Vai trò của KBNN trong quá trình kiểm soát chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước phú lương (Trang 25 - 29)

5. Bố cục của luận văn

1.2.5. Vai trò của KBNN trong quá trình kiểm soát chi NSNN

Tại điều 56 Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định: “Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị quan hệ ngân sách quyết định chi gửi KBNN, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi NSNN khi có đủ các điều kiện quy định”; đồng thời tại điểm 1, Điều 55 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP cũng quy định “Các đơn vị quan hệ ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí”.

Trên cơ sở Luật của quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 18/3/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Năm 2012, Thông tư số 79/2003/TT-BTC đã được thay thế bởi Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Qua đó Kho bạc Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng từ khâu lập, phân bổ dự toán Ngân sách đến khâu cấp phát, thanh toán và quyết toán chi Ngân sách Nhà nước. KBNN trở thành “trạm gác cuối cùng” được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.

Với nhiệm vụ này, KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi, bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện được cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí sai mục đích, không hiệu quả, KBNN được phép từ chối thanh toán. Thông qua đó KBNN đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng công quỹ quốc gia được chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Như vậy nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên được giao cho KBNN là thật sự cần thiết.

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một quá trình liên quan đến tất cả các cấp, các ngành và nhiều cơ quan đơn vị. Đồng thời nó cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:

Một là, yếu tố thể chế, pháp lí. Trong nhóm yếu tố này, Luật Ngân sách nhà nước được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ yếu để kiểm soát NSNN nói chung và kiếm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng.

Luật NSNN qui định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lý quỹ NSNN, kiểm soát và kế toán các khoản chi NSNN.

Hai là, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ sở không thể thiếu để KBNN kiểm soát các khoản chi tiêu từ NSNN. Để công tác kiểm soát chi có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dung NSNN.

Ba là, dự toán NSNN. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

Bốn là, tổ chức bộ máy và thủ tục, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi. Bộ máy kiểm soát chi phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khối lượng các khoản chi phải qua kiểm soát. Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý chi tiêu NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN. Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát chi thường xuyên, quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ thục hành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc trình tự công việc được thực hiện một cách khoa học đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận.

Năm là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi. Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố quyết định chất lượng công tác kiểm soát chi. Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độ

chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình kiểm soát chi.

Sáu là, trang thiết bị cơ sở vật chất như máy móc, phương tiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của cán bộ, công chức.Với việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, sẽ đẩy nhanh tiến độ làm việc cũng như hiệu quả công việc, qua đó nâng cao kỹ năng làm việc cũng như sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại.Giúp cán bộ, công chức tiếp cận giải quyết công việc kịp thời, nhanh chóng. Bên cạnh đó hiện đại hoá công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác KSC NSNN qua KBNN. Ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào hoạt động KBNN sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đến toàn bộ hoạt động quản lý quỹ NSNN. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi khối lượng chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng lớn và nhiều, thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn. Hạ tầng công nghệ lớn mạnh, hiện đại và an toàn là cơ sở cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa KBNN, cơ quan tài chính và đơn vị sử dụng ngân sách, giúp cho giao dịch ngày càng thuận tiện, tăng tính minh bạch đối với công tác KSC, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách.

Bảy là, ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Nếu thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ… từ đó giúp cho việc kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình

trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát.. gây lãng phí thời giờ và công sức. Do vậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước phú lương (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)