Sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước phú lương (Trang 29 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.4. Sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách

nhà nước qua Kho bạc nhà nước

Việc tăng cường kiểm soát chi NSNN xuất phát từ những yêu cầu khách quan. Cụ thể như sau:

Một là, tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhằm phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật NSNN sửa đổi. Luật NSNN và nhiều văn bản quy phạm pháp luật sau đó đã có những điều chỉnh, sửa đổi rất căn bản đối với hoạt động NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng. Vì vậy, KBNN cũng phải đổi mới cơ chế kiểm soát chi nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cho phù hợp với Luật NSNN sửa đổi và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hai là, yêu cầu đặt ra là các khoản chi NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.

Ba là, việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc nhà nước nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực của các đơn vị sử dụng ngân sách; đồng thời, phát hiện những kẽ hở trong quản lý để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung kịp thời, làm cho cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Bốn là, tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu NSNN còn phổ biến. Phần lớn các đơn vị hưởng kinh phí NSNN luôn có xu hướng xây dựng

dự toán chi cao hơn nhu cầu thực tế và trong quá trình chấp hành dự toán thì luôn tìm cách sử dụng hết phần kinh phí đã được cấp mà không chú trọng đến tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN, từ đó dẫn đến các khoản chi sai chế độ, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức… Thậm chí, một số đơn vị nguỵ tạo chứng từ để hợp thức hoá các khoản chi sai chế độ. Vì vậy, KBNN cần phải có giải pháp tăng cường kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi sai chế độ của đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quản lý và sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước phú lương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)