7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Một Hà Nội tinh tế, giàu chất thơ
Người Hà Nội có cái chất hào hoa, phong nhã. Đó là phong thái hào sảng, lịch duyệt, tự trọng, không hạ mình, không trọng tiền bạc, danh vọng mà trọng danh dự, trí tuệ, đạo lý. Điều đó thể hiện ở nhân vật Trần Văn. Anh tự học mà đỗ tú tài tây, rồi trở thành một cậu giáo trường tư. Chia tay cô người yêu Trinh đi lấy chồng, mối tình tan vỡ, sau này gặp lại Trinh, Trần Văn cũng thờ ơ, lạnh nhạt, anh thường “quay ngoắt mặt đi, thường thường làm ra vẻ khinh khỉnh
không để ý”. Bởi nghĩ về Trinh anh thấy cô là “người đàn bà tầm thường, ham
danh ham giá, khoe khoang và ích kỉ, lấy chồng vì cái bề ngoài địa vị” [35,9].
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh tự nguyện ở lại Hà Nội tham gia chiến đấu nhưng “tự đáy lòng, anh ghét chiến tranh, ghét cả cái tên của nó”.
Vẻ đẹp tinh tế của Hà Nội còn hiện lên qua những địa danh cụ thể, những khung cảnh gia đình, những căn nhà, ngõ phố mà trong tiểu thuyết
Sống mãi với thủ đô tác giả đã chú ý quan sát, miêu tả thật sinh động.
Đó là con đường Tràng Thi - một trong những con đường đẹp của Hà Nội hiện lên trong nỗi nhớ của Trần Văn: “Những hàng cây hai bên cao hơn nhà gác làm cho Hà Nội đắm trong thiên nhiên, và khi lộc non chuyển sang xanh râm, hay khi hoa phưởng nở, hay khi lá rụng thay cho tiếng ve sầu, người
ta trông thấy và nghe thấy sự tuần hoàn của vũ trụ” [35,36]. Vẻ đẹp lãng mạn,
nên thơ của Hà Nội hiện lên ở mỗi góc phố, mỗi con đường, mỗi hàng cây… Đó là vẻ đẹp lung linh của Hồ Gươm được gợi nhắc nhiều lần trong thiên truyện qua cái nhìn của nhân vật Trần Văn, Hồ Gươm không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, nó còn gắn với các sự kiện lịch sử - văn hóa của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội: “Gió lạnh Hồ Gươm phả vào mặt anh, làm cho
anh dịu dịu. Nước hồ phẳng như gương, lá cây và váng nước xanh vẩn. Hàng liễu trên bờ phía Cầu Gỗ buông rủ những mành thấp thoáng như gương. Những con đường nhỏ lượn dưới bóng những cây cổ thụ quạnh hiu, cuốn bay tài
tà áo màu còn sót lại. Cầu Thê Húc, khom khom, đã ngả màu hồng nhạt” [35,43].
Bên cạnh vẻ đẹp thanh bình, yên ả của Hồ Gươm, hình ảnh Hà Nội hiển hiện qua cái nhìn của nhân vật Trần Văn, chứa đựng trong đó tất cả niềm mến yêu Hà Nội, tiếc nuối những ngày tháng thanh bình, những thời khắc vinh quang của Hà Nội và đau xót uất ức bởi gót giày của kẻ thù đang giày xéo trên những con đường Hà Nội: “Trấn Ba Đình ủ rũ thấp xuống như bị dìm. Tất cả đều im lìm, chờ đợi. Những con rùa lịch sử, chiến thắng và hòa bình, khôn thấy bóng tăm trên mặt nước. Cả đến đàn cò, từ năm này qua năm khác, không bao giờ rời cái cây gạo thân cao thẳng vút và trắng toát cũng không xào xạc như mọi khi... Cái hồ yêu dấu như cũng cảm thấy dân tộc đang gặp
khó khăn, và lắng xuống lo âu”[35,44].
Với Nguyễn Huy Tưởng, tình yêu tổ quốc được thể hiện đầu tiên và cụ thể là tình yêu dành cho thiên nhiên - với Hồ Gươm - một trong những yếu tố mang đặc trưng của Hà Nội. Trong phiên gác đêm của mình, anh đã quan sát khung cảnh Hồ Gươm, hoài niệm về quá khứ: “Một mẩu Hồ Gươm trước mặt, những hàng liễu mơ hồ rủ xuống bờ nước đen đặc. Mấy ngọn đèn trên cổng vào cầu Thê Húc sáng le lói. Bên dãy thị chính từng ô dài ánh sáng đỏ, xanh, vàng, nhấp nháy dưới rặng cây lẩn trong đêm tối. Khí lạnh của hồ thấm vào người anh. Lòng anh dạt dào một thứ hoài cổ thường hay đến với anh…Anh bâng khuâng như sống trong quá khứ, thuở Lê Thái Tổ thắng trận đi chơi hồ, trao lại cho rùa thiêng thần kiếm đuổi giặc nay không dùng đến nữa, thuở những tao nhân mặc khách đến đấy để ngâm thơ vịnh nguyệt, xướng họa với nhau, hào hứng giữa cảnh trời xanh nước biếc của
Trong đêm đầu tiên nổ súng bảo vệ Thủ đô, tiếng bom đạn, khỏi lửa bao trùm, đèn điện vụt tắt, cả thành phố chìm trong bóng tối và Hồ Gươm cũng hòa vào bối cảnh chung của cuộc chiến: “Hồ Gươm nằm dúi dụi trong bóng tối. Bên kia bờ Hàng Trống, đen như làng xóm trong đêm khuya. Nhưng nước hồ bên
này thì rực lên vài mảng đỏ ngầu, sóng lăn tăn”. Không còn cái vẻ thanh bình
như ngày thường, Hồ Gươm giờ đây cũng lăn lộn, cũng đau thương: “Thân cây quằn quại vặn vẹo, lá thít lên đổ xuống lạo xạo. Đất rùng rùng, động đậy, thỉnh
thoảng lại như vỡ ra trong những tiếng nổ khủng khiếp” [35,275].
Có thể nói rằng mỗi mảnh đất, gốc cây, mặt hồ…gắn với bao kỉ niệm không thể phai mờ đối với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trở thành những giá trị văn hóa tinh thần đặc trưng tâm hồn người Hà Nội.
Vẻ đẹp của Hà Nội, cái hồn của Hà Nội còn kết tinh ở khu chợ lớn nhất thành phố - chợ Đồng Xuân. “Thủ đô có những nơi sang trọng như Tràng Tiền, xinh đẹp như Hồ Gươm, nhưng đông vui nhất vẫn là cái chợ ở vào trung tâm của ba mươi sáu phố phường này, mà cái tên đã đi liền với tên Hà Nội, mà người tứ xứ kéo về thủ đô đều phải tới thăm nếu không muốn để cho lòng phải ân hận khi trở ra về. Đối với người Hà Nội, và nhất là đối với những
người dân phố ở đây, chợ Đồng Xuân là một điểm tự hào” [35,145].
Giữa thời khắc thử thách quyết liệt giữa sự sống và cái chết, người dân Hà Nội vẫn không quên háo hức đón tết. Không khí chuẩn bị tết quen thuộc làm ấm lòng người. Nguyễn Huy Tưởng đã miêu tả không khí vui tươi, nhộn nhịp, đông đúc của khu chợ, một bức tranh nhiều màu sắc sinh động, thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người dân thủ đô: “Trong những ngày áp tết, cái tên Đồng Xuân càng vang động trong lòng mọi người. Đi chơi chợ tết trở nên một sự cần thiết như ăn và mặc. Người ta đi không phải chỉ để sắm sửa những thức ngon lành nhất, để thỏa mãn cái đua đòi cầu kỳ sang đẹp của người thủ đô mà còn để đón trước, và hưởng sâu cái hương vị của tết nhất đang thấm dần vào cảnh vật, vào người, vào những dãy hàng cam đỏ sáng,
những rừng hoa cúc, hoa lan, hoa lay ơn, hoa hải đường muôn hồng nghìn tía, những cành đào Nhật Tân tươi thắm như còn ở dinh đào, những cây quất của Quảng Bá, Tây Hồ, những chậu cảnh công phu của Nghi Tàm, những hàng su hào, cải bắp, súp lơ, đua tranh màu sắc với hoa quả. Tất cả hòa hợp trong cái vui rối rít mà vẫn nhịp nhàng của những tranh, những câu đối, những bao hương, bao nến, bao chè, những bánh pháo, những hộp kẹo,
hộp mứt, những chậu cá vàng” [35,144].
Hà Nội trở nên dịu dàng và nên thơ bởi hình ảnh những gánh hàng hoa của chị em phụ nữ trên các phố phường. Không biết tự bao giờ hình ảnh những bông hoa theo đôi quang gánh len lỏi khắp phố phường là một hình ảnh rất đặc trưng của Hà Nội, ta không tìm thấy ở những nơi khác. Trong thiên truyện, Nguyễn Huy Tưởng cũng miêu tả vẻ đẹp ấy “một cô gái gánh hai sọt hoa cúc vàng” [35,29] - một vẻ đẹp bình dị và rất đỗi tinh tế. Rõ ràng chỉ một gánh hàng hoa Ngọc Hà thôi tô điểm thêm cho phố phường Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ.
Vẻ đẹp của người và cảnh hòa quyện với nhau, tôn thêm nét đẹp cho nhau. Tất cả toát lên cái hồn Hà Nội - một vẻ đẹp tinh tế. “Tất cả reo lên trong tiếng ồn ào của năm chợ, trong những quần áo đủ màu của hàng trăm hàng nghìn người, từ những tơ len lịch sự của người phụ nữ Hà Nội tô điểm thêm cho hoa tết đến những vải nâu chắc nịch của người nhà quê rụt rè trước những cô hàng kiểu cách lóng lánh hoa tai, phô trương xuyến nhẫn đứng lút sau đống hàng, hoặc khinh khỉnh ngồi xem báo tết. Tất cả như cuốn đi với dòng người trong một không khí vừa tưng bừng, vừa ấm cúng, nhiều màu sắc hơn là ánh sáng, nhiều hương thơm hơn là hơi thở nồng nặc, đông đúc mà vẫn có cái gì trật tự nhã nhặn và sạch sẽ của thủ đô. Người ta bận rộn, tíu tít nhưng người ta cũng lâng lâng, phơi phới, mải miết không muốn trở ra, quẩn quanh mãi trên những lối đi chật chội, mỗi lúc một thêm ướt át, cái ướt át đặc
Quả thực một trong những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội chính là chợ Đồng Xuân. Cho nên trong bút ký Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam không quên miêu tả “cái bụng của thành phố”: “Ở đây, chúng ta được thấy các thực phẩm còn giữ nguyên hình trước khi biến thành những món xào nấu ngon lành dưới tay các đầu bếp nổi danh hay các bà nội trợ. Tất cả của ngon vật lạ các nơi đều đem đến đây, để hiến cho sự thưởng thức sành sỏi của người Hà Nội… Cho nên, nói đến chợ Đồng Xuân, tôi muốn trình bày cái hình thức khác, cái vẻ riêng tấp nập, cái không khí ồn ào, cái màu sắc đặc biệt, hơn là tính cách cùng xấu tốt của các thức ăn kia. Chợ Đồng Xuân là chợ của người Hà Nội, không giống các chợ nhà quê, mà cũng không giống các chợ Bến Thành Sài Gòn, hay Chợ Mới ở Chợ Lớn. Bạn cũng vào trong chợ một ngày phiên, và đề mắt ngắm nhìn cùng nhận xét; từ người buôn kẻ bán, cho đến những người mua; từ bác bồi bếp, cậu nhỏ, cô sen, cho đến các bà sành sỏi hay các cô thiếu nữ rụt rè sợ hớ, tất cả chừng ấy người hoạt động trước mắt ta, hình dáng phức tạp và thu nhỏ lại của xã hội người Phường
Phố. Không có bức tranh nào linh hoạt và thắm màu hơn”.
Qua những trang văn viết về chợ Đồng Xuân, ta thấy Hà Nội sôi động hơn, phong phú hơn, nhiều màu sắc hơn. Quả đúng là Hà Nội từ lâu đã là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước.
Chất lãng mạn, chất thơ còn được nhà văn thể hiện ở những đoạn văn miêu tả về vầng trăng. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết tạo nên sự thơ mộng, lãng mạn khi Hà Nội về đêm.
“Trăng hạ tuần trong vắt nằm chênh chếch và trơ trọi đằng sau phố,
trên nền trời mà các vì sao đã lạc hết, chiếu một thứ ánh sáng xanh hư hư
thực thực” [35,312]; “Mảnh trăng chiếu một thứ ánh sáng lưu luyến xuống
cái cảnh quay cuồng mù rối ấy, chênh chếch ngả mãi về sau” [35,314].
“Qua cái cửa sổ lớn của chấn song, Thu Phong lơ mơ nhìn lên trời.
Trăng lưỡi liềm trong suốt như một bìa giấy bạc, in rõ trên nền trời không gợn mây. Hai bên đuôi trăng có hai ngôi sao sáng như ngọc. Anh nghĩ: người
ta thường bảo sao bao giờ cũng xa trăng. Không hiểu vì sao đêm nay, hai ngôi sao kia ở sát trăng mà sáng như thế được. Đây là điềm gì? Điềm ta thắng hay thua? Anh là một nhà đạo gốc, nhưng từ bé đến lớn anh không tin đạo. Quái, sao lúc này anh bỗng lẩm bẩm đọc kinh, cầu trời cho Việt Nam chiến thắng. Vũ Minh cũng nhìn cái cảnh lạ lùng ấy, kêu lên một tiếng ồ khe
khẽ, rùng mình vì cái cô quạnh của trăng sao” [35,329].
“Mắt Thắng như nhìn rõ trong đêm tối. Vào đây, quen chân chú đi tìm lỗ đục tường và thọc sâu vào trong nhà. Tới một cái buồng trông ra một cái sân nhỏ, cửa sổ để lộ vầng trăng lưỡi liềm. Thắng mừng quýnh hãnh diện
mình là người trông thấy sự lạ lùng ấy đầu tiên”[35,337].
Những đoạn văn miêu tả vầng trăng khiến cho không gian rộng hơn, huyền ảo hơn, đậm chất trữ tình hơn. Nên mặc dù đang trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng tác phẩm không quá ngột ngạt, tối tăm, trái lại vẫn có những trang viết khiến ta cảm nhận được một bầu không khí lãng mạn, nên thơ. Có thể thấy trong bối cảnh Thủ đô chìm trong bom đạn, khói lửa chiến tranh, diễn ra những cảnh tượng thương tâm, Nguyễn Huy Tưởng đã đưa vào hình ảnh ánh trăng tạo nên chất thơ, chất trữ tình cho thiên tiểu thuyết. Hình ảnh vầng trăng lưỡi liềm xuất hiện là một hình ảnh đẹp, được miêu tả trong những thời khắc không khí căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh. Tuy nhiên, sự đối lập ấy càng làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của người Hà Nội. Đó là tình yêu thiên nhiên, thái độ căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình. Như vậy bên cạnh vẻ đẹp khỏe khoắn, dũng cảm, kiên cường khi đối diện với kẻ thù , Nguyễn Huy Tưởng còn miêu tả những thanh niên Hà Nội với vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn. Chính cái nguồn sáng từ ánh trăng ấy là biểu hiện cho tinh thần lạc quan cách mạng không chỉ của thanh niên Thủ đô mà sâu xa hơn là của chính nhà văn.
Sự tinh tế của người Hà Nội còn thể hiện ở tinh thần lạc quan trong cuộc sống, thái độ của họ trước thời cuộc. Thành phố đang trong những ngày tháng chiến tranh, với đầy rẫy những nguy hiểm, khó khăn, thử thách, những
cuộc tàn sát đẫm máu, phố phường đổ nát, bao trùm là những âm thanh của tiếng bom, đạn, tiếng máy bay rè rè trên các nóc nhà nhưng họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng. Bước vào trận chiến nhưng những cảm tử quân họ đã quên đi nỗi sợ hãi, lo lắng, họ đi chiến đấu, cuộc chiến một mất một còn, nhưng mang một niềm vui là được cống hiến cho Tổ quốc, được thể hiện lý tưởng cao đẹp: sống có trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng. Vang vọng đâu đây là tiếng hát của một đơn vị bộ đội đi diễu hành qua phố với bước chân rầm rập, đều đặn và oai nghiêm, họ cất cao tiếng hát: “Đi là đi chiến đấu. Đi là mang mối thù thiên thu” [35,143]. Tinh thần lạc quan cách mạng ấy như một ngọn lửa đã lan tỏa vào lòng mọi người, họ chào mừng, khích lệ đơn vị bộ đội bằng những bó hoa tươi thắm: “Một bó hoa ở trên một nhà gác ném xuống. Tiếp đến nhiều bó hoa nữa bay xuống đám chiến sĩ. Tiếng hát vẫn vang lên. Hàng ngũ bước đi hùng dũng, cuồn cuộn,
nhấp nhô, như dòng suối xanh mát giữa hai bờ oi ả” [35,143]. Các chiến sĩ
dù đang làm nhiệm vụ nhưng vẫn rất lạc quan, vui vẻ, không nao núng tinh thần, không hề sợ hãi. Trái lại ở họ toát lên cái khí thế hào hùng, quật cường của anh bộ đội cụ Hồ. Họ cầm chắc tay súng và tin tưởng vào ngày mai chiến thắng: “Vững tin ở chủ trương đường lối trường kỳ kháng chiến, các đồng chí nắm cho chắc cái phương châm để thắng lợi ấy. Trong cuộc chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc, chúng ta nhất định thắng” [35,190].
“Còn ta, về chính trị thì ta đi trên con đường dân chủ, gánh vác một
phần xây đắp hòa bình thế giới, nhất định ta được thế giới ủng hộ. Chiến đấu
để bảo vệ Tổ quốc nên tinh thần quyết tử của ta mạnh mẽ” [35,191].
Người dân Thủ đô tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, của Hồ chủ tịch, tin tưởng ở sức mạnh của toàn quân và dân Thủ đô. Đối mặt với kẻ thù lớn mạnh, trong khi đó ta thì gặp vô vàn khó khăn, song với lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, sự quyết tâm cao, chúng ta luôn có một niềm tin lớn lao về một ngày toàn thắng “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Đất nước -