Tinh thần dũng cảm chiến đấu gắn với truyền thống giữ nước của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô (Trang 56 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Tinh thần dũng cảm chiến đấu gắn với truyền thống giữ nước của

Hà Nội nghìn năm

Có thể nói bản anh hùng ca mà quân và dân Thủ đô đã viết trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là sự kế thừa và phát huy truyền thống tự cường của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Qua thời gian, con người trên mảnh đất này luôn luôn thể hiện phẩm chất tốt đẹp của mình. Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay luôn là nơi diễn ra và chứng kiến bao sự kiện lớn lao của dân tộc. Do vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng nên trong quá khứ kẻ thù đã nhiều lần tiến công đánh chiếm Thủ đô, quân và dân Thăng Long - Hà Nội cũng liên tục phải chống ngoại xâm. Ngược dòng thời gian quay trở về lịch sử của Thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng đã gợi lại những cuộc chiến, những tấm gương tiêu biểu lãnh đạo các trận đánh bảo vệ “trái tim của đất nước”.

Tầng lớp học sinh Hà Nội luôn tự hào về truyền thống yêu nước của thanh niên Thủ đô những ngày xa xưa: “Đám tang cụ Phan Chu Trinh với hàng vạn học sinh nam nữ, từ cái hồi anh chửa ra đời. Cụ cử Can mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục, ngay từ những ngày đầu thuộc Pháp, quăng chén rượu khóc cái nhục mất nước trước mặt học sinh. Rồi từ chuyện học sinh Hà Nội đánh trẻ con Tây, anh trợn trừng trợn trạo chuyển sang vụ học sinh đánh Phạm Quỳnh giữa ban ngày ban mặt ở phố Hàng Gai, xé áo sa, giẫm nát kính

Đám học sinh còn kể lại chiến tích của tuổi trẻ thủ đô ngày trước: “Hồi ấy chúng mình còn bé, nhưng các cậu có biết thằng toàn quyền Pátkiê chứ. Nó mời thằng toàn quyền Nam Dương sang Hà Nội. Nó bắt cả phố dựng cổng chào. Cái cổng chào phố Hàng Trống nhà tớ đồ sộ nhất. Hai thằng đều sắp đi qua. Mật thám culít canh như chết. Thế mà có một học sinh mới mười bảy tuổi, vào chạc bọn mình bây giờ thôi, đốt phăng luôn cái cổng chào ấy vừa lúc chúng nó sắp đến. Chổi xể cháy phừng phừng. Chúng nó phải lộn lại.

Pátkiê ta chết cay chết đắng. Mật thám, culít trơ mắt ếch, không bắt được ai

[35,17]. Những câu chuyện xa xưa như đánh thức tình yêu nước, tinh thần dũng cảm trong đám học sinh Hà Nội. Họ bảo nhau “Ngày trước còn thế nữa là học sinh Hà Nội bây giờ” [35,18]. Mặc dù vừa còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa biết mùi bom đạn chiến tranh, nhưng mỗi học sinh Hà Nội đều có cái hăm hở, sôi nổi của tuổi trẻ muốn noi gương truyền thống của học sinh Thủ đô để bảo vệ Tổ quốc. Họ luôn tự hào bốn tiếng học sinh Hà Nội. Và chắn chắn họ sẽ suy nghĩ và hành động cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của tuổi trẻ thủ đô.

Lịch sử thủ đô Hà Nội là lịch sử của những ngày kháng chiến chống quân xâm lược, những người Hà Nội họ luôn tự hào về quá khứ hào hùng của mảnh đất văn hiến, trong bối cảnh đất nước lâm nguy, âm vang của những cuộc chiến thắng lại vọng về: “Chúng ta là người Hà Nội, chúng ta phải làm gương cho toàn quốc. Hà Nội là đất chiến thắng, Hà Nội có Đống Đa, Hà Nội là đất nghĩa khí, Hà Nội có cụ Hoàng Diệu, Hà Nội là đất cách mạng, Hà Nội có vườn hoa Ba Đình. Đến lượt chúng ta bây giờ, chúng ta phải giải phóng thủ đô, như Trần Quang Khải cách đây bảy trăm năm cướp lại Thăng Long ngâm bài thơ cướp dáo; như Lê Lợi giải vây cho Đông Đô; như Quang Trung diệt tan quân Tôn Sĩ Nghị trong ngày tết chiến thắng đẹp nhất trong lịch sử

nước ta” [32,217]. Quân dân Hà Nội nêu cao những tấm gương anh hùng

Mảnh đất ghi danh người anh hùng áo vải Quang Trung với hai trận đánh lịch sử Ngọc Hồi và Đống Đa, giải phóng Kinh thành. Nhân dân Thăng Long góp phần cùng quân Tây Sơn và nhân dân cả nước tạo nên chiến thắng thần kỳ đó, hai chín vạn quân Thanh bị tiêu diệt và tháo chạy khiếp vía kinh khoàng.

Dân tộc Việt Nam chúng ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình.

Nhưng với cái chí khí quật cường mà tổ tiên ta đã hun đúc cho những anh hùng như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, dân tộc chúng ta có một

tinh thần bất khả diệt” [35,191].

Đó còn là tấm gương của cụ Hoàng Diệu tiêu biểu cho tinh thần kháng Pháp. Năm 1880, Vua Tự Đức phong Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, trấn nhậm thành Hà Nội. Ông vừa lo tổ chức bố phòng vừa lo an dân. Hai năm sau (1882), Pháp tấn công thành Hà Nội. Thế giặc mạnh, không chống cự nổi, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết nêu cao lòng trung nghĩa của mình. Học sinh Hà Nội họ nêu cao tinh thần cảm tử của cụ:

Cụ Hoàng Diệu thì hơi bi. Cụ chết nhưng thằng Pháp nó vẫn hạ được

thành Thăng Long. Mình chết nhưng không để mất Hà Nội.

Cốt nêu cái tinh thần cảm tử thôi. Lính nhà Trần thích chữ Sát Thát thì

mình viết lời thề sống chết” [35,86].

Chúng ta quyết noi gương trung liệt của cụ Hoàng Diệu tử tiết với

thành Hà Nội tám mươi năm trước, muôn đời nêu cao một bài học chính khí

chói lọi trong cuốn sử chống Pháp của dân tộc ta” [35,173].

Họ còn tự hào về địa danh Ba Đình lịch sử. Hà Nội những năm 1886 - 1887 diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình hướng ứng phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của các nhà cách mạng yêu nước là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và nhân dân huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Và tên gọi Ba Đình được đặt cho vườn hoa ngã sáu phía sau vườn bách thảo, nơi này chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Mỗi nhân vật trong truyện đều có một niềm tự hào riêng gắn bó với một truyền thống anh dũng, vẻ vang của thủ đô, họ tự hào về những cái tên Thăng Long, Đống Đa, Hoàng Diệu, Đông Kinh nghĩa thục, về cách mạng tháng Tám, về Ba Đình, về Hồ Chủ Tịch. Đi suốt chiều dài lịch sử, truyền thống anh dũng đấu tranh của người Hà Nội luôn được kế thừa và phát huy suốt từ ngày thực dân Pháp vào cướp nước ta, nhưng người Hà Nội chưa bao giờ sợ hãi, chưa bao giờ đầu hàng “Không phải tự nhiên mà có những Đông Kinh Nghĩa Thục, những phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, những đám tang Phan Thanh, những cuộc bãi khóa của học sinh trường Bưởi, bãi công của anh em thợ hãng Aviat, những cuộc biểu tình có hàng vạn nhân dân lao động tham dự, dưới lá cờ đỏ Búa Liềm ngày Quốc tế Lao động mồng Một tháng Năm 1939 v.v… Không phải tự nhiên mà hàng chục vạn người đứng lên cướp chính quyền ở Hà Nội, trước mũi súng của phát xít Nhật, hàng chục vạn người kéo đi phản đối bộ Anh dung túng cho quân Pháp trở về Nam Bộ, hàng vạn hàng triệu người hoan hô Hồ Chủ Tịch và chế độ Dân chủ cộng hòa ở

vườn hoa Ba Đình năm ngoái…” [35,186].

Trong cuộc bàn luận ở bữa tiệc sinh nhật Tân và bốn người khách giữa lúc thực dân Pháp sắp nổ súng gây chiến, câu chuyện của họ xoay quanh số phận Hà Nội trong chiến tranh, Trần Văn đã khẳng định là: “Hà Nội có chín trăm năm li ̣ch sử. Ông nên nhớ cái vinh quang của Thăng Long, Đông Đô. Nó cò n lâu đời hơn cái Paris lộng lẫy kia (…) Và Hà Nội cũng không nhục đâu, ông ạ. Nó có Đống Đa, có Đông Kinh nghĩa thục”[35,245].

Trên mảnh đất lắng hồn núi sông ngàn năm đã hun đúc truyền thống văn hiến, anh hùng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Trong những bước thăng trầm của lịch sử chống giặc ngoại xâm ấy, tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của toàn quân, dân Hà Nội đã tạo nên sức mạnh để đập tan quân thù. Những cái tên, những địa danh đã trở thành bất tử và mãi mãi là những mốc son quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

anh hùng. Thủ đô Hà Nội trong lịch sử nhiều lần chìm trong khói lửa, bom đạn chiến tranh, bị quân xâm lược chiếm đóng, tàn phá. Nhưng khi phải đương đầu với kẻ thù xâm lược, tinh thần quật cường của nhân dân Hà Nội lại trỗi dậy mạnh mẽ, họ luôn biết vươn mình, kế thừa và tiếp nối truyền thống anh hùng, cùng quân, dân cả nước viết nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử chiến đấu, bảo vệ, giải phóng Thủ đô và đất nước. Những chiến công oanh liệt đó thể hiện khí phách, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, kết tinh tài năng, trí tuệ đánh giặc, cứu nước của quân và dân Thăng Long - Hà Nội. Và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần này, quân dân Thủ đô một lần nữa giương cao ngọn cờ tự do, độc lập, bằng tinh thần dũng cảm, quyết chiến quyết thắng, tiếp nối sự nghiệp xây dựng, bảo vệ thành quả mà cha ông đã tạo dựng.

Những tấm gương tiêu biểu bảo vệ thủ đô, đó là nguồn động viên, khích lệ tinh thần to lớn đối với quân và dân Hà Nội. Thế hệ cha ông đã dũng cảm, kiên cường chống quân xâm lược giành chiến thắng, thế hệ sau lại nối tiếp truyền thống hào hùng đó, kiên cường đấu tranh dựng nên một nền văn hiến rạng rỡ. Và tinh thần yêu nước của người Hà Nội càng phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh.

Với tinh thần chiến đấu đầy quả cảm, không sợ hy sinh, lại được thư động viên của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo, quân và dân Thủ đô đã hoàn thành nhiệm vụ. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô trong hai ngày đầu chống thực dân Pháp một lần nữa thể hiện rõ “khí phách cha ông và hồn thiêng sông núi”, làm rạng rỡ thêm hùng khí đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, cốt cách, tâm hồn của người Thăng Long - Hà Nội: thanh lịch - hào hoa - yêu chuộng hòa bình nhưng cũng quật cường - bất khuất, sẵn sàng hy sinh, hiến dâng tất cả vì nền độc lập - tự do của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)