5. Bố cục của luận văn
3.5.1. Những kết quả đạt được
Để triển khai thực hiện có hiệu quả luật NSNN trong công tác kiểm soát chi, KBNN Phú Lương đã chuẩn bị chu đáo trên nhiều mặt từ việc sắp xếp, bố trí lại bộ máy; trang bị cơ sở vật chất; tổ chức nghiên cứu, tập huấn cho công chức Kho bạc về Luật NSNN sửa đổi; tổ chức hội nghị khách hàng để triển khai về quy trình, thủ tục, và những điều kiện cần thiết trong cấp phát NSNN đối với đơn vị sử dụng NSNN. Qua đó công tác kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Phú Lương đã mang lại những kết quả cụ thể sau:
- Qua công tác kiểm soát chi thường xuyên, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chi NSNN cũng được quy định rõ ràng hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN. Cụ thể, đã tăng cường được tính chủ động của cơ quan tài chính trong việc tham mưu với các cấp chính quyền địa phương trong điều hành NSNN; KBNN, từ chỗ chỉ đơn thuần chấp hành xuất quỹ NSNN theo lệnh chuẩn chi của cơ quan tài chính hoặc đơn vị sử dụng NSNN, đến nay đã chuyển sang thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo thực tế chi tiêu của đơn vị, đảm bảo các khoản chi phải đúng chế độ quy định; Về phía đơn vị sử dụng NSNN cũng đã tăng cường được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn
vị trong quá trình chi tiêu. Từ đó, các đơn vị sử dụng NSNN không còn tự do rút tiền để chi tiêu như trước đây, mà chỉ khi nào có nhu cầu chi thực sự và có đầy đủ các điều kiện chi theo qui định thì Kho bạc mới xuất quỹ NSNN. Thông qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Lương, một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng NSNN làm tốt công tác phê duyệt quyết toán các nguồn vốn NSNN, công tác lập duyệt, phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp, thời hạn nhập dự toán, gửi dự toán chi đến KBNN ngày một đúng hơn, chất lượng dự toán đã được nâng cao đáp ứng tương đối chính xác các nhiệm vụ chi của các đơn vị sử dụng NSNN.
- Đối với lĩnh vực chi NSNN, một trong những văn bản quan trọng để KBNN Phú Lương thực hiện kiểm soát chi NSNN là thông tư 161/2012/TT - BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ 15/11/2012) về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, thông tư này ra đời đã cơ bản giải quyết được những điểm chưa phù hợp như:
+ Đã bổ sung trách nhiệm của Cơ quan Tài chính đối với trường hợp chi trả theo hình thức lệnh chi tiền; trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị SDNS đối với các khoản mua sắm nhỏ lẻ dưới 20 triệu đồng đơn vị chỉ lập bảng kê chứng từ thanh toán, không phải gửi hợp đồng, hóa đơn, các chứng từ liên quan đến KBNN.
+ Đã loại bỏ dự toán quý, nhu cầu chi quý; khắc phục tình trạng số dư tạm ứng của các đơn vị sử dụng NSNN tại KBNN tồn tại qua các năm; cho phép tạm ứng theo hợp đồng hoặc không quá 30% dự toán đã bố trí cho khoản chi mua sắm sửa chữa đó
+ Cho phép thanh toán không dùng tiền mặt theo hình thức thẻ “tín dụng mua hàng” cho các khoản mua sắm bằng “thẻ”..
- Cùng với việc đảm bảo kinh phí NSNN được sử dụng đúng mục đích, thanh toán đúng đối tượng, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Lương đã luôn thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm soát chi, chấp hành
nghiêm quy trình kiểm soát chi, thực hiện công khai quy trình kiểm soát chi tại trụ sở làm việc và thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị giao dịch trên địa bàn hiểu rõ và tuân thủ thực hiện, tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN góp phần vào việc kiểm soát chặt chẽ, nâng cao ý thức chấp hành và sử dụng kinh phí NSNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN.