Thị trường tiêu thụ lợn của các hộ chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 67 - 69)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3. Thị trường tiêu thụ lợn của các hộ chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa

Qua điều tra chúng tôi thấy rằng, tiêu thụ sản phẩm lợn của các hộ tập trung chủ yếu qua 2 kênh: i) hộ bán cho tư thương thu gom, ii) Hộ chăn nuôi lợn thị bán trực tiếp cho cơ sở giết mổ. Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy rằng để thịt lợn đến được tay người tiêu dùng thì phải qua rất nhiều khâu trung gian. Điều này đã trực tiếp làm giá thịt lợn lên cao khi đến tay người tiêu dùng.

Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của huyện Văn Bàn

Trong hai kênh tiêu thụ thịt lợn của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện thì kênh thứ nhất là kênh được các hộ trong huyện sử dụng nhiều hơn cả, chiếm 90,00%% trong tổng cơ cấu, kênh thứ hai chiếm 10,00%. Lý do là vì từ lâu các hộ chăn nuôi lợn trong huyện là tự chủ động trong sản xuất và tự tìm kiếm người tiêu thụ. Họ thường chọn khách hàng quen thuộc là các cơ sở giết mổ, tư thương trong vùng đặt hàng theo đơn. Các tư thương thu mua trực tiếp từ các hộ và cung cấp thịt lợn cho người tiêu dùng, hoặc các tư thương giao hàng cho người bán lẻ, rồi từ người bán lẻ sẽ đến với người tiêu dùng.

Cơ sở giết mổ (người giết mổ, lò mổ tập trung) Người bán buôn Trang trại chăn nuôi lợn thịt Tư thương

thu gom Người

bán lẻ Người tiêu dùng 90,00% % 10%

bàn huyện phần lớn là tư thương, về hình thức mua bán chủ yếu là không có hợp đồng. Qua đó ta có thể thấy, hình thức mua bán phụ thuộc vào khách hàng chính của các hộ chăn nuôi lợn.

Thị trường tiêu thụ thịt lợn của huyện là tương đối lớn và đa dạng, ngoài phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện, thịt lợn trong huyện còn cung cấp cho các thị trường khác ngoài huyện. Thịt lợn của huyện được tiêu thụ tại các chợ lớn nhỏ trong huyện và ngoài huyện, các khu công nghiệp ở thành phố Vĩnh Yên, Hà Nội, Lào Cai. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lợn chủ yếu là do tư thương thu mua và phần lớn là không có hợp đồng nên giá cả bấp bênh, thường là chủ hộ là người chịu thiệt. Như vậy, muốn phát triển chăn nuôi lợn nhanh và bền vững thì các cơ quan chức năng cũng như người dân trong huyện cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến khâu tiêu thụ thịt lợn, đảm bảo thị trường ổn định để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

Bảng 3.14. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi lợn Chỉ tiêu ĐVT Xã Khánh Yên Hạ Dương Quỳ Xã Võ Lao Bình quân chung 1. Khách hàng chính của trang trại

Tư thương thu gom % 90 93,33 83,33 88,89

Cơ sở giết mổ (người

giết mổ, lò mổ lớn) % 10 6,67 16,67 11,11

2. Hình thức mua bán

Không có hợp đồng % 100,00 96,67 93,33 96,67

Có hợp đồng % 0,00 3,33 6,67 3,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016)

Trong những năm qua giá cả lợn có sự biến động, không ổn định, tăng giảm mạnh từ 41.000 đồng/kg - 58.000 đồng/kg. Giá thịt lợn hơi thường cao vào những tháng mùa đông và đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán do nhu cầu về thịt lợn tăng để phục vụ cho mùa cưới xin và dịp tết, còn

các tháng mùa hè nhu cầu sử dụng thịt thấp dẫn tới giá thịt lợn hơi xuống thấp. Với sự biến động về giá cả đầu vào và giá thịt lợn hơi trên thị trường thường xuyên thay đổi tăng/giảm thất thường khiến người chăn nuôi lợn gặp phải khó khăn lớn. Sự khác biệt về giá giữa các tháng trong năm có xu hướng không rõ rệt, tuỳ thuộc vào từng năm, trong khi biến động giá thịt lợn mùa có sự khác biệt nhỏ cho từng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)