Chương 3 MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
3.3. Giọng điệu
3.3.1. Giọng hào hùng, bi tráng
Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [6,134]. Như vậy, điểm nổi bật của giọng điệu là qua nó, nhà văn thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của chính mình. Có thể nói giọng điệu là thước đo để xác định tài năng nghệ thuật của tác giả. Trong tác phẩm văn học, không bao giờ tồn tại một giọng điệu duy nhất mà nó là sự hòa âm của nhiều giọng điệu, nó kết hợp với nhau tạo nên giọng điệu bao trùm tác phẩm. Giọng điệu cũng liên kết với các yếu tố hình thức khác của tác phẩm để góp phần hình thành nên một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn. Có thể nói giọng điệu trong tiểu thuyết Sống mãi với
thủ đôcủa Nguyễn Huy Tưởng rất đa dạng, phong phú, nhiều cung bậc, nhưng
nổi bật, ấn tượng nhất vẫn là giọng điệu bi hùng hướng đến cái cao cả, hùng tráng và giọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, khí phách con người Việt Nam cũng như sức sống và sự trường tồn của nền văn hóa dân tộc.
Trong tiểu thuyết, nhà văn sử dụng giọng văn hào hùng, bi tráng để ca ngợi những con người thủ đô anh dũng, họ có nguồn gốc xuất thân từ các tầng lớp khác nhau, từ thấp kém tới danh giá nhưng trước cuộc chiến này, họ đã đoàn kết, gắn bó với nhau cùng hướng về một mục tiêu bảo vệ thành quả cách mạng.
Giọng bi tráng được thể hiện trong những trang văn nói về những đau thương, mất mát của nhân dân Thủ đô. Cuộc tàn sát đẫm máu ở ngõ Yên Ninh với những cảnh tượng vô cùng thương tâm, đầy ám ảnh: “Tên lính tháo đôi hoa tai của người mẹ thản nhiên đút vào túi. Mặt người đàn bà trắng như một tờ giấy, thân oãi cong lên. Môi tên lính rung rung. Nó tuốt lưỡi lê, đâm gọn vào cái cổ, tay nắm tóc buông ra. Đầu người mẹ gieo mạnh xuống sàn gạch. Không một tiếng kêu. Lưỡi lê lại vung lên. Đứa con lớn đứng bên xác mẹ vừa khóc vừa đưa hai bàn tay nhỏ bé lên đỡ. Một ánh chớp loáng. Hai bàn tay vụng dại nắm chầm lấy cái lưỡi lê đâm mạnh, thọc sâu vào ngực nó” [35,50]. Chứng kiến cảnh tượng thương tâm ấy, người thanh niên không chịu nổi anh đã xông lên, đánh trả lại tên lính tàn bạo nhưng ngay lập tức anh bị bọn lĩnh mũ đỏ xuống tay tàn ác:
“Lưỡi lê đỏ máu của tên lính hung ác dứ dứ mấy cái rồn đâm phập vào cổ ằng
ặc của người thanh niên. Nó xoay nghiêng cái cổ cho máu ồng ộc chảy xuống
cái âu trầu” [35,51]. Cuộc tàn sát kéo dài đến quá trưa và cái còn lại là một ngõ
phố đổ nát, nhiều máu và nước mắt: “Chúng quăng mấy cái đầu lâu ra giữa đường và lên xe kéo về Cửa Bắc. Một chiếc máy bay vẫn lượn sát các mái nhà. Tiếng khóc thảm thiết nổi lên trong cái ngõ đổ nát và cháy rừng rực. Người ta
bới tìm xác của những người thân” [35,52]. “Tiếng máy bay ù ù, rè rè trên đầu.
Máy bay là là các mái nhà, nghiêng cánh. Tiếng súng nổ vang động cái phố yên tĩnh. Một con bé đang ăn phở bị trúng đạn, ngã xuống, bát phở văng đi(…) Hai đầu ngõ Yên Ninh bị vít lại. Những cây gỗ đã bị nhổ mang lên xe. Cái ụ đất bị san phẳng. Trọng pháo ở trong thành bắn sang yểm hộ. Ngôi chùa nhỏ ở trong ngõ đổ sụp. Hơn một chục tên lĩnh mũ đỏ rầm rập tiến vào cái ngõ vắng tanh,
bụi bốc mù rải rác mấy xác người nằm chết hai bên hè” [35,49]
Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, đã diễn ra những cảnh tượng rất thương tâm mà thực dân Pháp gây ra cho đồng bào ta: “Trên giường máu đỏ lòm phủ đầy những mảnh thủy tinh, sành sứ, một cái cùi tay của một xác người giơ lên. Một người bị thương nằm bên đang vật vã. Tấm gương lớn bên tường bị
Trong trận đánh lui đợt tấn công thứ ba và cuối cùng của địch - trận chiến ác liệt nhất kể từ lúc nổ súng, các chiến sĩ của ta cũng đã hi sinh nhiều:
“Từ cổng giữa sang cổng bên phải, không một chiến sĩ nào còn sống. Người
gục đầu trên miệng hố, người nằm ngửa trên mặt đất, người nằm sấp trên cái
thềm ximăng, đầu chúc xuống” [35, 379].
Kẻ thù đã gây ra cho đồng bào ta bao đau thương, mất mát. Những tội ác đó chẳng những không uy hiếp được quân dân Hà Nội và cả nước mà càng làm bùng lên ngọn lửa căm thù quân xâm lược của nhân dân và chiến sĩ của ta. Trần Văn đã thực sự cảm nhận được cái khốc liệt của chiến tranh: trời tối, điện tắt, cây đổ ngổn ngang, người chết phơi mình trên đường, đạn vãi, bom nổ:
“Tai anh ù ù, màng tai như vỡ ra bởi những tiếng tặc tặc, đoành đoành,
lục cục, ríu ríu xé trời, ran ran như pháo đùng, pháo tép, không chừa một khoảng không khí nào của Hà Nội. Quãng đường không xa lắm mà anh đi mãi không thấy hết, đầy bất trắc và hiểm nghèo. Bàn tay vừa mó vào xác chết
cứng còng còng. Anh rùng mình sởn gai ốc” [35,275].
Bọn giặc đã gây ra những tội ác trời không dung, đất không tha, gây cho đồng bào ta - những người dân thường vô tội phải chịu biết bao đau thương, mất mát. Trước những hành động khiêu khích ấy của thực dân Pháp, Chính phủ và nha dân ta càng nêu cao lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù, nhất định không chịu làm nô lệ, càng làm cháy lên lòng yêu nước của quân và dân Thủ đô. Với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, họ đã anh dũng bước vào trận chiến không cân sức này.
Tiểu thuyết miêu tả không khí trước trận chiến và hai ngày đầu của cuộc kháng chiến với một giọng văn hào hùng được bộc lộ ở những thời điểm cam go của trận chiến. Chúng ta đang phải đối mặt với một kẻ thù hết sức lớn mạnh, chúng đặt chân lên nước ta với lực lượng đông, đội quân tinh nhuệ, vũ khí hiện đại. Tương quan lực lượng chênh lệch lớn, song với sức mạnh tinh thần, lòng yêu nước, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù đã giúp cho toàn quân và dân ta có những thắng lợi ban đầu. Đó là tiếng súng mở màn kháng chiến từ pháo đài Láng, là trận quyết chiến ở Bắc Bộ Phủ.
“Trong bóng tối các chiến sĩ ào ạt. Bên trong có những tiếng kêu Việt Minh, mẹc, xà lù rối rít, tiếng giày chậy rầm rập, tiếng đóng cửa sầm sầm. Bên cổng phía Hàng Trống đã có những tiếng súng của các chiến sĩ bắn vào đèn đẹt. Tiếng hô xung phong vang dậy bốn bề, nhiều hơn tiếng súng bắn của các chiến sĩ (…) Tiếng súng trong nhà đã bắn ra, lựu đạn ở trên gác đã
quăng xuống giữa những tiếng reo hò của chiến sĩ” [35,434].
Bằng giọng điệu hào hùng, bi tráng độc giả có thể cảm nhận được những thắng lợi bước đầu, những chiến công oanh liệt, vẻ vang của quân và dân thủ đô: “Ở Bắc Bộ phủ, ta chống cự oanh liệt, ba đợt tấn công của giặc bằng cả bộ binh và thiết giáp đều bị đánh lui. Ba xe tăng đã bị phá hủy, một trăm giặc bị tiêu diệt. Nhà Bưu điện, Thị chính, nhà Thủy lâm vẫn do quân ta đóng. Ta đã tiêu diệt tất cả tán quân giặc ở nhà máy đèn Bờ Hồ, thu toàn bộ võ khí, bắt được một xe gíp. Bộ Giao thông công chính, bộ Ngoại giao vẫn thuộc về ta. Ta đã chiếm lại nhà máy nước đá, chiếm nhà Mejestic, đột nhập
nhà thằng Seinteny, nó đã phải trốn chạy” [35, 317]
Sau trận chiến ở Bắc Bộ phủ ta đã có những thắng lợi ban đầu: “Giặc vẫn bị vây ở trong thành. Các cửa ô, nó không ra được. Bắc Bộ phủ vẫn ở trong tay chúng ta. Năm xe tăng bị phá hủy bằng chai étxăng cờrếp”
[25,350]. Với quyết tâm cao độ, tinh thần anh dũng, kiên cường của Trung đoàn Thủ đô đã bước đầu đem lại những thắng lợi, điều đó càng có sức mạnh động viên tinh thần cho Chính phủ và nhân dân ta trong những ngày tháng tới khi ta phải đương đầu với một kẻ thù lớn mạnh, tàn bạo như thực dân Pháp.
Tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô viết về Hà Nội với sự kiện lịch sử trọng đại là những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Hà Nội đã anh hùng, dũng cảm trong chiến đấu, họ lao mình vào cuộc chiến khốc liệt dù phải hi sinh gia đình, hạnh phúc cá nhân, hi sinh tuổi thanh xuân, thậm chí cả tính mạng của mình, họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Viết về trung đoàn Thủ đô với những con người anh hùng đó thì giọng điệu hào hùng, bi tráng là hoàn toàn phù hợp.