5. Bố cục của luận văn
1.5.1. Kinh nghiệm trên thế giới
1.5.1.1. Cộng hòa Pháp
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Cộng hòa Pháp đã và đang thực hiện công cuộc cải cách mạnh mẽ nền hành chính Nhà nước, Luật Ngân sách năm 2001 được xem như một dấu ấn quan trọng trong lịch sử của nước Pháp vì nó dẫn đến những thay đổi sâu sắc toàn bộ cơ cấu tài chính công cũng như sự vận hành của hệ thống Nhà nước từ thể chế chính trị đến quản lý hành chính.
- Cải tiến các công cụ quản lý, cung cấp thông tin thông qua việc sửa đổi MLNSNN, cải cách kế toán công chi tiêu ngân sách có phòng quản lý các khoản chi liên đến tiền lương, các khoản chi thường xuyên khác.
Kinh phí NS được phân bổ theo mục đích của các khoản chi và được cấp phát trọn gói NS theo chương trình. Chiến lược, mục tiêu, chỉ số và các kết quả cần đạt được sẽ được xây dựng cho từng chương trình và được trình bày trong Bản cam kết hiệu quả chương trình NS được đánh giá bởi Ủy ban Kiểm toán liên bộ các chương trình.
Kế toán viên công có trách nhiệm kiểm soát và thực hiện khoản chi nếu đủ điều kiện và sẽ từ chối chấp thuận, tạm ngừng chi trả do những nguyên nhân không có đủ kinh phí, không đúng mục đích chi, thiếu nguồn vốn, thiếu kiểm ấn của kiểm soát viên tài chính nếu kiểm này là bắt buộc. Kế toán có quyền theo dõi kiểm tra khoản chi của chuẩn chi viên trước khi thực hiện chi.
Với luật NS mới, Quốc hội đã được cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể và có hệ thống các mục tiêu chiến lược và các kết quả dự kiến đạt được trong thực hiện các chính sách của Nhà nước.
1.5.1.2. Hoa Kỳ
Để hỗ trợ việc thực thi cơ chế quản lý chi thường xuyên Ngân sách theo kết quả đầu ra, Tổng thống Hoa Kỳ đã thực hiện một số biện pháp.
- Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình chi tiêu ngân sách, tình hình và kết quả hoạt động của các cơ quan Chính Phủ.
- Trong cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, một trong những vấn đề quan trọng là cần phải xác định một cách rõ ràng đầu ra là gì? Kết quả là gì? Tiếp đó là phải xây dựng được hệ thống chỉ số đo lường đánh giá đầu ra, kết quả. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá này bao gồm cả các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính một cách rõ ràng, toàn diện và nhất là có khả năng thực thi trong thực tế.
1.5.1.3. Một số kinh nghiệm bài học quốc tế được rút ra
Từ kinh nghiệm quản lý ngân sách của các nước Pháp và Hoa kỳ, có thể nói rằng vấn đề hiệu lực, hiệu quả chi tiêu ngân sách trong cơ chế quản lý NSNN được thực hiện phổ biến là phương thức quản lý chi thường xuyên ngân sách theo kết quả đầu ra.
Trong cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, một trong những vấn đề quan trọng là cần phải xác định một cách rõ ràng đầu ra là gì? kết quả là gì? Tiếp đó là phải xây dựng được hệ thống chỉ số đo lường đánh giá đầu ra, kết quả. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá này bao gồm cả các chỉ tiêu định lượng
và các chỉ tiêu định tính một cách rõ ràng, toàn diện và nhất là có khả năng thực thi trong thực tế.