Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình​ (Trang 34)

Việc ứng dụng cơ chế TCTC đối với BVCL là một tất yếu do yêu cầu phát triển đặt ra. Tuy nhiên, nó sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực tới hoạt động của bệnh viện.

1.2.3.1. Tác động tích cực

Việc xây dựng cơ chế TCTC theo hƣớng tăng cƣờng quyền tự chủ và những quy định trong nó phù hợp với quy luật vận động của các phạm trù kinh tế, tài chính, XH… thì có tác động tích cực tới sự phát triển của bệnh viện, bao gồm:

Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh cho bệnh viện, nó góp phần cải

thiện, nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động khám chữa bệnh trong bệnh viện. Bởi vì, khi đó bệnh viện muốn giữ vững và nâng cao uy tín, danh tiếng của mình thì phải chú trọng tới việc tổ chức các hoạt động của mình. Từ khâu

thăm khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân đều phải đƣợc sắp xếp, tổ chức một cách cẩn thận, khoa học, tránh hiện tƣợng vì chạy theo doanh số giƣờng bệnh mà bắt bệnh nhân nhập viện ồ ạt, không thăm khám kỹ lƣỡng, cẩn thận. Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, cơ chế TCTC sẽ thúc đẩy bản thân bệnh viện buộc phải đổi mới nội dung, quy trình, cách thức làm việc đảm bảo cập nhật đƣợc xu thế phát triển của thời đại để phục vụ ngƣời bệnh đƣợc tốt nhất. Muốn tạo ra nguồn thu, bệnh viện phải tích cực chủ động mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chất lƣợng cao, tăng cƣờng liên doanh liên kết, xã hội hóa với các tổ chức, cá nhân trong việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp tới ngƣời bệnh những dịch vụ chất lƣợng nhất. Mặt khác, cơ chế TCTC sẽ khuyến khích và bắt buộc bệnh viện không những đầu tƣ về cơ sở vật chất mà còn đầu tƣ phát triển đội ngũ bác sỹ, y tá giỏi về chuyên môn, y đức, có thể thích ứng, bắt nhịp với những ứng dụng y học hiện đại trong và ngoài nƣớc để phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn, góp phần hoàn thành tốt hơn nữa sứ mệnh lƣơng y cao cả của mình.

Hai là, thúc đẩy bệnh viện nâng cao hiệu quả hoạt động, từ khâu

chuyên môn, chỉ đạo khám chữa bệnh đến các hoạt động về tổ chức hành chính, công tác kế toán tài chính tại bệnh viện, khuyến khích cơ chế làm việc hiệu quả, làm giảm thất thoát, lãng phí cho bản thân bệnh viện và nguồn lực xã hội. Trong khi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, từ việc nhỏ đến việc lớn (mua sắm thƣờng xuyên đến sắp xếp tổ chức...) đều phải trải qua các bƣớc thủ tục hành chính phức tạp, bệnh viện phải báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền, gây tốn kém về thời gian, kinh phí thực hiện. Giao quyền TCTC sẽ giúp cho bệnh viện năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Nếu mọi việc đều phải trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định thì gây ra tâm lý ỷ lại, thiếu trách nhiệm của ngƣời thực hiện, không quan tâm tới sự tiết kiệm, hiệu quả của nguồn lực đầu tƣ, bởi khi có

vấn đề thì cơ quan cấp trên có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết. Giao quyền TCTC và mọi hoạt động đều gắn với trách nhiệm thì bệnh viện sẽ làm việc có hiệu quả, có năng suất hơn; nhƣ vậy sẽ làm giảm chi phí kiểm tra, kiểm soát của quá trình thực hiện.

Ba là, thúc đẩy việc tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho đội ngũ bác sỹ, y tá và cán bộ, công nhân viên trong toàn bệnh viện, tạo động lực để họ yên tâm tập trung vào công việc, củng cố đƣợc lòng tin, uy tín của bệnh viện, thu hút thêm bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh, tạo cơ hội liên doanh liên kết, XHH với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, mở rộng thêm nhiều lại hình dịch vụ chất lƣợng cao để tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện.

1.2.3.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực của cơ chế TCTC, cũng có thể xảy ra những tác động tiêu cực, bao gồm:

Một là, mục tiêu XHH về khám chữa bệnh của bệnh viện có thể bị ảnh

hƣởng. Vì nếu những qui định trong cơ chế không đảm bảo sự minh bạch, chặt chẽ, để xảy ra việc quá đề cao quyền TCTC nhƣng không làm rõ trách nhiệm, biện pháp quản lý đi kèm thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự thống nhất, sự công bằng và tiến bộ XH. Nó dễ tạo ra cơ chế khuyến khích bệnh viện vì lợi ích mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội (với bệnh nhân, đội ngũ bác sỹ, ngƣời lao động trong bệnh viện và sự phát triển KT-XH của đất nƣớc…), mà chỉ tập trung vào việc cung ứng các dịch vụ đáp ứng cho những ngƣời có khả năng chi trả, làm cho ngƣời nghèo sẽ mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng. Điều này đặc biệt diễn ra khi bệnh viện áp dụng biện pháp tăng viện phí và tăng mức thu của các loại hình dịch vụ để tăng nguồn thu. Để đảm bảo cơ hội khám, chữa bệnh bình đẳng cho mọi ngƣời dân thì Nhà nƣớc và các tổ chức XH cần có những chính sách hỗ trợ,

giúp đỡ những bệnh nhân nghèo thông qua chính sách hỗ trợ nhƣ miễn giảm viện phí cho ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, các chƣơng trình tình nguyện nhƣ: hiến máu tình nguyện, quên góp của hội chữ thập đỏ…

Hai là, có thể xảy ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các các bệnh

viện có cùng chuyên môn trên địa bàn hoặc trong phạm vi lân cận với các bệnh viện công lập. Nguyên nhân là do muốn thu hút bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, các bệnh viện thƣờng đƣa ra những ƣu đãi khác nhau; trong đó, có biện pháp giảm viện phí, giảm giá dịch vụ khám chữa bệnh... Khi các mức thu giảm sẽ làm cho bệnh viện thiếu hụt nguồn thu, buộc phải cắt giảm thời gian, nội dung, chƣơng trình khám chữa bệnh, cắt giảm một số dịch vụ đi kèm dẫn tới giảm chất lƣợng, ảnh hƣởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Ba là, có thể làm nảy sinh khuynh hƣớng bệnh viện vì chạy theo lợi nhuận, chạy theo nguồn thu dẫn tới vi phạm các quy định, quy chế, đạo đức nghề nghiệp trong hệ thống các bệnh viện y tế. Vì nguồn thu, vì lợi nhuận, bệnh viện có thể sẽ tăng cƣờng mở rộng quy mô khám chữa bệnh; yêu cầu ngƣời bệnh phải thực hiện thêm một vài loại dịch vụ hay quy trình khám chữa bệnh không cần thiết. Chẳng hạn, khám tai mũi họng bệnh viện chỉ định cho đi chụp X-quang…, điều này gây tâm lý hoang mang trong bệnh nhân, gây lãng phí tài sản của nhân dân.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập.

Tự chủ tài chính đƣợc coi là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các ĐVSNCL nói chung và BVCL nói riêng nhằm phù hợp với cơ chế thị trƣờng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện TCTC, bệnh viện sẽ chịu ảnh hƣởng của một vài nhân tố chủ quan và khách quan.

1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan

Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố chủ quan nhƣ:

* Chiến lược mở rộng phát triển của bệnh viện;

Đây là nhân tố có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng, thúc đẩy bệnh viện đề ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng các nguồn lực tài chính ngoài nguồn thu từ viện phí. Bệnh viện đã tăng cƣờng khai thác, tìm kiếm các đối tác hợp tác LDLK, tranh thủ nguồn vốn XHH, huy động từ chính CBVC và ngƣời lao động trong bệnh viện để mở rộng thêm một số hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh chất lƣợng cao nhƣ dịch vụ giƣờng bệnh theo yêu cầu, dịch vụ chụp city scanner với máy móc trang thiết bị hiện đại, hoạt động hiệu quả để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Nhờ đó mà nguồn thu tại đơn vị ngày càng tăng, góp phần cải thiện thu nhập cho ngƣời lao động trong bệnh viện đồng thời có tích lũy tạo nguồn đầu tƣ trang thiết bị hiện đại hơn nữa phát triển, mở rộng trong tƣơng lai. Chiến lƣợc mở rộng phát triển bệnh viện giúp tăng thu từ đó giảm gánh nặng cho NSNN vốn đang hạn hẹp, tăng thêm tính tự chủ của bệnh viện trong thực hiện các nhiệm vụ. Trong quá trình phát triển tại các bệnh viện công thì đây là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị.

* Trình độ quản lý, tổ chức bộ máy; năng lực, nhận thức của đội ngũ CBVC và người lao động trong trong toàn bệnh viện.

Công tác tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ, y bác sỹ và ngƣời lao động trong bệnh viện có ảnh hƣởng quan trọng trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện. Với bộ máy gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, quản lý thống nhất từ trên xuống dƣới; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, các bộ phận; bố trí lao động phù hợp với trình độ, năng lực; tinh giản lao động thừa hoặc làm việc không hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu

quả hoạt động của đơn vị, thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi, cải thiện đời sống của CBVC trong toàn bệnh viện.

Song song với việc phát triển trình độ chuyên môn, thì nhận thức của đội ngũ CBVC và ngƣời lao động trong bệnh viện cũng ảnh hƣởng không nhỏ trong việc thực hiện theo cơ chế TCTC. Cần phải thay đổi trong suy nghĩ và hành động của cả lãnh đạo bệnh viện cũng nhƣ đội ngũ y bác sỹ, phải coi ngƣời bệnh là khách hàng của mình. Nếu bệnh viện phục vụ không tốt, nhân viên y tế phục vụ không chu đáo thì ngƣời dân sẽ lựa chọn khám chữa bệnh ở một bệnh viện khác, bởi hiện nay những ngƣời có thẻ BHYT có thể đến bất cứ bệnh viện nào trong cùng tuyến huyện và từ năm 2021 sẽ liên thông tuyến tỉnh. Khi bệnh nhân không đến nữa thì sẽ không có nguồn thu và bệnh viện càng rơi vào khó khăn. Làm sao để khi ngƣời bệnh đến, họ và gia đình hài lòng, là thách thức không nhỏ đối với bệnh viện hiện nay.

* Chất lượng khám, chữa bệnh; thái độ phục vụ bệnh nhân của đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện;

Muốn thu hút càng nhiều bệnh nhân có nhu cầu đến khám chữa bệnh tại đơn vị, giúp tăng nguồn thu thì bên cạnh việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, chất lƣợng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ chăm sóc bệnh nhân cũng là một trong những nhân tố tác động hàng đầu. Bệnh viện cần chú trọng trong việc phát triển, đào tạo chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý; phát triển chuyên môn kỹ thuật đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân, bởi nếu chuyên môn yếu, bệnh viện sẽ phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên thì sẽ mất nguồn thu.

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, bản thân bệnh viện cũng có tính chất gần giống doanh nghiệp là cung cấp dịch vụ ra ngoài xã hội, vì vậy phải luôn coi trọng khách hàng “bệnh nhân” nhƣ thƣợng đế, coi trọng chất lƣợng khám chữa bệnh, có thái độ săn sóc phục vụ nhiệt tình bệnh nhân để họ cảm thấy an

tâm tin tƣởng bệnh viện, luôn lựa chọn bệnh viện là ƣu tiên khi có nhu cầu khám chữa bệnh.

* Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và khám chữa bệnh tại bệnh viện

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lƣợng sản xuất, là một trong những chìa khóa mở ra sự phát triển kinh tế xã hội. Làm chủ công nghệ là một đòi hỏi tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện. Công nghệ và thiết bị phù hợp sẽ quyết định đến năng suất lao động, chất lƣợng dịch vụ, hiệu quả đào tạo và giảm các loại chi phí có liên quan. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến vào khám chữa bệnh giúp tăng hiệu quả hoạt động quản lý, tránh thất thoát trong quá trình thực hiện. Vì thế việc ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong bệnh viện là một trong những nhân tố quyết định tới sự phát triển của bệnh viện trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính.

* Cơ chế quản lý của bệnh viện

Việc tổ chức quản lý thu, chi tại bệnh viện có thực hiện tốt, tăng hiệu quả quản lý thì mới có thể giảm thất thoát, lãng phí cho bệnh viện và tạo nhiều nguồn thu cho bệnh viện. Hiện nay, việc quản lý thu - chi tại bệnh viện vẫn còn tồn tại tình trạng thất thoát nhƣ thất thu trong khám chữa bệnh ngoại trú, đặc biệt là các dịch vụ khám và xét nghiệm, thất thu trong điều trị nội trú; Việc thực hiện các khoản chi còn chƣa thực sự hiệu quả, hợp lý, gây lãng phí nguồn lực.

Để việc thực hiện tự chủ về tài chính mang lại hiệu quả cao thì công tác tổ chức quản lý thu chi tại bệnh viện cần phải:

+ Về nguồn thu: Phải tổ chức lập kế hoạch, dự toán thật khoa học, chính xác và kịp thời. Đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp đối với các nguồn thu viện phí, thu dịch vụ và các khoản thu khác để tránh tình trạng thất thoát nguồn thu.

+ Về các khoản chi: bệnh viện cần phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức; thƣờng xuyên phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi để đạt đƣợc hiệu quả và tiết kiệm trong việc quản lý các khoản chi tại bệnh viện.

* Công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của bệnh viện.

Trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại những sai sót khó tránh khỏi làm ảnh hƣởng đến hoạt động của bệnh viện nhƣ chế độ chính sách, quản lý thu chi tài chính, hạch toán nhầm lẫn, sai sót nghiệp vụ. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát tại bệnh viện là điều rất cấp thiết. Hệ thống kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính của bệnh viện gồm kiểm soát nội bộ và việc kiểm soát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền ngoài đơn vị nhƣ là việc kiểm tra của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan thuế…Việc kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên sẽ giúp đơn vị phát hiện kịp thời các sai sót và có biện pháp khắc phục, xử lý, giúp cho việc sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp vào việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện.

1.2.4.2. Các nhân tố khách quan

Ngoài các nhân tố chủ quan, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập cũng chịu ảnh hƣởng bởi nhân tố khách quan nhƣ:

* Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Là đơn vị do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập, có chức năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, vì vậy hoạt động của bệnh viện công lập cũng chịu ảnh hƣởng bởi các chủ trƣơng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ các chính sách thu một phần viện phí (1989), Pháp lệnh Hành nghề y dƣợc tƣ nhân (1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về bảo hiểm y tế (1992), chính sách miễn, giảm viện phí cho ngƣời có công với nƣớc, ngƣời nghèo (1994), chính sách “xã hội hóa” và giao quyền

tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập ít nhiều cũng chịu ảnh hƣởng bởi các chính sách này.

Cơ chế quản lý tài chính do Nhà nƣớc ban hành bao gồm xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)