Trình độ quản lý và kỹ thuật của chủ hộ chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 60 - 63)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.5. Trình độ quản lý và kỹ thuật của chủ hộ chăn nuôi lợn

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện, các cơ quan, ban ngành thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cũng như các lớp tập huấn về phòng dịch bệnh cho người chăn nuôi. Trong năm 2018, Trạm Thú y và phòng NN&PTNT huyện đã mở được 05 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, kỹ thuật chọn giống và phòng dịch bệnh đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện. Ngoài ra, các công ty về thức ăn chăn nuôi, công ty thuốc thú y cũng tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh chuồng trại và cách xử lý khi có dịch bệnh; tổ chức cho các chủ hộ đi tham quan các mô hình sản xuất giỏi ở trong và ngoài tỉnh.

Các chủ hộ chăn nuôi theo hướng hàng hóa luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn để nâng cao hiểu biết về kỹ thuật nuôi, cách phòng và trị các dịch bệnh cho đàn lợn. Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành ở địa phương thường xuyên tuyên truyền trên truyền hình và hệ thống loa truyền thanh ở các xã, thôn xóm cho người dân được biết và nắm rõ hơn về tình hình diễn biến của một số dịch bệnh để người dân có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Bảng 3.9. Các lớp tập huấn kỹ thuật cho các chủ hộ chăn nuôi theo hướng hàng hóa

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lớp tâp huấn 9 13 16

- Phòng NN&PTNT và Trạm

Thú y huyện tổ chức 5 9 11

- Các tổ chức, doanh nghiệp 4 4 5

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn (2018)

Mức độ áp dụng khoa học công nghệ và tiếp cận các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật mới ở các hộ chăn nuôi lợn còn khá phong phú, một phần do trình độ hiểu biết của chủ hộ, một phần do các kênh thông tin kỹ thuật đa dạng. Đây là điều kiện tốt để hộ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình sản xuất mới vào sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất của hộ.

Trong khâu phổ biến kỹ thuật đến người chăn nuôi luôn có những tác động thực tế đến hiệu quả ngành chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Hiện nay, công tác này do rất nhiều cơ quan, đơn vị tiến hành. Đó là các cơ quan Khuyến nông, các đơn vị kinh doanh giống, vật tư chăn nuôi, các đơn vị liên quan. Cùng với đó là phổ biến về kỹ thuật nuôi lợn theo hướng hàng hóa đang được các hộ chăn nuôi cũng như các cấp chính quyền trên địa bàn quan tâm. Các kỹ thuật về chuồng trại, tiêm phòng bệnh, kỹ thuật về chăn nuôi theo hướng hộ được phổ biến sâu rộng đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Các chủ hộ cần phải chủ động tiêm phòng cho đàn lợn khi có đợt tiêm theo kế hoạch của UBND huyện.

3.2.6. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Bàn

Công tác thú y ở huyện Văn Bàn được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật thú y có trình độ và am hiểu thực tế. Người chăn nuôi lợn được

tư vấn cách sử dụng thuốc có hiệu quả, chủ động trong phòng chống dịch bệnh. Trong 3 năm qua, huyện đã thực hiện hỗ trợ 100% kinh phí tiêm phòng vắc xin Tai xanh, Lở mồm long móng và Dịch tả cho đàm lợn nái ngoại và lợn đực giống, bên cạnh đó còn thực hiện hỗ trợ phun khử trùng tiêu độc cho tất cả các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn. Quản lý giám sát dịch bệnh được thường xuyên, vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được thực hiện đồng bộ, vì vậy trong vòng 3 năm gần đây dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được khống chế, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra như lở mồm long móng trên trâu, bò, tai xanh và dịch tả trên đàn lợn, cúm gia cầm trên đàn gia cầm.

Bảng 3.10. Lịch trình tiêm phòng dịch bệnh cho lợn tại huyện Văn Bàn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 BQ/năm

1. Tiêm vắc xin lợn nái, lợn đực giống

LMLM Liều 502 7053 7755 636,67

Dịch tả lợn Liều 355 418 474 462,33

Tai xanh Liều 300 738 763 567,00

2. Phun khử trùng tiêu độc lượt hộ 443 3583 4520 4182,00

Nguồn: Trạm Thú y huyện Văn Bàn (2018)

Theo kết quả khảo sát 90 hộ chăn nuôi lợn ở các xã nghiên cứu cho thấy hầu hết các hộ đều rất quan tâm đến việc giữ vệ sinh chuồng trại cũng như tiêm phòng dịch bệnh trong sản xuất chăn nuôi lợn. Số lần tiêm phòng cho lợn của các hộ cũng khá cao, ở mức 3,7 lần/lứa, tập trung chủ yếu tiêm phòng một số bệnh thường gặp như: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả, Tai xanh. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc tiêm phòng, chữa trị bệnh được phần lớn chủ hộ thuê cán bộ thú y xã, huyện thực hiện, số còn lại là các chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất và được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn thú y, họ tự mua thuốc về tiêm phòng và điều trị cho lợn khi mắc bệnh. Tính bình quân chung có 73,33% số hộ thuê cán bộ thú y tiêm và điều trị bệnh, 26,67% số hộ tự tiêm phòng và chữa các bệnh thông thường ở lợn.

Bảng 3.11. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Khánh Yên Hạ (n= 30) Dương Quỳ (n= 30) Võ Lao (n= 30) Bình quân (n= 90) Công tác thú y

Số lần tiêm phòng/ lứa/ năm Lần 3,29 3,83 3,82 3,70

Số lần mắc bệnh/năm Lần 1,00 1,17 1,07 1,08 BQ số lợn chết/năm Con 2,07 2,50 2,61 2,45 Hình thức chữa bệnh Tự tiêm % 28,57 27,78 25,00 26,67 Thuê cán bộ thú y % 71,43 72,22 75,00 73,33 Mức độ tiêm phòng Thường xuyên % 85,71 100,00 100,00 96,67

Không thường xuyên % 14,29 0,00 0,00 3,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 60 - 63)