Giải pháp về mở rộng quy mô hộ chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 75 - 76)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.5.1. Giải pháp về mở rộng quy mô hộ chăn nuôi lợn

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho kinh tế hộ sản xuất hàng hóa lớn, tập trung với các điều kiện và yếu tố sản xuất theo hướng công

Phát triển hộ với quy mô phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của các chủ trang trại; khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ nhỏ cùng loại hình gắn kết lại với nhau trong tổ chức tiêu thụ nông sản.

- Chăn nuôi hộ tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát được dịch bệnh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là tại khu vực nông thôn. Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức hộ tách khỏi khu dân cư, an toàn dịch bệnh và bảo đảm môi trường sinh thái.

- Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình thức chăn nuôi hộ chăn nuôi lợn khác nhau: Hộ chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ hộ đầu tư); hộ gắn với vùng chăn nuôi lợn tập trung (có nhiều chủ hộ đầu tư); hộ chăn nuôi tổng hợp.

Chăn nuôi lợn theo hình thức hộ tập trung đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao. Áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Phát triển mạng lưới doanh nghiệp, các hộ và hộ chăn nuôi lợn để đẩy mạnh liên kết, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm lợn.

Khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi lợn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 75 - 76)