Nội dungnghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 53)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2. Nội dungnghiên cứu

- Thực trạng phát triển thủy sản tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang + Một số thông tin về tình hình sản xuất thủy sản huyện Na Hang: Quy mô sản xuất (số hộ nuôi, diện tích nuôi,...), chủng loại thủy sản nuôi (tên loài thủy sản, tỷ trọng,...), khoa học công nghệ và thiết bị công nghệ trong nuôi trồng thủy sản (tên, nguồn gốc xuất xứ, hiệu quả,...), cơ sở hạ tầng (ao hồ, nguồn nước, giao thông, điện, môi trường,...), giá trị sản xuất, lợi nhuận, thu nhập của người lao động,...

+ Một số đặc điểm về sản xuất thủy sản ở huyện Na Hang

+ Kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất thủy sản huyện Na Hang

- Khó khăn và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thủy sản tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

+ Khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến phát triển thủy sản huyện Na Hang + Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thủy sản: Yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản, yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất thủy sản, yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động,...

- Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển thủy sản tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

+ Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

+ Giải pháp về chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng các tiếp cận sau đây:

- Tiếp cận vĩ mô: Sử dụng tiếp cận vĩ mô để thu thập các thông tin số liệu ở tầm tổng thể, bao quát trên phạm vị huyện hoặc thu thập thông tin qua khảo sát ở cấp sở, ban, ngành liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu khảo sát các nội dung nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện Na Hang.

- Tiếp cận vi mô: Sử dụng tiếp cận này để nghiên cứu một cách chi tiết, chuyên sâu các thông tin số liệu thu thập ở cấp độ cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản (gồm trang trại hộ gia đình, công ty,....). Nghiên cứu những số liệu từ các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản này thông qua việc khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các công ty, trang trại, hộ trong trên toàn bộ địa bàn nghiên cứu đã xác định.

- Tiếp cận hệ thống: Hệ thống cấp từ huyện đến cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản về sản xuất và thị trường tiêu thụ thủy sản. Sử dụng tiếp cận hệ thống để nghiên cứu một cách bài bản, đầy đủ và toàn diện các nội dung nghiên cứu..

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nằm trong những huyện lớn nhất của tỉnh. Toàn huyện có gần 5.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung và lớn như: Thị trấn Na Hang, xã Yên Hoa, xã Sơn Phú, xã Đà Vị,... Ngoài ra tất cả các xã trên địa bàn đều có ao hồ nhỏ để nuôi trồng thủy sản.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu a) Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo, nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp & PTNT, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Na Hang, Chi cục Thống kê, UBND huyện Na Hang,...

Các tài liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu được thu thập ở các phòng ban của huyện và thông qua các báo cáo, thống kê tình hình kinh tế xã hội hằng năm của huyện Na Hang (Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Nông nghiệp &PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê và các Phòng ban liên quan).

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng các phương pháp chính sau đây:

- Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra hay còn gọi là bảng hỏi. Đối tượng điều tra là các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn. Nội dung của bảng hỏi bao gồm các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản, nguồn lực của họ, một số chỉ tiêu kết quả sản xuất, hiệu quả sản xuất, khó khăn thách thức,...

Phương pháp chọn mẫu: Trên thực tế, số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản toàn huyện Na Hang hiện nay có tổng số 105 cơ sở, trong đó có 3 công ty và 102 trang trại hộ gia đình. Số lượng cơ sởsản xuất kinh doanh thủy sản được lựa chọn để điều tra được tính theo công thức Slovin (1960) như sau:

n = N/(1 + N.e2)

Trong đó: n là dung lượng mẫu được chọn

N: Tổng thể. Ở đây tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản toàn huyện Na Hang là 105.

e: Sai số. Vì các trang trại chăn nuôi ở địa phương được đánh giá khá đồng đều, nên chúng ta xác định sai số không vượt quá 5%, tức e = 0,05.

Tính toán theo công thức trên đây, ta có: số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản là n = 83,1. Do đó mẫu được chọn là 90, gồm 87 trang trại hộ gia đình và toàn bộ 3 công ty. Việc lựa chọn 87 trang trại hộ gia đình để điều tra trên tổng số 102 trang trại hộ gia đình được dựa trên sự thuận tiện trong quá trình khảo sát phỏng vấn trực tiếp hiện trường. Số liệu điều tra được nhập trên Excel dựa trên form đã thiết lập. Mẫu phiếu điều tra và số liệu điều tra này được trình bày ở phụ lục.

- Phương pháp thảo luận nhóm với những người có liên quan: Bao gồm cán bộ lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp địa phương (huyện, xã), lãnh đạo xã, đại diện cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản hay cơ sở nuôi trồng thủy sản,... Công cụ để thu thập số liệu là bảng kiểm kê. Nội dung bảng kiểm kê gồm các thông tin liên quan đến đặc điểm sản xuất thủy sản (nhóm loài và giống thủy sản, nhu cầu giống, thức ăn,...), khai thác đánh bắt tự nhiên, khó khăn thách thức, giải pháp phát triển thủy sản,...

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp hiện trường để thu thập các số liệu về số lượng lồng bè nuôi, diện tích lồng bè, sản lượng thu hoạch trên lồng,...

2.3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm thống kê Excel/PivotTable (Dương Văn Sơn và Bùi Đình Hòa, 2012). Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai

số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%) nhằm hiểu rõ bản chất của dãy số liệu quan sát.

2.3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

a) Phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biếndạng tuyến tính

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến dạng tuyến tínhđể phân tích mối liên hệ tương quan giữa một số biến độc lập là các biến định lượng và biến định tính (biến giả định) với các biến phụ thuộc làsản lượng thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản, lợi nhuận và thu nhập của người lao động. Bởi trên thực tế, phát triển thủy sản thường được dựa trên các tiêu chí chủ yếu như sự gia tăng về sản lượng thủy sản trên địa bàn, giá trị sản xuất thủy sản, lợi nhuận thu được từ thủy sản cũng như thu nhập của người lao động. Mục đích của phân tích mô hình hồi quy đa biến này nhằm ước lượng mối liên hệ giữa một số biến độc lập với biến phụ thuộc đã xác định trên đây, qua đó có thể xác địnhhình thức tổ chức sản xuất thủy sản thích hợp với điều kiện cụ thể ở huyện Na Hang. Mục đích của phân tích mô hình hồi quy ngoài việc nhằm ước lượng mối quan hệ giữa một số biến độc lập với các biến phụ thuộc nêu trên, mà còn xác định xem hình thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản nào được xem là phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương này.

Mô tả chi tiết các biến số sẽ được trình bày ở chương 3. Phân tích hồi quy đa biến dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistic 20. Kết quả chi tiết các phân tích này được trình bày ở phụ lục.

b) Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng nuôi trồng, và thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng phản ánh dưới dạng số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và như diện tích, hệ thống cơ sở hạ tầng, các nguồn đầu vào vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản, kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các kết quả này được biểu diễn

dưới dạng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị và các hình nhằm phản ánh kết quả của thực hiện các chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Na Hang trong thời gian qua.

c) Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Na Hang thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, theo quy mô sản xuất, theo loại hình nuôi, và theo vùng. Kết quả của phân tích này sẽ là cơ sở của việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản và triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm thông tin chung về hộ nuôi trồng thủy sản

- Danh tính cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản: họ tên, địa chỉ, tuổi, học vấn, dân tộc,...

- Năm bắt đầu nuôi trồng thủy sản, thâm niên kinh doanh,...

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản

- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, % diện tích chuyển đổi so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và so với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản của hộ, % diện tích nuôi trồng thủy sản so với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của hộ vốn có.

- Quy hoạch vùng nuôi hợp lý? Chưa hợp lý?

2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản

- Số lao động - Vốn đầu tư - Số lượng lồng bè - Diện tích nuôi

- Nhu cầu giống và chủng loại cá - Thức ăn

- Khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản

2.4.5. Nhóm chỉ tiêu về kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất thuỷ sản

- Số lượng lồng bè nuôi theo các mốc thời gian khác nhau - Sản lượng qua các năm 2015, 2016 và 2017

- Giá trị sản xuất được tính theo mức giá hiện hành. - Lợi nhuận của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản - Thu nhập bình quân người lao động.

2.4.6. Nhóm chỉ tiêu phát triển thị trường thủy sản

- Đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm thủy sản do hộ tự tìm hiểu hay được cung cấp, liên kết?

- Đối tác thường xuyên thu mua sản phẩm nuôi trồng thủy sản

- Giá bán, tỷ lệ chênh lệch giá khi bán cho thương lái với giá bán lẻ trên thị trường

- Mức độ tiếp cận thị trường khó – dễ?

- Hoạt động của địa phương về thúc đẩy tiêu thụ thông qua quảng cáo, hội thảo với các doanh nghiệp

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển thủy sản tại huyện Na Hang

3.1.1. Một số thông tin về tình hình sản xuất thủy sản huyện Na Hang

Huyện Na Hang được đánh giá có nguồn tài nguyên nước phong phú với nhiều hồ, ao, sông, suối. Đặc biệt Na Hang có hồ thủy điện với tổng sốdiện tích trên 8.000 ha lòng hồ thủy điện. Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện có thể đạt tới 5.000 - 6.000 ha,có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và khai thác thủy sản. Trong đó, để phát triển bền vững việc nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng, không chỉ đối với việc gia tăng sản lượng mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái.Là địa phương có thế mạnh để phát triển thủy sản, những năm qua, tỷ trọng về thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Na Hang không ngừng tăng lên cả số lượng và chất lượng. Để nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, UBND huyện Na Hang đã thông qua quy hoạch phát triển thủy sản huyện giai đoạn 2011 - 2020 với quan điểm xây dựng ngành thủy sản thành một ngành nghề sản xuất chính tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo ra sản phẩm hàng hóa; phát huy và khai thác tiềm năng, lợi thế đối với các eo ngách và mặt hồ thủy điện Tuyên Quang, đẩy nhanh hoàn thiện xây dựng cơ bản các công trình phục vụ phát triển thủy sản như trại cá giống, bến cá, xây dựng thêm cơ sở hậu cần chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản như: Kho lạnh, xưởng sản xuất nước đá, xưởng chế biến thức ăn cho cá, xưởng sơ chế sản phẩm thủy sản.…

Song song với đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý và phát triển thủy sản, tập trung đào tạo nghề cho nông dân tham gia nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn tổ chức sản xuất cho các hộ dân theo hướng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Huyện tiếp tục đầu tư các chương trình, dự án phụ trợ, trong đó ưu tiên đầu tư vào cảng cá, sản xuất giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng tới thị trường

xuất khẩu các loại cá đặc sản. Xây dựng chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý các sai phạm trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật,... Việc nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế được huyện Na Hang chú trọng, xây dựng ngành thủy sản thành một ngành nghề sản xuất chính tạo ra sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Chính vì vậy, trong các năm 2015-2017 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện biến động từ 4.524 ha năm 2015, sau đó giảm xuống và ổn định ở quy mô 4.512 ha vào các năm 2016 và 2017. Tuy nhiên sản lượng thủy sản toàn huyện không giảm mà không ngừng tăng, từ 607,7 tấn năm 2016, lên 618,2 tấn năm 2016 và đạt kỷ lục 633,2 tấn vào năm 2017, do gia tăng về năng suất đầu tư thâm canh. Vì thế giá trị sản lượng thủy sản toàn huyện tăng từ 27.350 triệu đồng năm 2015, lên 27.812 triệu đồng năm 2016 và đạt kỷ lục 28.496 triệu đồng năm 2017 (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tình hình sản xuất thủy sản huyện Na Hang các năm 2015-2017

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2015 2016 2017

Diện tích nuôi trồng toàn huyện Ha 4.524,0 4.512,0 4.512,0

Sản lượng toàn huyện Tấn 607,8 618,2 633,2

Diện tích ao, hồ nhỏ, ruộng Ha 72,0 60,0 60,0 Sản lượng ao, hồ nhỏ, ruộng Tấn 86,4 72,0 72,0 Diện tích nuôi hồ thuỷ điện Ha 4.452,0 4.452,0 4.452,0 Sản lượng khai thác tự nhiên từ hồ Tấn 329,4 311,6 311,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 53)