Tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô (Trang 47 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

Nguyễn Huy Tưởng đã lựa chọn một thời điểm đầy cam go, “ngàn cân treo sợi tóc” khi chúng ta phải đối mặt với thù trong giặc ngoài để nói lên cái hào hùng của đất và người Hà Nội. Trở lại với những ngày cuối năm 1946, lính Pháp ngang nhiên khiêu khích ta ở ngay Hà Nội. Bởi chúng chủ trương

muốn làm chủ Hà Nội - nơi tập trung cơ quan đầu não của cách mạng Việt Nam. Ngày 19/12/1946 mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc và lịch sử của Hà Nội như một biểu tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Người Hà Nội theo chỉ đạo của Chính phủ đã nhân nhượng kẻ thù, nhưng càng nhân nhượng thì kẻ thù càng lấn tới. Trước dã tâm cướp nước của chúng, người Hà Nội nhất tề đứng dậy làm theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ không chia tôn giáo, đẳng cấp, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,

gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước”. Mặc dù người

Hà Nội mới chỉ hưởng thụ thành quả cách mạng tháng Tám trong thời gian rất ngắn, nhưng họ đều nhận ra rằng chế độ mới đã đổi đời cho họ, đưa họ từ thân phận nô lệ sang một công dân làm chủ cuộc sống của mình. Chính vì vậy, họ không tiếc tài sản, tính mạng để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Dẫu biết ở lại Hà Nội tham gia kháng chiến là một mất một còn, là có thể phải trả giá bằng tính mạng, nhưng họ đều không do dự. Trái lại họ sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù bằng lòng quả cảm, tinh thần kiên cường, anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Khắp các ngôi nhà, ngõ phố của Thủ đô đều đã sẵn sàng cho cuộc chiến. Và rồi tiếng súng báo hiệu cuộc kháng chiến chống Pháp đã nổ vào đêm 19-12-1946. Hà Nội bước vào những ngày tháng quyết liệt để bảo vệ thành quả cách mạng của chính quyền mới. Đây cũng là lúc để “thử lửa” tinh thần người Hà Nội. Hàng loạt nhân vật thuộc các tầng lớp khác nhau: từ người lao động bình dân, người buôn bán đến các trí thức, các cán bộ cách mạng... đều hăng hái đến với cách mạng. Mỗi nhân vật đã thể hiện được một vẻ của tính cách Hà Nội, tâm hồn Hà Nội.

Ngay khi thực dân Pháp ngang ngược gây ra vụ tàn sát đẫm máu đồng bào ta ở ngõ Yên Ninh Hàng Bún, chiếc xe ô tô Rơnôn chở những thanh niên nam nữ, phần lớn là học sinh đã đi loan báo cái tin hung dữ này. Họ không hề

run sợ, nhụt trí trái lại lòng căm thù giặc càng sâu sắc, họ muốn xông ngay vào mà tiêu diệt kẻ thù: “Khi chúng nó nổ súng rồi, anh em bắt buộc phải bắn lại…Hiện nay, ngõ Yên Ninh chìm trong đau thương, tang tóc. Nhưng có phải vì bị khủng bố mà anh em tự vệ mất tinh thần không? Không. Trật tự trong phố lại được trở lại, các ụ lại được dựng lên, tự vệ lại gác. Thanh niên Hà

Nội là như thế đó” [35,55].

Trước tình hình thực dân Pháp đang có hành động khiêu khích ở thủ đô Hà Nội, tầng lớp thanh niên đã không thể thờ ơ, bàng quan, họ dấn thân vào cuộc chiến mang tinh thần trách nhiệm của thanh niên Hà Nội: “Hỡi anh chị em thanh niên. Tổ quốc đang chờ đợi chúng ta. Đối với những khủng bố của quân Pháp, chúng ta chỉ có một con đường: sống chết với thành phố Hà Nội. Chỉ có sống cho ra sống hay chết trong danh dự. Không thể khác được. Dù ở trong tình thế nào, dù trong tay tôi chỉ có một thỏi sắt nhỏ, tôi vẫn phải xứng đáng là thanh niên Hà Nội, thủ đô của ba miền Việt Nam, thủ đô của một nước cộng hòa trẻ nhất thế giới. Sống chết với thủ đô, đấy là khẩu hiệu

của chúng ta” [35,55]. Họ nêu cao tinh thần cảm tử:

Xin các huynh đệ ghi tên đã. Lần này chúng ta ở lại là sống chết với thủ đô

thật, dù phải da ngựa bọc thây, thịt nát xương tan cũng không lùi bước” [35, 86].

Các anh không phải ghi tên gì cả. Chúng tôi đã vào, chúng tôi không

ra. Anh xem cái tay tôi đây. Tôi chơi súng bị thương. Nhà ép tản cư. Nhưng tôi ở lại. Những người tình nguyện không phải ghi tên. Đây là một lời hứa

danh dự, một lời thề cảm tử. Cái chết đẹp nhất là cái chết vô danh” [35,86].

Lòng yêu nước của tầng lớp thanh niên Hà Nội được thể hiện bằng hành động sẵn sàng ra trận, sẵn sàng chịu mất mát, đau thương. “Mình chết

nhưng không để mất Hà Nội”. Cả thành phố này đang trong những giờ khắc

quan trọng, chuẩn bị bước vào cuộc chiến. Trước một kẻ thù mạnh gấp trăm, gấp nghìn lần, cả thành phố nhộn nhịp chuẩn bị kĩ càng để tiêu diệt kẻ thù:

những người buôn bán chưa hề biết đến súng đạn đang phải sắp lại nhà thành pháo đài, tự biến mình làm chiến sĩ… Tiếng gió vù vù làm nặng thêm, âm vang thêm những tiếng đục tường thình thịch, gấp gấp, những tiếng kê lại bàn ghế, tủ giường lục cục, rít rít, sệt sệt. Những bàn tay vô hình đang đục phá bên trong như thét vang: Chuẩn bị một nấm mồ vĩ đại để chôn chặt quân thù. Dãy phố hai bên xít lại. Các mái nhà thấp xuống. Và cả một thành phố cũ được bê lên trên gác, với những điện, những nhà thờ, những chòi gỗ, những chữ nho, những chậu cảnh, những tường thấp quay lưng ra ngoài, những cửa sổ nhỏ như những cái lỗ, thập thò sợ sệt, cả cái thành phố cũ ấy đã bị bỏ quên, như vụt hiện về, rung chuyển sắp đổ nhào xuống để chặn giặc”;

“Những khẩu hiệu: Thanh niên sống chết với thủ đô la liệt bên đường bỗng

như cùng kêu lên và khẽ rung rung trong cái sáng tối mập mờ” [35,101].

Thực hiện theo lời kêu gọi của Bác, không chỉ thanh niên trai tráng mới tham gia kháng chiến, Nguyễn Huy Tưởng còn nhắc đến tinh thần dũng cảm của chị em phụ nữ ở chợ Đồng Xuân. Khi tụi lính Pháp vào chợ đấm đá túi bụi, đoàn người trong chợ, nhất là chị em phụ nữ vẫn cứ xông vào:

Chúng ta nhất định không bỏ chị em của chúng ta. Tôi đề nghị tất cả

anh chị em ủng hộ cuộc bãi thị của chị em chợ Đồng Xuân, xông vào tận

trong thành đòi nó thả chị em của chúng ta ra” [35,117].

Xông cả vào thành. Muốn ra sao thì ra. Chết thì thôi” [32,118].

Cuối cùng cuộc bãi thị của chị em chợ Đồng Xuân cũng đã giành được kết quả thắng lợi. Chính sự quyết tâm của chị em không chỉ ở chợ Đồng Xuân mà tất cả các chợ ở Hà Nội đều bãi thị. Tiêu biểu là chị Nhân đã xung phong vào trại giặc, đòi gặp thằng chỉ huy, đòi nó thả mấy chị em mà nó bắt ra. “Nó đuổi chị ra, chị cứ đứng lại. Nó bắt chị đem giam cùng với mấy chị em kia. Đến trưa nó cho ăn để lấy lòng, nhưng Nhân đã nhịn đói để phản đối chúng.

Nhiều anh chị em bị bắt cũng nhịn đói để hưởng hứng cuộc đấu tranh

tập trung ở ngoài cổng thành, cương quyết không chịu về, nên cuối cùng bọn thực dân Pháp phải thả người của chúng ta ra. Họ còn động viên nhau tiếp tục giữ tinh thần đoàn kết của chị em chợ Đồng Xuân để tiếp tục bãi thị, đòi giặc thả nốt số chị em vẫn bị bắt giữ. “Chúng ta sẽ tiếp tục bãi thị, bao giờ chúng

nó chấm dứt những hành động kia thì chúng ta mới thôi” [35,152].

Tu - anh phu khuân vác ở Cột đồng hồ xung phong vào tự vệ, tình nguyện vào đội cảm tử đánh xe tăng. Trước giờ khắc quan trọng, Tu nhắn nhủ với Văn Việt: “Cháu muốn nhờ ông một việc. Nhờ ông biên cho một lá thư về quê cho mẹ cháu, dặn nó nuôi lấy ba đứa con, cứ nhớ lấy ngày hôm nay mà

làm giỗ cháu”[35,219]. Thực sự trước trận chiến, Tu không hề sợ hãi cái chết,

sẵn sàng đón nhận cái chết, cốt là giữ được Hà Nội, anh đã thề “không phá

được xe tăng thì không về”.

Cả Hà Nội hừng hực căm thù chờ lệnh Chính phủ để vùng lên đánh giặc với những khẩu hiệu căng khắp các đường phố. “Đầu phố Hàng Đào, phía Cầu Gỗ, sừng sững, đỏ tươi, hai chữ CẢM TỬ kẻ từ bao giờ (...). Dưới là một hàng chữ đen: “Chúng tôi, những thanh niên Hà Nội nguyện hi sinh

đến giọt máu cuối cùng. Thề sống chết với thủ đô! Phố Hàng Gai, một biểu

ngữ nữa kẻ bằng chữ đỏ: “Mỗi phố là một mặt trận, mỗi nhà là một pháo đài”

(...) Một tự vệ đứng sau đống bao cát đầu phố Hàng Đào, chĩa cái nòng súng mút ra khỏi miệng ụ. Phố xá đều im lặng, một thứ im lặng trĩu nặng, và có một vẻ riêng đau xót, thù hằn (...) Những phố Hàng Gai, Hàng Đào, Cầu Gỗ như sát lại, những phố đằng sau như bôn tới, âm ỉ, quyết liệt, sẵn sàng” [35, 205]. Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến: “Cầu Long Biên, một đội quyết tử gồm bộ đội và tự vệ chiến đấu đã có kế hoạch phá nhịp giữa. Két nước ở vườn hoa Hàng Đậu, nhà máy đèn Bờ Hồ cũng đã bố trí xong. Vườn hoa Cửa Nam thì đồng chí Vi Dân trực tiếp đặt bom để phá đoàn xe của nó tiến vào đường Tràng Thi. Trong thành, xưởng sửa chữa vũ khí của nó, đã có kế hoạch phá hủy từ mấy hôm trước. Anh em công nhân rất quyết tâm, rất

Khi nhận được công văn hỏa tốc Quốc Vinh thông báo mệnh lệch chuẩn bị kháng chiến cho các anh em. “Mắt họ sáng lên, rồi lại dán vào cái đồng hồ đeo tay của mình. Họ như những người đi thi chờ đợi kết quả những công việc

họ đã làm” [35,270]. Trước tình hình này, họ biết chỉ có đánh là lựa chọn tối ưu

nhất, ta không thể thương lượng, nhẫn nhịn thêm nữa. Họ nóng lòng chờ đợi cái giờ phút để được đánh, để tiêu diệt kẻ thù, đó là nguyện vọng của toàn dân ta.

Miêu tả tinh thần xả thân vì Tổ quốc, Nguyễn Huy Tưởng chú ý đến những công dân ưu tú, những cán bộ lãnh đạo phong trào như Quốc Vinh, Nguyễn Gia Định. Họ mang theo những phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì hoạt động bí mật. Đây là lực lượng nòng cốt, tiêu biểu cho tinh thần sống chết với thủ đô, họ luôn hăng hái tham gia chèo chống cuộc kháng chiến ở thủ đô.

Quốc Vinh - người chiến sĩ đã từng lăn lộn hoạt động trong thời kì bí mật, còn giờ đây trong cuộc kháng chiến mới này, anh giữ vai trò của người cán bộ cốt cán - phó chủ tịch Ủy ban bảo vệ, anh luôn có mặt trên mọi trận tuyến, trước mọi khó khăn. Trong công việc anh được đoàn thể tín nhiệm, là cán bộ cần thiết của phong trào, một cán bộ lãnh đạo của thủ đô. Hơn nữa, anh lại gắn bó và yêu mến cái Liên khu của anh, những phố xá, con người của Liên khu. Anh rất tự hào về truyền thống đấu tranh của người Hà Nội từ xa xưa. Thấu hiểu người Hà Nội có cái nhiệt tình yêu nước, những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến, anh nhận định: “Cần phải nắm lấy họ và tổ chức họ cho chặt chẽ. Nói tóm lại về các mặt tinh thần, vật chất, võ khí, lương thực, địa hình địa vật, lực lượng chiến đấu chính quy, và về mặt người dân mà nói, tôi

thấy ta có đủ điều kiện để kéo dài cuộc chiến đấu ở thủ đô”[35,186].

Bên cạnh đó là Nguyễn Gia Định - chính trị viên phụ trách bảo vệ Bắc Bộ phủ và dinh Hồ Chủ tịch. Mang dáng dấp một thư sinh, gầy gò nhưng giàu nghị lực, rất khiêm tốn, giản dị. Nguyễn Gia Định là một trong những cán bộ hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng. “Với lực lượng hiện có, chúng tôi thề

tử chiến. Dù trong tay không còn một khẩu súng, một viên đạn, chúng tôi cũng không để cho quân địch lọt vào dinh Bác. Chúng nó chỉ có thể vào khi chúng

tôi không còn một người nào nữa” [35,181]. Một chiến sĩ cách mạng quả cảm,

quyết bảo vệ dinh Hồ Chủ tịch đến cùng. “Chúng tôi không ngại chiến đấu. Rút đối với chúng tôi là một sự vạn bất đắc dĩ. Bởi vì chúng tôi sẽ phải bắt buộc tự

tay phá cái dinh mà chúng ta không ai đang tâm làm cả” [35,182]. Và theo

lệnh của Đảng, Chính phủ yêu cầu rút để bảo toàn lực lượng, tiếp tục tác chiến, Gia Định là người cuối cùng ở lại, trước khi chết anh sẽ không để cho cái dinh lọt vào tay giặc. “Tất cả đơn vị đã rút được an toàn. Anh không thấy lòng bịn rịn chút nào. Anh sẽ giữ trọn lời thề đối với cái nơi mà Đảng đã giao cho anh

bảo vệ” [35,182].. Gia Định là người hi sinh cuối cùng trong cuộc kháng chiến

bảo vệ dinh Bác. Cái chết của anh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Bắc Bộ Phủ cùng đồng đội đã gây nhiều xúc động cho người đọc.

Trong suốt thiên truyện, hình ảnh Hồ Chủ tịch dù không được nhắc đến nhiều nhưng lại là hình ảnh xuyên suốt, hình ảnh ấy trở thành niềm tin, thành nguồn động viên, cổ vũ tinh thần vô hình mà mãnh liệt đối với chiến sĩ Thủ đô, với nhân dân Hà Nội, tiếp thêm sức mạnh giúp họ kiên cường hơn, quả cảm hơn trước cuộc chiến một mất một còn.

Hình tượng những chiến sĩ cảm tử quân Hà Nội “Quyết tử để Tổ quốc

quyết sinh” mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, về chủ

nghĩa anh hùng cách mạng. Tinh thần yêu nước như chất keo gắn liền mọi người với nhau. Mọi tầng lớp nhân dân ai cũng hào hứng, say mê muốn đóng góp sức mình cho cách mạng. Qua đó, góp phần làm bùng cháy lên ngọn lửa ái quốc, tạo nên sức mạnh to lớn để thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

Người Hà Nội vô cùng anh dũng, cả thành phố sục sôi khí thế quyết chiến với quân thù, họ tấp nập dựng vật chướng ngại nhằm ngăn bước kẻ thù, ra sức phá hoại để giữ nhà, giữ phố, chống giữ thủ đô đến cùng: “Năm cái vòm chợ Đồng Xuân trắng toát, sáng lóa, quang đi, vì những gian hàng xén

trước cổng chợ đã được dỡ quăng ra đường. Một vài cột đèn ximăng đã đổ gục, xõa những dây điện đứt loằng ngoằng (...) Các nhà đầu phố nhả ra những bàn ghế, giường phản, những tủ đứng, tủ chè, tủ hàng, những buýpphê, những bàn giấy, cái ngổn ngang ở giữa đường, cái còn ở trên hè, cái còn chỏng chơ ngoài cửa (...) Đầu phố, một đống đồ đạc đã chắn ngang đường, chồng chất lên nhau. Bốn năm cái xe bò ngỏng càng không trật tự, như những nòng súng quay ra bốn phía. Thanh niên đổ ra đường mỗi lúc một đông, tiếng giày, tiếng guốc khua rối rít. Người áo nâu, người áo xanh, người varơ, người còn giữ nguyên bộ quần áo bađờxuy ra, vứt trên bàn và chạy vào nhập bọn

với những người đang khiêng, đang đẩy” [35,312].

Mặc dù phải đối đầu với kẻ thù lớn mạnh hơn, đông đảo hơn, vũ khí hiện đại hơn, nhưng với quân và dân Hà Nội đã nhất tề đứng lên, anh dũng chiến đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng. Lời thề “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Thủ đô trong những ngày kháng chiến đã trở thành giá trị tinh thần, truyền thống quý báu, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hình tượng những chiến sĩ cảm tử quân Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)