Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển chăn nuôi lợn theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 33 - 35)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển chăn nuôi lợn theo

sản xuất hàng hóa tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số địa phương như Bắc Hà tỉnh Lào Cai, Pắc Nặm tỉnh Bắc Kạn, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa...có đặc điểm tự nhiên và tỉnh hình chăn nuôi lợn có nhiều điểm tương đồng với huyện Văn Bàn Lào Cai.

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, tích cực thực hiện quy hoạch vùng, tiểu vùng phát triển chăn nuôi phù hợp với đặc điểm và lợi thế của địa phương nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong vùng, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. Cần thực hiện tốt công tác quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho các hộ và nhóm hộ gia

đình phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, hiện đại để tạo ra sản phẩm đồng nhất, nâng co thị phần trên thị trường.

Thứ hai, phải xem công tác tuyển chọn giống là nhiệm vụ hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đàn lợn. Chú trọng công tác tiêm phòng dịch bệnh, nhân rộng các dự án chăn nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người nông dân dễ dàng tiếp cận và đưa các giống nuôi có năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế và tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong ngành nông nghiệp.

Thứ ba, cần kết hợp với cơ quan cấp trên để tìm kiếm thị trường ổn định, kêu gọi nhân dân đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ và hộ,

Thứ tư, khuyến khích các hộ chăn nuôi phát triển quy mô các hộ nuôi những loại giống mới đặc sản được phép nuôi như nhím, đà điểu, hươu, cầy hương, v.v… Đa dạng hoá quy mô và hình thức chăn nuôi;

Thứ tư, rất cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa từ phía ngành chuyên môn và chính quyền cấp trên. Trong đó, việc phát triển các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn, giết mổ, chế biến tập trung bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hoàn thiện các khâu kiểm soát, chứng nhận chất lượng cho sản phẩm chăn nuôi cần được quan tâm, chú trọng để không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trên bàn mà còn vươn ra thị trường khác, góp phần đưa chăn nuôi phát triển bền vững.

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi phải đồng bộ về giống, thức ăn, qui trình kỹ thuật chăn nuôi.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước trong chăn nuôi và VSATTP là vấn đề quan trọng trong thời gian tới.

Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa được xác định “đã và đang là ngành mũi nhọn trong phát triển sản xuất nông nghiệp” của huyện Văn Bàn

tỉnh Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)