Nhóm yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 69 - 73)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.1. Nhóm yếu tố bên ngoài

3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết, khí hậu tác động trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi, trong đó nhiệt độ ảnh hưởng rõ nét và dễ nhận thấy nhất. Nếu nhiệt độ cao quá sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn như: kém ăn, bỏ ăn vì vậy làm giảm tăng trọng và sức khỏe của con vật; nếu nhiệt độ quá thấp làm cho lợn mất thân nhiệt cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn.

Văn Bàn là huyện nằm vùng cao của tỉnh Lào Cai. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Nhìn chung khí hậu khá phù hợp cho sinh trưởng của nhiều loại cây trồng và sinh trưởng, phát triển của lợn. Bên cạnh đó, địa hình bằng phẳng là điều

Như vậy, huyện Văn Bàn có đặc điểm khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt và ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của đàn lợn.

3.4.1.2. Cơ chế, chính sách

Trong các năm qua, Nhà nước có các chính sách điều tiết thuế nhập khẩu thịt, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, các địa phương có nhiều cơ chế khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn nên đàn lợn ở hầu hết các vùng miền trong cả nước đều tăng, trong đó có tỉnh Lào Cai. Ngoài chính sách của nhà nước thì những chính sách của tỉnh Lào Cai cũng ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn của huyện và của các hộ, nhất là cơ chế chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho phép các hộ chuyển đổi, dồn điền đổi thửa để chuyển từ đất sản xuất lúa sang làm hộ chăn nuôi lợn kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Hộp 4.1. Chính sách hỗ trợ của tỉnh Lào Cai ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn nuôi lợn

“Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Văn Bàn nói riêng, đó là: chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất thời gian tối thiểu 10 năm, diện tích từ 3ha trở lên với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha; hỗ trợ mua mới với mức 2 triệu đồng/con lợn nái ngoại hậu bị cấp bố mẹ (hỗ trợ không quá 30con/người sản xuất); hỗ trợ hệ thống xử lý chất thải; hỗ trợ 100% chi phí quy hoạch chi tiết và hạ tầng trong, ngoài khu chăn nuôi tập trung có quy mô từ 1.000 lợn trở lên, với mức hỗ trợ không quá 3 tỷ đồng/khu... Hiện nay, chúng tôi cũng đang tập trung triển khai thực hiện hỗ trợ trên địa bàn theo đúng tinh thần nghị quyết.

(Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tại trụ sở UBND huyện Văn Bàn)

Bên cạnh đó, chủ trương cho lập quy hoạch khu chăn nuôi tập trung được đánh giá có mức độ ảnh hưởng lớn đến phát triển hộ chăn nuôi lợn. Lý do được đưa ra là tỉnh có cơ chế hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi tập trung theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020. Trong khi chăn nuôi hộ cần phải xa khu dân cư để tránh ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh và có điều kiện về đất đai đầu tư xây dựng chuồng trại. Chăn nuôi với số lượng lớn cần phải có đất đai và phải xa khu dân cư để hạn chế ô nhiễm mô trường do đó đòi hỏi vấn đề quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung sẽ phải đi trước và có ảnh hưởng tới việc phát triển chăn nuôi lợn.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách của nhà nước về hỗ trợ giống vật nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn được Thanh tra huyện Văn Bàn thực hiện thường xuyên, với tần suất 1 năm/đợt, mỗi đợt chọn điểm 3 xã. Qua kết quả thanh tra, đưa ra kết luận thanh tra chung cho toàn huyện, có giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa chính sách hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh công tác thanh tra, thì việc kiểm tra cũng được Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện thực hiện đối với các xã, thôn trong việc chi trả kinh phí hỗ trợ.

Tóm lại, chính sách của nhà nước nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Bàn.

3.4.1.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nói tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế xã hội trong đó có sản xuất ngành chăn nuôi. Ở những địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, giao thông, hệ thống cung cấp nước tốt sẽ tạo điều kiện chăn nuôi lợn phát triển hơn đồng thời là điều kiện nâng cao kết quả và hiệu quả chăn nuôi. Kết quả phỏng vấn ý kiến của cán bộ các cấp về hạ tầng kinh tế xã

Hộp 4.2. Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn

“Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lào Cai có cơ chế hỗ trợ cứng hóa đường giao thông nội đồng với mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/1km. Xã chúng tôi đã được cứng hóa 11km đường trục chính nội đồng, đạt 100%. Thuận lợi cho bà con phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và các hộ chăn nuôi trên địa bàn”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Lương Văn Điệp Chủ tịch UBND xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tại trụ sở UBND xã Võ Lao)

Huyện Văn Bàn được đầu tư cơ sở hạ tầng khá đồng bộ nên ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và phát triển của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.

3.4.1.4. Yếu tố thị trường

Trong quá trình chăn nuôi lợn của các hộ, các đầu vào như thức ăn, giống và công lao động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hiện nay của người chăn nuôi lợn. Trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi ngành chăn nuôi của nước ta đang phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra giá của sản phẩm thay thế cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đây cũng là sự cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn đối với ngành chăn nuôi khác. Về thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi cũng làm cho giá cả thay đổi theo thường thị hiếu tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao và khắt khe hơn nên đòi hỏi ngành chăn nuôi lợn phải nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn nhiều hơn. Do đó khi giá lợn cao, giá cả đầu vào thấp thì hiệu quả chăn nuôi lợn cao sẽ khuyến khích người chăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi, thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn phát triển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá cả lợn trên thị trường ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi lợn. Trong số các yếu tố thuộc nhóm yếu tố thị trường, yếu tố giá cả thịt lợn trên thị trường có mức độ ảnh hưởng từ rất lớn đến phát triển hộ chăn nuôi lợn.

Hộp 4.3. Giá cả lợn ảnh hưởng rất lớn đến phát triển hộ chăn nuôi lợn.

“Năm 2016, do thị trường Trung Quốc nhập thịt lợn của nước ta, nên giá lợn tăng cao, có thời điểm lên đến 58 nghìn đồng/kg thịt lợn hơi. Rất nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cũng như các hộ chăn nuôi nhỏ đã đầu tư xây dựng chuồng trại, chuyển hướng sang chăn nuôi lợn. Hiện nay, giá thịt lợn giảm mạnh do Trung Quốc không nhập nên một số hộ đã để chuồng không”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Ma Ngọc Hưng Chủ tịch UBND xã Khánh Yên Hạ,

huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tại trụ sở UBND xã Khánh Yên Hạ)

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng giá đầu ra sản phẩm có mức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các hộ chăn nuôi lợn. Đầu ra sản phẩm là khâu cốt lõi quyết định đến sự phát triển hay không phát triển của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)