Nhóm yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 73 - 75)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.2. Nhóm yếu tố bên trong

3.4.2.1. Về giống

Do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng về chất lượng nên các giống lợn nội và lợn lai khó có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, nên các giống lợn nhập ngoại và các con lai của chúng ngày càng có nhu cầu lớn từ thị trường. Giống lợn ngoại đem lại hiệu quả hơn giống lợn lai và giống lợn địa phương của các hộ chăn nuôi ở huyện Văn Bàn. Do đó giống lợn ngoại có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của hộ từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí mua con giống chiếm tới 35,61% tổng chi phí sản xuất ra 1kg lợn hơi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Việc sử dụng con giống là lợn siêu nạc, hướng nạc đang là xu thế tất yếu để đưa các hộ chăn nuôi lợn phát triển.

3.4.2.2. Về thức ăn

Thức ăn chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm lợn nên nếu thức ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng và các loại khoáng

trong quá trình sản xuất chăn nuôi lợn. Đặc biệt các giống lợn có năng suất cao cũng đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao. Nếu thức ăn kém chất lượng và không đủ dinh dưỡng sẽ làm cho lợn chuyển hóa thức ăn thấp làm cho năng suất thấp và chất lượng thấp dẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp. Do đó việc cung cấp đảm bảo nguồn thức ăn có chất lượng cao với giá thành hợp lý sẽ thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi lợn.

3.4.2.3. Về công tác thú y:

Trong công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi. Nếu việc phòng dịch bệnh mà không tốt đàn lợn sẽ dễ bị mắc bệnh như dịch tụ huyết trùng, dịch tả và ecoly, lở mồm long móng và tai xanh... có thể gây nên thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi, thậm chí bị phá sản, do đó công tác thú y phòng bệnh có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả đánh giá về công tác thú y, việc kiểm soát tốt dịch bệnh trong chăn nuôi lợn sẽ làm cho người dân yên tâm đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ đó thúc đẩy việc chăn nuôi lợn phát triển.

Hộp 4.4. Công tác thú y ảnh hưởng lớn đến phát triển hộ chăn nuôi lợn

“Trong chăn nuôi, việc tiêm phòng dịch bệnh đúng quy trình kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Chăn nuôi đầu tư vốn lớn, đặc biệt là các hộ có quy mô nuôi từ trên 100 con lợn, chỉ cần lơ là khâu tiêm phòng dịch bệnh có thể mất nghiệp. Được sự quan tâm của tỉnh, hàng năm chúng tôi có 02 đợt được cấp kinh phí hỗ trợ khử trùng tiêu độc và tiêm phòng một số dịch bệnh nguy hiểm như: Tai xanh, Lở mồm long móng, dịch tả trên đàn lợn nái, lợn đực giống. Chúng tôi cũng chỉ đạo cán bộ thú y các xã thực hiện tiêm phòng, khử trùng tiêu độc đúng quy trình. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn huyện chưa xảy ra dịch bệnh nguy hiểm nào”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Lý Văn Xuân Trưởng trạm Thú y huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tại trụ sở Trạm Thú y huyện Văn Bàn)

3.4.2.4. Về nguồn lực tài chính

Chăn nuôi lợn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chuồng trại, mua giống ban đầu, thức ăn, lao động, thú y... mở rộng quy mô, đơn cử một con lợn giống nuôi thịt giá cũng hơn một triệu đồng, do vậy muốn đầu tư một đàn lợn hay đàn lợn nái đòi hỏi vốn đầu tư lớn để phát triển.

Đặc biệt là vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn và thời gian thu hồi vốn lại khá chậm, dẫn đến việc mở rộng quy mô chăn nuôi theo phương thức công nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn. Chưa kể đến thị trường và dịch bệnh thường xuyên xảy ra có thể làm cho hộ chăn nuôi có thể kiệt quệ về vốn để tái sản xuất lại. Vốn có vai trò quan trọng để phát triển và duy trì và phát triển đầu tư chăn nuôi có hiệu quả kinh tế.

3.4.2.5. Về nguồn lực lao động

Nguồn lực lao động có vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi lợn. Nguồn lực lao động bao gồm số lượng lao động tham gia chăn nuôi và chất lượng lao động. Nếu kỹ thuật chăn nuôi lợn không bảo đảm sẽ rất dễ làm tỷ lệ hao hụt trong chăn nuôi lớn, bên cạnh đó hiệu suất chăn nuôi giảm và như vậy hiệu quả kinh chăn nuôi giảm vì vậy để phát triển chăn nuôi lợn cần phải đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết và nắm vững kỹ thuật chăm sóc về đối tượng lợn này. Ngoài ra chăn nuôi lợn cũng cần phải có lao động thủ công nên cũng tận dụng được một số lao động nhàn rỗi ở địa phương và lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả chăn nuôi lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)