5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.5.5. Giải pháp về ổn định thị trường tiêu thụ cho các hộ chăn nuôi lợn
Thị trường là một yếu tố đặc biệt quan trọng, nó có ý nghĩa sống còn của các chủ hộ của hộ chăn nuôi lợn khi sản xuất hàng hóa, nó là động lực để thúc đẩy quá trình sản xuất của chủ hộ. Các chủ hộ các hộ cần phải xây dựng thương hiệu, trong đó coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước cần có chính sách giúp cho các chủ hộ chăn nuôi tìm hiểu và mở rộng thị trường, tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm
cung cấp kịp thời cho các chủ hộ chăn nuôi về tình hình giá cả, dự báo ngắn hạn, dài hạn về xu hướng thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Từ đó giúp cho chủ hộ có kế hoạch chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Để các Hộphát triển sản xuất, vấn đề thông tin về giá đầu vào, đầu ra, khoa học kỹ thuật, vấn đề dịch bệnh nhằm giúp các hộ thêm thông tin về thị trường và định hướng trong sản xuất. Tổ chức cho các chủ hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đi tham quan, giới thiệu mô hình chăn nuôi tiên tiến để các hộ học hỏi kinh nghiệm và tích lũy kiến thức phục vụ cho chăn nuôi của hộ mình.
Tránh tình trạng phát triển chăn nuôi lợn mang tính ồ ạt, theo phong trào. Từ đó ổn định đầu ra và ổn định giá cả trong chăn nuôi, để chủ hộ chăn nuôi chủ động được đầu ra cho sản phẩm lợn. Do đó cần phải tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan trong qua trình tạo ra và bán sản phẩm của ngành chăn nuôi như xin ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các công ty bán thức ăn hoặc hợp đồng với các tổ chức cá nhân có nhu cầu (lò mổ, thu gom, nhà máy chế biến,…).
Bên cạnh liên kết bốn nhà, phát triển liên kết giữa người chăn nuôi với nhau là rất cần thiết, việc liên kết giữa những người sản xuất trên cơ sở thành lập ra các hợp tác xã chăn nuôi, tổ hợp tác chăn nuôi, câu lạc bộ chăn nuôi nhằm trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi.
Tăng cường tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tiêu thụ ở bên ngoài, bên cạnh việc tiêu thụ của sản phẩm do các tư thương và lò mổ ở địa phương cần phát triển thêm hình thức này để tăng khả năng cạnh tranh và giảm sự ép giá và lệ thuộc vào các tư thương, lò mổ ở địa phương để cho người chăn nuôi không bị thiệt hại về giá.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn đã hệ thống hoá được những lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi và phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá. Khẳng định tính khách quan và cấp thiết của phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá ở huyện Văn Bàn, gắn với vấn đề thu nhập và việc làm cho người lao động.
Luận văn đã đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá ở huyện Văn Bàn. Trong đó chăn nuôi lợn chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Do vậy phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá nhất là chăn nuôi gia súc là vô cùng quan trọng.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá:
Chăn nuôi gia súc theo hướng chuyên môn hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng người dân trong huyện vẫn đang chăn nuôi theo đặc trưng vùng, chăn nuôi theo hướng kết hợp nhằm tránh rủi ro.
Sự kết hợp đồng bộ giữa các ban ngành và công tác chỉ đạo từ trung ương đến địa phương chưa có.
Đưa ra các cơ sở khoa học của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hoá bằng việc xem xét bối cảnh kinh tế thị trường và tình hình tại địa phương. Từ đó có quan điểm và phương hướng, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá
Nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá ở huyện Văn Bàn luận văn đưa ra các giải pháp về vốn, giống, thị trường tiêu thụ, hợp tác, khuyến nông.
2. Đề nghị
Từ những thuận lợi, khó khăn, kết quả và hiệu quả đạt được qua nghiên cứu chăn nuôi lợn ở huyện Văn Bàn, để thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra,
2.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ chăn nuôi nhất là các hộ áp dụng công nghệ, tăng quy mô đầu tư, đưa giống mới vào sản xuất. Số lượng vốn cho vay phù hợp với phương án đầu tư của hộ, thời hạn vay dài với lãi suất ưu đãi, tài sản thế chấp nên bằng 20% hoặc 50% trên tổng nhu cầu vay vốn của hộ.
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ giá đầu vào của các giống lợn ngoại có chất lượng cao giúp hộ có thể đưa vào sản xuất.
Nhà nước cần phân định rõ lượng hàng tiêu thụ để thị trường tiêu thụ lợn ổn định, giá cả đầu ra ổn định để nông dân yên tâm sản xuất.
2.2. Đối với chính quyền cấp tỉnh, huyện
Tổ chức cán bộ chỉ đạo có trình độ chuyên môn thường xuyên kiểm tra đôn đốc viêc thực hiện quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn từ khâu chọn giống, thức ăn đến chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm.
Mạnh dạn thành lập hợp tác xã thu gom sản phẩm của chăn nuôi lợn đảm bảo chất lượng thịt cũng như bao tiêu được sản phẩm do nông hộ sản xuất ra.
Đầu tư đào tạo, nâng cao khả năng chuyên môn cho cán bộ thú y cơ sở cả về số lượng và chất lượng nhằm tổ chức tốt hơn mạng lưới khuyến nông cơ sở.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi. Tuyên truyền vận động bà con tham gia các lớp tập huấn và xác đình rõ tầm quan trọng của việc hiểu biết kỹ thuật trong chăn nuôi. Đồng thời ưu tiên khuyến khích phát triển mạng lưới thuốc thú y cơ sở.
2.3. Đối với các hộ gia đình
Để phát huy hiêu quả vốn tự có cũng như đồng vốn đi vay khi đầu tư vào chăn nuôi các hộ cần:
Xác định rõ chăn nuôi là ngành sản xuất hàng hoá, cần không ngừng học hỏi kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn dạn đưa công nghê, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm cho hiệu quả kinh tế cao nhất với mức đầu vào thấp nhất.
Thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài huyện qua hê thống loa, đài, sách báo để có thể áp dụng các quy mô nuôi và thời điểm xuất bán sản phẩm hợp lý, đạt hiêu quả kinh tế cao.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh trong ăn uống và chuồng trại của lợn, bò nhằm hạn chế khả năng mắc bệnh truyền nhiêm cho đàn lợn, tránh ô nhiêm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, ưu tiên đầu tư xử lý chất thải bằng hố biogas, kết hợp phát triển kinh tế VAC.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVIII, Báo cáo chính trị của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVIV trình tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIV.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII tại Đại hội IX.
3. Báo các tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp từ năm 2013 đến năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn.
4. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2013 đến năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn.
5. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2013 đến năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn.
6. Bộ Chính trị (1998), Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn.
7. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
8. Bộ NN & PTNT (2000), Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn, NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Chính phủ (1993), Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
10. Chính phủ, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
11. Dung Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp nông nghiệp nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Bộ (2016), Phát triển trang trại chăn nuôi lợi thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ, Học viên nông
nghiệp Việt Nam
14. Nguyễn Thị Hải Yến (2018), Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Kinh tế chính
trị, Luận án tiến sĩ, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
15. Nguyễn Thị Hoa (2017), Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản
xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ,
Đại học Nông Lâm
16. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Đình Hương, Mai Ngọc Cường (2000), “Tổ chức sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nước ta”, Tạp chí Kinh tế
và phát triển, (34), 12 - 17.
18. Nguyễn Lân (2010), Từ điển và từ ngữ Việt Nam, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Đình Nam (2000), Phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn. NXB
Khoa học xã hội.
20. Phạm Xuân Thanh, Lương Thị Dân và Mai Thanh Cúc (2014). "Phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Khoa học
và Phát triển, 12(5): 769-778.
21. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông nghiệp
nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Bùi Xuân Sơn (1995), "Công nghiệp hóa để thúc đẩy nông nghiệp và sản xuất hàng hóa phát triển", Tạp chí Lịch sử Đảng số 1, Hà Nội.
23. Báo cáo kinh tế xã hội huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai các năm 2016, 2017, 2018.
24. Báo cáo kinh tế xã hội huyện Pắc Nặn tỉnh Bắc Kạn các năm 2016,
2017, 2018.
25. Báo cáo kinh tế xã hội huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa các năm 2016,
2017, 2018.
26. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định về việc hỗ trợ lãi suất cho các
tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh, Lưu trữ
Văn phòng Thống kê Pháp chế.
27. Trần Đình Thao (2013). Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn: lý luận và
thực tiễn, NXB Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
28. Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.
29. Trương Thị Tiến (2009), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Lào Cai (2015), Một số chỉ tiêu tổng hợp nhanh phiếu điều tra hộ, Lưu trữ Cục Thống kê tỉnh
Lào Cai.
31. Viện Kinh tế nông nghiệp (2015), Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về