Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước phú lương (Trang 36 - 38)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó đưa ra được những nhận

xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và đánh giá số liệu về hiệu quả hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2016. Từ những nhận xét, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi từ đó đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Lương.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Một số đại lượng được sử dụng: Trung bình mẫu (mean)

Số trung vị (median)

Độ lệch chuẩn, hay độ lệch

2.2.3.3. Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian

Sử dụng phương pháp phân tích theo dãy số thời gian với khoảng cách theo thời kỳ trong dãy số 1 năm, 2 năm, 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Phú Lương

Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i ) với công thức: ∆i = Yi - Y1 ; i = 1,2,3,...

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

Tốc độ phát triển có hai loại: tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc.

Công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn (ti) phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

ti = Yi⁄ Yi -1 ; i=2,3,4..n

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Yi - 1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

Tốc độ phát triển định gốc (Ti) dùng phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian tương đối dài:

Công thức tính như sau: T = Yi ⁄ Y1 ; i=2,3,..n

Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

Tốc độ phát triển bình quân (t) được dùng để phản ánh mức độ tốc độ phát triển liên hoàn.

Tốc độ tăng giảm định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian được tác giả sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để phân tích sự thay đổi của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước phú lương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)