5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Để có được đầy đủ thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá đáp ứng yêu cầu của mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành từng bước và sử dụng nhiều phương pháp thu thập số liệu:
* Thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Đó là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp, các chính sách đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, kết quả sản xuất nông lâm nghiệp và các thông tin số liệu như:
+ Các công trình khoa học và tác phẩm nghiên cứu liên quan đến tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp hàng
hóa ở trong và ngoài nước.
+ Các tài liệu tổng kết, báo cáo hàng năm của các cơ quan cấp huyện Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra trực tiếp thông qua hệ thống chứng từ sổ sách, tài liệu đã được công bố, phương pháp chuyên khảo hoặc thông qua các cuộc phỏng vấn các chuyên gia nông nghiệp, các lão nông tư điền, chủ hộ và hộ sản xuất giỏi.
Đề tài đã sử dụng phương pháp: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA): và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với nông dân tại điểm nghiên cứu, khuyến khích giúp đỡ và gợi mở tạo cơ hội cho người dân trao đổi bàn bạc đưa ra những kinh nghiệp và những khó khăn, nguyện vọng, kế hoạch và giải pháp để phát triển sản xuất cho gia đình cũng như cộng đồng thôn bản.
* Thu thập số liệu sơ cấp
+ Dùng phiếu điều tra kinh tế hộ chăn nuôi lợn: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn được các hộ nuôi lợn trong mỗi thôn xã.
Mục đích của điều tra, kinh tế hộ nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như chính sách, lao động, việc làm, khó khăn trong sản xuất... đặc biệt là mô hình và phương hướng phát triển sản xuất chăn nuôi lợn ở hiện tại và tương lai trong từng hộ. Thông qua phiếu điều tra
Phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu sau: Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị được tiến hành làm thử trước hết ở một số ít hộ, sau đó được chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và cuối cùng là dùng để điều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân được chọn. Số liệu thu thập được thông qua điều tra và được kiểm tra lại.
Số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng chủ yếu đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn tại các hộ và các hộ xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như là
cơ sở để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm đưa ra các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện
Thu thập thông tin sơ cấp bằng phỏng vấn các chuyên gia bằng bảng hỏi và khai thác chuyên sâu về các vấn đề chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa