọ.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Na Hang có 1.792 hộ với 45.985 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân của toàn khu vực là 39 người/km2. Dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các xã trong khu vực, mật độ cao nhất ở xã Thanh Tương (82 người/km2), thấp nhất ở xã Sơn Phú (12 người/km2). Dân tộc trong vùng gồm có 3 dân tộc chính là Tày ưu thế chiếm 47,5% số hộ, Dao chiếm 35,7% số hộ, Mông chiếm 11,5% số hộ; ngoài ra là dân tộc Kinh, Cao lan, Nùng, Hoa, Hán (chiếm 5,3%).Nguồn thu nhập chính của người dân dựa vào các hoạt động nông nghiệp (với lúa và ngô là các cây trồng chính).

Na Hang có 12 xã, thị trấn với 127 thôn bản. Số người trong độ tuổi lao động là 5.787người (chiếm 65% dân số). Hiện tại lao động ở khu vực nông thôn mới sử dụng 80% số ngày làm việc trong năm nên có thể huy động lao động nhàn rỗi để tăng thu nhập.

- Về nông, lâm nghiệp, thủy sản

+ Về trồng trọt và lâm nghiệp: Trên địa bàn huyện Na Hang có một số cây trồng có tiềm năng, thế mạnh và đã được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện (khóa XXI), nhiệm kỳ 2016-2020 như: Lúa nếp cái hoa vàng; cây đậu tương, đậu xanh với trên 100 ha và đang hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; có trên 1.300 ha diện tích chè đặc sản của huyện tại các xã Sinh Long, Hồng Thái, Sơn Phú,... Na Hang với trên 11.000 ha diện tích rừng trồng

sản xuất. Trong giai đoạn 2016-2020 huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất rừng trồng, khai thác có hiệu quả nhằm phục vụ công nghiệp chế biến gỗ của huyện và của tỉnh Tuyên Quang.

+ Chăn nuôi: Huyện Na Hang có thế mạnh chăn nuôi những vật nuôi đặc sản của địa phương như: Sản phẩm thịt lợn đen địa phương, chăn nuôi gà đồi, trâu thương phẩm và xây dựng thương hiệu thịt trâu khô Na Hang.

+ Thủy sản: Với diện tích mặt nước lớn, trên 4.500 ha (do huyện quản lý) có lợi thế để phát triển cho nuôi trồng thủy trên hồ thuỷ điện Tuyên Quang; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi cá trên hồ thuỷ điện gắn với chế biến đặc biệt là phát triển nuôi cá đặc sản.

- Về phát triển công nghiệp:Na Hang có lợi thế về phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với các mỏ đá tập trung ở xã Năng Khả, Đà Vị; công nghiệp khai khoáng quặng barit ở Hang Khào, thị trấn Na Hang; quặng kim loại màu: chì, kẽm,… ở khu vực các xã Năng Khả, Khâu Tinh, Côn Lôn,...

- Về du lịch, dịch vụ:Với nền văn hóa khá đa dạng và phong phú và được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh như: Núi Pác Tạ, thác Pác Ban (còn gọi là Thác Mơ), hang Phia Muồn (đã được khai quậtnghiên cứu xác định là người tiền sử sinh sống cách nay trên 8.000 năm), động Nà Chao, hang Thẳm Pioóng. Mặt khác, công trình Hồ thủy điện Tuyên Quang có công suất 342 MW gồm 3 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 1.295 triệu KWđi vào hoạt động đã tạo cho Na Hang một vùng hồ rộng lớn trên 8.000 ha (bao gồm cả diện tích quản lý của huyện Lâm Bình) đã tạo ra sự kết nối các tuyến đường thủy từ Na Hang với các xã của huyện, nối liền với khu danh thắng Quốc gia đặc biệt Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn; huyện Bắc Mê của tỉnh Hà Giang. Ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì các đền, chùa như Đền Pác Tạ, Pác Vãng có từ thế kỷ thứ XIII cũng được trùng tu, khôi phục đã đáp ứng phần nào việc thăm quan, thưởng ngoạn các thắng cảnh và du lịch tâm linh của du khách khi đến với Na Hang. Có thể nói: Núi rừng hùng vĩ; thiên nhiên tươi đẹp; con

người hồn hậu, lịch lãm được kết tinh từ bề dầy của lịch sử, văn hóa - đó chính là tiềm năng to lớn để huyện Na Hang phát triển trong thời gian tới.

Tuyến đường Quốc lộ 279, tỉnh lộ 176, tuyến đường thủy lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, đây là các tuyến đường có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế; ngoài ra còn có các tuyến đường huyện lộ; đường liên thôn, liên xã; đến nay đã có 12/12 xã, thị trấn và 119/127 thôn bản có đường ôtô đến trung tâm. Tuy nhiên, chất lượng đường kém thường gập ngềnh, nhỏ hẹp, nhiều ổ gà, ổ voi ảnh hưởng đến việc đi lại và giao lưu sản phẩm hàng hóa của nhân dân các dân tộc trong vùng .

Hệ thống thủy lợi huyện đã và đang từng bước được củng cố và phát triển, các công trình thủy lợi hiện nay chủ yếu là các công trình tạm, trong chương trình 135 của các xã đã được thực hiện một số công trình thủy lợi kiên cố.

Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách, đầu tư kinh phí cho y tế nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở đã có sự quan tâm đầu tư cả về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị khám, chữa bệnh; Y tế thôn, làng từng bước phát triển. Công tác y tế dự phòng được triển khai có hiệu quả, các ổ dịch đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, không để lan rộng. Công tác xã hội hoá về y tế có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác khám chữa bệnh theo thẻ BHYT ngày càng được hoàn thiện, chất lượng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân vẫn còn có mặt hạn chế, cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất trang thiết bị khám chữa bệnh còn thiếu, việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 45)