Hà Nội trong quá khứ gần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Hà Nội trong quá khứ gần

Không chỉ viết về Hà Nội trong quá khứ xa, Nguyễn Huy Tưởng còn viết về một Hà Nội ở hiện tại - khoảng thời gian ông sống, chứng kiến những biến cố, những sự kiện trọng đại của Thủ đô thế kỉ XX. Thời kì này đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc, của Thủ đô Hà Nội. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta. Hình ảnh Thủ đô Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến đã khơi nguồn cảm hứng cho Nguyễn Huy Tưởng viết vở kịch Những người ở lại (1948). Tác phẩm phản ánh không khí của cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến thông qua tấn bi kịch trong gia đình bác sỹ Thành - một trí thức có tài, có tinh thần yêu nước, muốn đi theo cách mạng nhưng lại lo sợ Chính phủ gạt bỏ tầng lớp trí thức, muốn tham gia kháng chiến nhưng lại sợ gian khổ, muốn được sống trong tự do độc lập nhưng lại sợ phải hi sinh. Nhưng cái để lại dấu ấn đậm nét hơn cả là nhà văn muốn nói về những người ở lại - những trai thanh, gái lịch đã anh dũng, kiên cường tham gia cuộc chiến đấu. Mặc dù tuổi còn trẻ mà tất thảy tràn đầy tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ Thủ đô dù có hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình.

Ở đề tài Hà Nội kháng chiến, với rất nhiều tâm huyết, Nguyễn Huy Tưởng dựng lên một Hà Nội hào hùng trong Sống mãi với thủ đô và Lũy hoa. Đó là Thăng Long trong hiện tại, sôi nổi trong những ngày toàn quốc kháng chiến. Viết Sống mãi với thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ nhằm diễn tả lại hai ngày đêm chiến đấu của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, sâu xa hơn tác giả muốn nói đến quá trình của từng người Hà Nội tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Cuộc kháng chiến ở Thủ đô trong những ngày đầu đã được miêu tả như một cuộc thử thách ghê gớm đối với những con người chưa hình dung được rõ chiến tranh là thế nào. Chiến tranh đến thật bất ngờ khiến nhiều người cảm thấy bỡ ngỡ. Mọi người

phải chuẩn bị một tâm thế mới bởi sẽ phải bước vào một cuộc chiến đấu quyết liệt với một kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội. Sống mãi với thủ đô đi thẳng vào trung tâm cuộc chiến đấu với khói lửa, bom đạn, với đau thương, mất mát và cả những thắng lợi ban đầu của quân dân Thủ đô. Tác giả muốn viết về sáu mươi ngày đêm của cuộc chiến đấu, với thắng lợi giòn giã của Trung đoàn Thủ đô song vì điều kiện sức khỏe của tác giả, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở tập một, với năm trăm trang tiểu thuyết. Sự dang dở của Sống mãi với thủ đô

đã được bù đắp lại khá đầy đủ ở kịch phim Lũy hoa. Vở kịch cho ta chứng kiến cuộc chiến diễn ra trong suốt sáu mươi ngày đêm, cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Hà Nội, để cùng toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch.

Sống mãi với thủ đô Lũy hoa đã chứng tỏ được tài năng nghệ thuật của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)