Kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa tại một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 28 - 33)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa tại một

địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai

Nhằm hiện thực hóa Đề án: “Phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2015- 2020” của tỉnh Lào Cai từ nhiều năm nay, huyện Bắc Hà tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên cơ sở ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa, quy mô lớn.

Với chủ trương phát triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa, trong những năm qua, huyện Bắc Hà đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích, tập huấn kĩ thuật chăn nuôi cho bà con nhân dân, Qua thực tế tại các địa phương đã cho thấy nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi đã phát huy được hiệu quả tốt, đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của các hộ gia đình chăn nuôi về công tác này. Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện chiếm khoảng 40%. Sau nửa nhiệm kì thực hiện Đề

án: Phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2016-2020, đã cho thấy những dấu hiệu phát triển khả quan. Theo đó, các chỉ tiêu đặt ra về cơ bản đều “đạt” và vượt so với mục tiêu đề ra… Trong đó, có một số nội dung vượt mục tiêu của đề án như tổng đàn Dê, diện tích mặt nước, ao hồ nhỏ; thể tích nuôi cá lồng.. Trên địa bàn huyện hiện có 13 trang trại, trong đó có 2 hộ đầu tư theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Vấn đề phát triển thủy sản, nuôi cá lồng bè trên các lòng hồ thủy điện như Cốc Ly, Nậm Khánh... cũng thu được nhiều kết quả tích cực và đang được nhân rộng với trên 150 lồng, đáng chú ý là việc xây dựng các HTX nuôi cá với việc vận động nhân dân áp dụng các biện pháp kĩ thuật, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên mạng đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho lĩnh vực phát triển thủy sản của huyện.(Báo cáo KTXH, Bắc Hà)

Nhiều xã vùng cao, khó khăn của huyện đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để tập trung thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi phát triển, thay đổi nhận thức của các hộ được thể hiện rõ qua việc chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, nhiều hộ chăn nuôi đã mạnh rạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa… Một số xã còn tận dụng lợi thế mặt nước ven sông, hồ thủy điện để áp dụng mô hình nuôi cá lồng, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao... Đáng chú ý gần đây là việc nhiều địa phương đã vận động nhân dân xây dựng các mô hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác liên kết sản xuất, HTX nông nghiệp bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá, nhiều hộ gia đình đầu tư vốn, giống, thuê thêm nhân công lao động, phát triển chăn nuôi lợn đen, gà bản địa, nuôi trâu rẽ... nhờ đó đã vươn lên trở thành những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã.

Xác định để chăn nuôi phát triển “bền vững” cần nguồn vốn lớn, không phải hộ gia đình nào cũng dễ dàng thực hiện, thêm nữa việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng. huyện Bắc Hà tiếp tục quan tâm xây dựng và triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn theo định hướng hàng hóa, tạo điều

kiện cho nhân dân khi có nhu cầu xây dựng hộ để phát triển chăn nuôi được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng NN& PTNT để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, phát huy hiệu quả nguồn vốn vai ưu đãi…Các cơ quan chuyên môn của huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, rà soát, kiểm tra các điểm kinh doanh, giết mổ và các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm; phun tiêu độc khử trùng môi trường và tiêm phòng vắc-xin đàn gia súc, đầy đủ định kì hàng năm.

Có thể thấy, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo định hướng hàng hóa đã cho thấy những hiệu quả tích cực trong việc cải thiện, nâng cao điều kiện sống của các hộ gia đình, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Với những chính sách ưu đãi của nhà nước, cùng với định hướng chỉ đạo của huyện trong phát triển chăn nuôi, ngành chăn nuôi của huyện sẽ có những bước phát triển mới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện trong giai đoạn hiện nay

1.2.1.2. Kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa tại huyện Pắc Nặn tỉnh Bắc Kạn

Thực hiện Đề án tái cơ cấu chăn nuôi của tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như: Triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn nái Móng cái thuần giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết số 08/2012/NQ-HĐND ngày 16/7/2012 của HĐND tỉnh; quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tại Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015; hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa giai đoạn 2017 - 2020 theo Nghị quyết số 08/2017/QN-HĐND ngày 11/4/2017 của HĐND tỉnh…

Sau 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu chăn nuôi lợn huyện Pắc Nặm đã đạt được các thành công đáng kể trong việc đưa chăn nuôi phát triển theo

hướng hàng hóa. Sản xuất chăn nuôi của huyện đang phát triển theo hướng tích cực, giá trị sản xuất chăn nuôi ngày càng tăng.

Tổng đàn lợn của huyện Pác Nặm hiện có 32.000 con lớn nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Để phát triển đàn gia súc, huyện Pác Nặm có Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm an toàn, có sức cạnh tranh trên thị trường, trên cơ sở đó có cơ chế hỗ trợ về vốn vay, khoa học kỹ thuật, cụ thể hóa từng đối tượng, định mức hỗ trợ để tạo cơ hội cho người dân phát triển chăn nuôi. Trong năm qua, người dân ở khắp các xã trên địa huyện đã chủ động chăn nuôi lợn phát triển mang tính bền vững và chiếm tỷ trọng theo hướng tăng dần trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình chăn nuôi đã chủ động tạo nguồn thức ăn cho trâu, bò bảo, chủ động phòng chống dịch bệnh. Thu nhập từ chăn nuôi lợn kết hợp trồng trọt đạt cao..(Báo cáo KTXH, Pắc Nặn )

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Pắc Nặm đã tổ chức tuyên truyền đến từng hộ gia đình các cách thức chăn nuôi lợn bằng hình thức nuôi nhốt chứ không chăn thả tự do, nuôi heo quy mô hộ như trước do vậy hiện nay, chăn nuôi đàn lợn ở huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên phần lớn vẫn tập trung phát triển theo quy mô hộ gia đình, thời gian gần đây đã xuất hiện một số hộ chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Một số thôn bản ở vùng cao vẫn còn hiện tượng gia súc chăn thả rông gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh; thậm chí tình trạng nuôi, nhốt gia súc dưới gầm sàn nhà hoặc ngay gần nhà không đảm bảo vệ sinh môi trường...

Thời gian tới để chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi gia trại, hộ và hình thành các vùng chăn nuôi tập trung có quy mô lớn mang tính hàng hóa đáp ứng thị trường, kiểm soát dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của địa phương, huyện Pác Nặm cũng đã đặt ra một số giải pháp trong đó chú trọng đến con giống, phương thức chăn nuôi và chính sách hỗ trợ để phát triển, bám sát quy hoạch vùng chăn nuôi theo Đề án quy hoạch nông

thôn mới phù hợp với từng xã../.

1.2.1.3. Kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa tại huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa

Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế đất đai, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ kích cầu phát triển sản xuất. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại, nông hộ theo hướng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập..

Để chăn nuôi lợn phát triển theo hướng bền vững, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, những năm gần đây, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, quy mô lớn, như: Hỗ trợ 200 triệu đồng/hộ miền xuôi và 250 triệu đồng/hộ miền núi đối với hộ chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 100 nái ngoại hoặc 750 con lợn trở lên; hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ miền xuôi và 120 triệu đồng/hộ miền núi đối với hộ chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 50 đến 100 con lợn nái sinh sản hoặc 350 đến dưới 750 con lợn ngoại...(Báo cáo KTXH, Triệu Sơn )

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo cùng những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đã tạo động lực cho nhiều hộ dân phát triển, mở rộng quy mô chăn nuôi. Riêng năm 2018, toàn tỉnh đã phát triển được 13 hộ lợn có quy mô lớn và vừa. Mặc dù ngành chăn nuôi lợn huyện những năm gần đây đã có bước phát triển mới. Song, những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của địa phương. Vì vậy, để tạo ra bước đột phá trong phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, tỉnh sẽ cho xây dựng và hình thành các vùng chăn nuôi lợn ngoại hộ tập trung có tỷ lệ nạc cao theo hướng chăn nuôi công nghiệp khép kín, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Với mục tiêu xây dựng được 5 hộ quy mô lớn từ 1.000 đến 5.000 nái ngoại hướng nạc/hộ đến năm 2020 ngành nông nghiệp đã và đang xây dựng

kế hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung. Trong đó, các xã vùng thành phố, ven thành phố, khu công nghiệp sẽ được phát triển chăn nuôi lợn chất lượng cao phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu, chủ yếu chăn nuôi lợn 3 máu ngoại, dự kiến tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn chiếm 30% trong tổng số hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

Năm 2017 vừa qua, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương đầu tư xây dựng hộ chăn nuôi lợn tập trung với quy mô 7.000 con, tổng vốn đăng ký 800 tỷ đồng và diện tích được bố trí để thực hiện dự án dự kiến là 411 ha; trong đó, 10 ha sẽ được sử dụng để xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 100.000 tấn/năm, 61 ha dùng để xây dựng hộ chăn nuôi lợn có quy mô 7.000 con và diện tích còn lại sử dụng để trồng cỏ, ngô, sắn là thức ăn cho lợn và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Tin rằng, với định hướng đúng đắn cùng những giải pháp phù hợp, chăn nuôi lợn của huyện sẽ có bước phát triển vượt bậc, hình thành và phát triển được vùng chăn nuôi lợn tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)