Ngôn ngữ trang nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô (Trang 94 - 96)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ trang nghiêm

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Khảo sát những sáng tác trước và sau cách mạng của Nguyễn Huy Tưởng, ta thấy nhà văn đã tạo dựng cho mình một văn phong riêng. Sử dụng ngôn từ trong sáng, giàu tính gợi hình, gợi cảm, kết hợp các thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô có sự tinh tế, trầm lắng, thanh lịch, không ồn ào, phô trương, do cảm hứng lịch sử chi phối. Viết về Thủ đô với cảm hứng lịch sử buộc nhà văn phải chọn cho mình một văn phong mang tính trang nghiêm, cổ kính. Điều đó hoàn toàn phù hợp với một Thủ đô có bề dày lịch sử ngàn năm như Hà Nội.

Tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô đã ghi lại lịch sử Hà Nội trong hai ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với các sự kiện quan trọng như cuộc tàn sát đẫm máu đồng bào ta tại ngõ Yên Ninh, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, tiếng súng báo hiệu cuộc chiến tranh bắt đầu nổ ra với những thắng lợi ban đầu của quân dân ta. Ghi lại những sự kiện lịch sử trọng đại đó của dân tộc, với ngôn ngữ trang nghiêm Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện được không khí lịch sử của những ngày kháng Pháp.

Khai thác đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng không tô hồng những sự kiện mà nhà văn tôn trọng sự thật lịch sử để từ đó có những phản ánh đúng tinh thần lịch sử thời đại. Viết về thực dân Pháp, Nguyễn Huy Tưởng đã miêu tả rất chân thực những tội ác của chúng: “Hàng ngày chúng cho quân đội nhất

là bọn lính mũ đỏ đi các phố, bắn súng chỉ thiên, bắn vào người ngoài phố, bắt cóc người, để làm cho dân chúng hoang mang và kiếm chuyện với chính phủ ta, chúng nói là ta khiêu khích rồi đòi đóng vị trí này, vị trí khác. Nhà máy điện, nhà, nhà máy nước Yên Phụ, nhà Ga, chúng đòi gác chung với bộ đội ta. Chúng cho Việt gian ngấm ngầm thủ tiêu bộ đội của chúng ta và thưởng tiền rất hậu” [32,168]. Ý đồ của thực dân Pháp đã rõ, chúng chủ trương muốn cướp nước ta thêm một lần nữa. Ngòi bút của nhà văn đã vạch trần những tội ác tàn bạo của thực dân Pháp. Viết về lịch sử với những sự thật vốn có của nó giúp nhà văn tái hiện chân thực cuộc chiến gay go, quyết liệt. Trước những hành động khiêu khích của địch, Chính phủ ta cũng đã lên kế hoạch đối phó với giặc, một mặt vận động đồng bào đặc biệt là phụ nữ, trẻ em tản cư, mặt khác đề ra kế hoạch tác chiến: “Mệnh lệnh cấp tốc của đồng chí khu trưởng vừa đưa xuống buổi chiều, cả mệnh lệnh hướng dẫn phá hoại, làm chướng ngại vật. Nhà máy điện, nhà máy nước Yên Phụ, đã bố trí một đội đặc vụ phối hợp với anh em công nhân để phá hủy ngay khi có pháo lệnh.Cầu Long biên một đội quyết tử gồm bộ đội và tự vệ chiến đấu đã có kế hoạch phá

nhịp giữa….” [32,259]. Khắp nơi nơi, phố phường trở thành chiến lũy, những

con người là những chiến sĩ cảm tử quân. Tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc bừng cháy trong mỗi người dân thủ đô. Họ chỉ chờ đợi lệnh đánh của Chính phủ là lao vào cuộc chiến.

Nguyễn Huy Tưởng đã đi vào trung tâm của cuộc chiến đấu, với tính chất quyết liệt của một cuộc chiến một mất một còn. Ngôn ngữ trang nghiêm ấy được thể hiện trong những trang văn miêu tả Hà Nội quật cường, anh dũng trong chiến đấu: “Tiếng gió vù vù làm nặng thêm, âm vang thêm những tiếng đục tường thình thịch, gấp gấp, những tiếng kê lại bàn ghế, tủ giường lục cục, rít rít, sệt sệt. Những bàn tay vô hình đang đục phá bên trong như thét vang: Chuẩn bị một nấm mồ vĩ đại để chôn chặt quân thù. Dãy phố hai bên xít lại. Các mái nhà thấp xuống. Và cả một thành phố cũ được bê lên trên gác, với

những điện, những nhà thờ, những chòi gỗ, những chữ nho, những chậu cảnh, những tường thấp quay lưng ra ngoài, những cửa sổ nhỏ như những cái lỗ, thập thò sợ sệt, cả cái thành phố cũ ấy đã bị bỏ quên, như vụt hiện về, rung

chuyển sắp đổ nhào xuống để chặn giặc” [32,101]. Các tầng lớp nhân dân tự

nguyện và sẵn sàng bước vào cuộc chiến với một kẻ thù lớn mạnh, họ đã thể hiện được bản chất của con người Việt Nam dũng cảm, kiên cường, quyết tâm cao để giành thắng lợi. Mặc dù tiểu thuyết chỉ tái hiện Hà Nội trong hai ngày đầu của cuộc chiến nhưng tác giả đã cho người đọc thấy được cái không khí chuẩn bị và những giờ phút thực sự bước vào trận chiến được miêu tả rất sinh động, chân thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)